8. Cấu trúc của luận văn
1.3. Tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong quá trình dạy học chủ đề
phương pháp tọa độ trong mặt phẳng
1. Chủ đề “Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng” được giới thiệu trong chương 3 sách giáo khoa Hình học 10.
1.3.1. Tính tích cực và sáng tạo của học sinh được thể hiện qua quá trình dạy bài phương trình đường thẳng.
- Trong bài phương trình đường thẳng giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm để học sinh phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình tiếp cận khái niệm vectơ chỉ phương của đường thẳng, học sinh có thể chủ động tích cực tham gia các hoạt động do giáo viên tổ chức, từ các hoạt động đó học sinh có thể phát biểu theo suy nghĩ của mình về khái niệm vectơ chỉ phương. Tương tự đối với phương trình tham số của đường thẳng giáo viên tổ chức hoạt động nhận biết đưa ra được phương trình tham số.
- Đối với nội dung vectơ pháp tuyến và phương trình tổng quát của đường thẳng giáo viên tổ chức hoạt động dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề. Giáo viên đưa ra tình huống có vấn đề tổ chức hoạt động cho học sinh nhận biết vectơ pháp tuyến của đường thẳng , nếu n0
và n
vuông góc với VTCP của thì n
là VTPT của .
- Hoạt động nhận biết phương trình tổng quát thông qua tích vô hướng của hai vectơ, học sinh đưa ra biểu thức tọa độ liên hệ giữa vectơ n( ; )a b
và vectơ
0
M M
từ đó chỉ ra phương tình tổng quát ax by c 0 với a,b không đồng thời bằng 0.
2. 1.3.2. Tính tích cực và sáng tạo của học sinh được thể hiện qua quá trình dạy bài phương trình đường tròn.
3. - Trong bài phương trình đường tròn tính tích cực của học sinh thể hiện qua việc học sinh chủ động thực hiện hoạt động do giáo viên tổ chức. Vấn đề đặt ra là trong mặt phẳng toạ độ cho đường tròn tâm I(a;b), bán kính R có thể tìm được dạng phương trình của đường tròn tâm I(a;b), bán kính R hay không? Học sinh tích cực thảo luận đưa ra phương trình đường tròn từ biểu thức vectơ IM2 R2
4. - Học sinh tích cực, sáng tạo trong giải bài tập lập phương trình đường tròn, tìm tâm và bán kính của đường tròn, viết được phương trình tiếp tuyến của đường tròn, chủ động đưa ra nhiều cách giải theo hướng mới, sáng tạo.
1.3.3. Tính tích cực và sáng tạo của học sinh được thể hiện qua quá trình dạy bài phương trình Elip.
- Thông qua hoạt động quan sát hình ảnh thực tế, học sinh chủ động nhận biết về đường Elip, định nghĩa được đường elip, giáo viên tổ chức hoạt động hướng đến việc tích cực trong giải bài tập về lập phương trình đường elip khi biết một số yếu tố cần thiết của elip đó. Xác định độ các đỉnh, tiêu điểm, tiêu cự và độ dài các trục của elip đưa ra một số cách giải sáng tạo.