Tổ chức thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực giải các bài toán có nội dung thực tiễn thông qua dạy học giải bài tập đại số và giải tích 11 (Trang 81)

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.3. Tổ chức thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm được thực hiện tại trường THPT Trần Hưng Đạo, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Thực nghiệm tiến hành ở 2 lớp là 11A5 và 11A7. Đây là hai lớp có học lực về môn Toán là tương đương nhau. Đối tượng chủ yếu là HS trung bình. Cụ thể như sau:

Lớp Số học sinh yếu Số học sinh trung bình Số học sinh khá, giỏi

11A5 6 24 5

11A7 6 24 4

Lớp thực nghiệm: Lớp 11A5 có 35 học sinh. Giáo viên dạy lớp thực nghiệm là thầy Đỗ Văn Hoàng.

72

Lớp đối chứng: Lớp 11A7 có 34 học sinh. Giáo viên dạy lớp đối chứng là cô Nguyễn Việt Hà.

Thời gian thực nghiệm sư phạm: Tháng 12 năm 2018, tháng 4 năm 2019. 3.4. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Đánh giá định tính dựa vào ý kiến nhận xét, đánh giá của các giáo viên, học sinh tham gia các giờ thực nghiệm sư phạm và phiếu lấy ý kiến học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

Đánh giá định lượng dựa vào kết quả 3 bài kiểm tra ở 2 lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm

Sau mỗi tiết dạy, chúng tôi tiến hành phát phiếu thăm dò ý kiến của HS, các phiếu này không yêu cầu HS phải ghi tên. Các phiếu đều do lớp trưởng phát ra và thu vào rồi tổng hợp sau đó nộp lại cho GV để đảm bảo tính khách quan của kết quả.

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CỦA HỌC SINH SAU TIẾT DẠY Câu hỏi 1: Em tự đánh giá mình hiểu bài được bao nhiêu phần trăm?

Lựa chọn Số lượng Phần trăm

LớpTN Lớp ĐC LớpTN Lớp ĐC a. Trên 70% 12/35 8/34 34,3% 23,5% b. Từ 50% đến 70% 19/35 16/34 54,3% 47,1% c. Dưới 50% 4/35 10/34 11,4% 29,4%

73

Câu hỏi 2: Em có thích thầy (cô) dạy có đưa một số ví dụ thực tiễn không?

Lựa chọn Số lượng Phần trăm

LớpTN Lớp ĐC LớpTN Lớp ĐC

a. Nên dạy thường xuyên 22/35 14/34 62,9% 41,2% b. Chỉ nên dạy một số tiết 10/35 11/34 28,6% 32,4% c. Không thích phương pháp dạy này 3/35 9/34 8,6% 26,5%

Câu hỏi 3: Các vấn đề và các bài toán mà thầy (cô) đưa ra có vừa sức với em không?

Lựa chọn Số lượng Phần trăm

LớpTN Lớp ĐC LớpTN Lớp ĐC

a. Phù hợp 21/35 17/34 60% 50%

b. Quá khó 13/35 16/34 37,1% 47,1%

c. Quá dễ 1/35 1/34 2,86% 2,94%

Câu hỏi 4: Em có thích thú với tiết học này không?

Lựa chọn Số lượng Phần trăm

LớpTN Lớp ĐC LớpTN Lớp ĐC

a. Rất thích 23/35 17/34 65,7% 50%

b. Không thích 3/35 7/34 8,6% 20,6%

74

Kết quả ở bảng trên cho thấy:

Nhìn chung lớp thực nghiệm sư phạm có không khí học tập sôi nổi hơn, học sinh có hứng thú học tập và tích cực hoạt động hơn so với lớp đối chứng. Tuy nhiên vẫn có những học sinh hiểu chưa được 50% bài giảng. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến kết quả đó, trong đó một yếu tố là trong lớp có những em HS còn yếu, tiếp thu chậm.

Ở lớp thực nghiệm sư phạm học sinh học tập sôi nổi hơn, tích cực suy nghĩ. Sự tương tác giữa các học sinh trong lớp, giữa giáo viên và học sinh cao hơn so với lớp đối chứng.

Ở lớp đối chứng, nhiều học sinh không liên hệ được bài toán đang làm với bài toán đã làm trước đó, mặc dù chúng cùng loại.

Ở lớp thực nghiệm, đa số học sinh hiểu và vận dụng được ngay công thức đã được học để làm bài tập GV giao. Còn ở lớp đối chứng, nhiều học sinh còn lúng túng khi sử dụng các công thức đó.

