Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh (Trang 32 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Kết quả khảo sát

1.4.5.1. Về phía giáo viên

*Kết quả thăm dò ý kiến giảng dạy của giáo viên

Sau khi tiến hành khảo sát giáo viên, chúng tôi tổng hợp lại ý kiến được thể hiện trong bảng thống kê:

Kết quả thu về được mô tả ở các bảng như sau:

Bảng 1.1 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 1

Dễ Phù hợp Khó Rất khó

Bảng 1.2 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 2 Hoàn toàn không

khả thi Không khả thi Khả thi Rất khả thi 1/9 (Chiếm 11%) 3/9 (Chiếm 33%) 5/9(Chiếm 56%)

Bảng 1.3 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 3

Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng 1/9(Chiếm 11%) 2/9(Chiếm 22%) 6/9(Chiếm 67%) Bảng 1.4 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 4

PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề 3/9 Chiếm 34% PPDH hợp tác 2/9 Chiếm 22% PPDH vấn đáp 2/9 Chiếm 22% PPDH thuyết trình 1/9 Chiếm 11% PPDH nghiên cứu trường hợp điển hình 1/9 Chiếm 11%

Bảng 1.5 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 5

Không quan trọng Ít quan trọng Quan trọng Rất quan trọng 2/9 (Chiếm 22%) 2/9 (Chiếm 22%) 5/9 (Chiếm 56%)

Bảng 1.6 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 6

Học lý thuyết 1/9 Chiếm 11% Làm bài tập 1/9 Chiếm 11% Cả hai hình thức trên 7/9 Chiếm 78 %

Bảng 1.7 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 7

Cho học sinh giải nhiều bài tập 0/9 Chiếm 11% Phân loại từng dạng và phương pháp giải 1/9 Chiếm 11% Hệ thống lại các kiến thức có liên quan để áp

dụng vào giải bài tập

Bảng 1.8 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 8 Hoàn toàn không dễ

nhớ Không dễ nhớ Dễ nhớ Hoàn toàn dễ nhớ 2/9 Chiếm 22% 4/9(Chiếm 45%) 2/9(Chiếm 22%) 1/9(Chiếm 11%)

Bảng 1.9 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 9 Hoàn toàn không

đồng ý Không đồng ý Đồng ý Hoàn toàn đồng ý 0/9 (Chiếm 0%) 1/9 (Chiếm 11%) 5/9(Chiếm 56%) 3/9(Chiếm 33%)

Câu 10: Không góp ý.

Qua kết quả thống kê trên, chúng tôi nhận thấy rằng:

- Đa số giáo viên đều cho rằng việc áp dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh vào dạy học chủ đề phương trình đường thẳng là khả thi (có đến 89%) trong khi chỉ có 11% đánh giá là không khả thi. Điều đó cũng tương đồng với kết quả khảo sát việc sử dụng các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như các PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề, PPDH vấn đáp, PPDH nghiên cứu trường hợp điển hình, PPDH hợp tác,…vào dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng là 89%, trong khi chỉ có 11% là sử dụng PPDH khác. Đồng thời có đến 89% ý kiến đồng ý cho rằng việc áp dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo vào dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng sẽ đem lại hiệu quả cao hơn các phương pháp dạy học truyền thống.

- Khi khảo sát tầm quan trọng của việc tổ chức dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo cho học sinh có đến 78% ý kiến giáo viên cho rằng quan trọng và rất quan trọng.

- Khảo sát mức độ ghi nhớ của học sinh đối với chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng, có đến 67% ý kiến GV cho rằng phương pháp tọa độ trong mặt phẳng là không dễ nhớ với học sinh, điều đó cũng là một trở ngại với khả năng tập

trung và hứng thú học tập cho học sinh khi phải tiếp thu quá nhiều kiến thức trong một thời gian ngắn.

Tóm lại, qua kết quả khảo sát chúng tôi nhận thấy việc áp dụng những phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học Chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng là rất cần thiết, đem lại hứng thú học tập và tư duy tích cực cho học sinh.