Ở lớp thực nghiệm, đa số học sinh đều hăng hái, tích cực làm bài tập mà giáo viên giao về nhà, ý thức và thái độ tự học tốt hơn lớp đối chứng.

3.5.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm

Sau mỗi tiết học, để đánh giá kết quả học tập của học sinh, chúng tôi đều dành thời gian là 20 phút để kiểm tra học sinh với đề bài như sau:

ĐỀ 1 (Kiểm tra ngay sau khi ôn tập về quy tắc đếm)

75

Ma trận đề kiểm tra:

Đề bài:

Câu 1 (3 điểm): Một lớp học đàn organ có 5 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Hỏi cô giáo có bao nhiêu cách chọn 2 học sinh trong đó có 1 nam và 1 nữ để biểu diễn trong lễ tổng kết năm học.

Câu 2 (4 điểm): Cho tập hợp A0;1;2;3;4;5;8. Từ các chữ số thuộc tập A có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên:

a) Có 3 chữ số khác nhau.

b) Là số chẵn và có 3 chữ số khác nhau.

Câu 3 (3 điểm): Có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi cho 5 bạn A, B, C, D, E vào 1 bàn dài có 5 chỗ ngồi sao cho bạn E ngồi chính giữa, hai bạn A, B ngồi ở hai đầu bàn? Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Quy tắc cộng và quy tắc nhân 1 3 1 4 1 3 3 10

76

ĐỀ 2 (Kiểm tra sau khi ôn tập về Chỉnh hợp, tổ hợp)

Hình thức: Trắc nghiệm khách quan Thời gian làm bài: 20 phút

Ma trận đề kiểm tra: Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng Chỉnh hợp 3 3 4 4 2 2 1 1 10 10

77

KIỂM TRA

Họ và tên học sinh:...Lớp ... Đề bài:

Điền vào ô trống đáp án đúng trong các câu sau:

Câu Nội dung câu hỏi Đáp án

1 Có bao nhiêu số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau được lập thành từ các số từ 1 đến 9

2 Có 8 vận động viên chạy thi, nếu không kể trường hợp có hai vận động viên cùng về đích một lúc, hỏi có bao nhiêu kết quả xảy ra đối với các vị trí 1,2,3?

3 Có 100 người mua 100 vé số, có bốn giải ( nhất, nhì, ba, tư) a, Có bao nhiêu kết quả nếu người giữ vé số 47 đạt giải nhất?

b, Có bao nhiêu kết quả biết rằng người giữ vé số 47 trúng 1 trong 4 giải?

4 Cho 100000 chiếc vé số được đánh số từ 000000 đến 999999. Hỏi các vé số có năm chữ số khác nhau là bao nhiêu?

5 Có bao nhiêu số gồm 3 chữ số khác nhau có thể lập thành từ các chữ số 0;2;4;6;8?

6 Tính các số tự nhiên có 4 chữ số đôi một khác nhau được lập thành từ 0,1,2,3,4,5 sao cho trong mỗi số đó đều có mặt ít nhất chữ số 1 hoặc 2?

7 Có bao nhiêu số có 6 chữ số khác nhau mà có mặt của chữ số 0 và chữ số 9?

78

8 Cần sắp xếp 3 nam và 2 nữ vào một hàng ghế có 7 chỗ ngồi sao cho 3 nam ngồi kế nhau và 2 nữ ngồi kế nhau. Hỏi có bao nhiêu cách?

9 Từ các số 1,2,3,4,5,6 lập được bao nhiêu số có 3 chữ số bé hơn 345?

10 Một cuộc khiêu vũ gồm 5 nam và 6 nữ. Cần chọn có thứ tự 3 nam và 3 nữ ghép thành 3 cặp. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?

ĐỀ 3: Kiểm tra 1 tiết sau khi ôn tập về Đạo hàm (Phần này ở phụ lục)

Bảng 3.2.Kết quả kiểm tra ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau tiết dạy.