1.4.5.2. Về phía học sinh

*Kết quả khảo sát và nhận xét về thái độ, ý thức học tập của học sinh đối với môn toán

Sau khi tiến hành khảo sát 80 học sinh, chúng tôi tổng hợp lại ý kiến được thể hiện trong bảng thống kê:

Bảng 1.10 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 1

Giỏi Khá Trung Bình Yếu

SL TL SL TL SL TL SL TL

15/80 19% 20/80 25% 35/80 44% 10/80 12%

Bảng 1.11 Bảng thống kê kết quả khảo sát các câu 2, 3, 5, 6

Câu khảo sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý 2 35/80 (44%) 30/80 (37,5%) 10/80 (12,5%) 5/80 (6%) 3 17/80 (21%) 30/80 (37,5%) 25/80 (31%) 8/80 (10%) 5 50/80 (63%) 20/80 (25%) 9/80 (11%) 1/80 (1%) 6 8/80 (10%) 28/80 (35%) 35/80 ( 44%) 9/80 (11%)

Bảng 1.12 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 4 với học sinh

Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú Hoàn toàn không hứng thú

Bảng 1.13 Bảng thống kê kết quả khảo sát câu 7 với học sinh

Rất thích Thích Bình thường Không thích

20/80 (25%) 40/80 (50%) 19/80 ( 24%) 1/80 ( 1%)

Câu 8: Khi khảo sát về những khó khăn khi học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng có 40/80 (50%) ý kiến là phần chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng khó nhớ các công thức, dễ nhầm lẫn giữa vectơ chỉ phương và vectơ pháp tuyến; có 8/80 (10%) ý kiến không biết vận dụng công thức để giải các bài tập nâng cao, có 5/80 (6,3%) gặp khó khăn ở việc viết phương trình tiếp tuyến với đường tròn; 27/80 (33.7%) không ý kiến.

Câu 9: Khi được hỏi về giáo viên cần làm gì để tạo hứng thú cho học sinh khi dạy về chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng thì có 38/80 (48%) lượt ý kiến, các ý kiến của học sinh rất đa dạng và phong phú nhưng đa phần là giáo viên nên đưa thêm nhiều ví dụ; giáo viên nên tạo nhiều cơ hội để học sinh có cơ hội thể hiện mình trong quá trình dạy; giáo viên tăng điểm cộng cho học sinh giải bài tập đúng để tăng phần hứng thú trong buổi học;…

Câu 10: Không có lượt ý kiến khác nào.

Từ kết quả thu được như trên, chúng tôi nhận thấy rằng trong quá trình học về chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:

+ Tỉ lệ học sinh nhiệt tình đóng góp ý kiến cho các câu hỏi mà giáo viên đưa ra là 82% cùng với 59% học sinh đánh giá bạn mình nhiệt tình đóng góp ý kiến với các câu hỏi mà giáo viên đặt ra. Điều đó chứng tỏ học sinh cũng rất hứng thú hợp tác với giáo viên trong việc học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng cũng như việc tiếp thu kiến thức mới trên lớp.

+ Kết quả khảo sát cũng cho thấy học sinh rất hứng thú với cách tổ chức hình thức học tập theo nhóm mà trong đó các thành viên cùng nhau hợp tác để giải quyết một vấn đề chung mà giáo viên đưa ra (có 75%). Như vậy, học sinh hoàn toàn thích thú với hình thức học tập “mới” (hình thức học tập mà phát huy được tính tích cực

của học sinh) mà giáo viên hướng dẫn. Với hình thức học tập mới đó đã giúp học sinh thấy tự tin ở bản thân nhiều hơn và hiểu bài kĩ hơn, thực tế đã có 88% ý kiến đánh giá như vậy.

+ Tỉ lệ học sinh cho rằng chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng là phần kiến thức dễ hiểu và dễ học đối với học sinh là 45% so với 55% ý kiến trái chiều.

+ Các em cũng đã nhiệt tình bày tỏ những khó khăn cũng như những góp ý chân thành của mình khi học về chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng để giáo viên có thể nắm bắt được những suy nghĩ cũng như có phần điều chỉnh phương pháp dạy sao cho phù hợp hơn với học sinh.

Nhìn chung, học sinh rất hào hứng với các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh mà giáo viên áp dụng trong các tiết dạy, việc tăng cường áp dụng các phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh là vấn đề cần thiết và thường xuyên, đòi hỏi người giáo viên phải chủ động sáng tạo nhiều hơn.

Tóm lại: Dựa vào quá trình tìm hiểu thực tế tại Trường THPT Trần Văn Thời, huyện Trần Văn thời, tỉnh Cà Mau, tôi rút ra kết luận sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng hình học 10 theo hướng phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)