Kết quả Lớp 3- 4.75 5- 6.75 7- 8.75 9- 10 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Thực nghiệm 1 2,86% 5 14,3% 23 65,7% 6 17,14% Đối chứng 3 8,82% 16 47,1% 13 38,2% 2 5,88%

79

Biểu đồ tổng hợp kết quả ba bài kiểm tra của lớp thực nghiệm sư phạm và lớp đối chứng:

Nhận xét:

Qua một số tiết dạy với những điều tra khảo sát ban đầu thì nhìn chung lớp thực nghiệm có kết quả kiểm tra cao hơn so với lớp đối chứng. Số lượng phần trăm học sinh đạt điểm khá (7- 8.75) ở lớp thực nghiệm chiếm 65,7%, đạt điểm giỏi (9- 10) chiếm 17,14% trong khi ở lớp đối chứng số lượng phần trăm học sinh đạt điểm khá chỉ là 38,2% và đạt điểm giỏi là 5,88%. Như vậy, học sinh lớp thực nghiệm hiểu bài sâu hơn, kĩ năng làm bài tốt hơn so với học sinh lớp đối chứng. Học sinh lớp đối chứng chỉ hiểu bài ở mức độ nhận biết và thông hiểu, kĩ năng vận dụng chưa tốt, điểm kiểm tra tập trung ở mức độ trung bình.

3.6. Tiểu kết chương 3

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành trong tháng 12 năm 2018 và tháng 4 năm 2019, tại một lớp thực nghiệm sư phạm (có đối chứng), với 3 tiết (giáo án trình bày ở phần phụ lục). 0 10 20 30 40 50 60 70 80 3 - 4.75 5 - 6.75 7 - 8.75 9 - 10.00 Thực nghiệm Đối chứng

80

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy: Việc dạy học theo hướng bồi dưỡng năng lực giải bài toán có nội dung thực tiễn giúp học sinh hiểu bài sâu hơn, kĩ năng làm bài tốt hơn và học sinh hăng say, hứng thú hơn với môn ĐS&GT cũng như với môn Toán nói chung. Việc dạy học thông qua bồi dưỡng năng lực giải các bài toán có nội dung thực tiễn đã trình bày trong luận văn là có hiệu quả, có tính khả thi, có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THPT.

Tuy nhiên khi áp dụng với các đối tượng học sinh khác nhau cũng cần có những điều chỉnh nhỏ, đặc biệt nếu áp dụng với học sinh có lực học trung bình thì cần tăng cường thêm sự hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên và lược bớt một số bài toán trong các phiếu học tập mức độ nâng cao.

81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Luận văn đã đạt được một số kết quả sau đây:

- Tổng quan được những vấn đề lý luận có liên quan, cụ thể đã làm rõ vai trò quan trọng của dạy học ĐS&GT 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực giải các bài Toán có nội dung thực tiễn.

- Góp phần làm rõ thực trạng dạy học ĐS&GT 11 và những khó khăn của giáo viên trong dạy học ĐS&GT 11 theo hướng bồi dưỡng năng lực giải các bài Toán có nội dung thực tiễn.

- Xây dựng các ví dụ toán học có nội dung thực tiễn trong dạy học ĐS&GT 11 giúp HS trải nghiệm vận dụng toán học vào thực tiễn.

- Đề xuất hệ thống các biện pháp theo hướng bồi dưỡng năng lực giải các bài toán có nội dung thực tiễn trong môn ĐS&GT 11.

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của những biện pháp sư phạm được đề xuất. Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy các biện pháp sư phạm được đề xuất bước đầu có tính khả thi và đạt được hiệu quả tốt. Những kết quả của luận văn đã và đang được chúng tôi

“hiện thực hóa” vào quá trình dạy học.

Như vậy, có thể khẳng định rằng: mục đích nghiên cứu đã được thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho GV trong dạy học theo định hướng bồi dưỡng năng lực giải các bài Toán có nội dung thực tiễn.

2. Kiến nghị

Các đề thi, đề kiểm tra nên ra nội dung có khoảng 20% là liên quan đến thực tiễn gần gũi với HS. Để các em thấy học Toán là có ứng dụng thiết thực vào thực tiễn chứ không phải những ứng dụng xa vời mà khả năng của các em chưa nghĩ tới.

82

Nên có những biện pháp khen thưởng kịp thời với những GV, nhà nghiên cứu tìm tòi và đưa ra những bài toán có nội dung thực tiễn hay, có thể đưa vào ứng dụng trong thực tiễn.

Do khả năng và thời gian hạn chế nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong quý vị góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

83

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. V.A.Cruchetxki (1973), Tâm lí năng lực Toán học của Học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

2. Hoàng Chúng (1998), Phương pháp dạy học Toán học ở trường phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

3. Phạm Gia Đức (Chủ biên) – Bùi Huy Ngọc – Phạm Đức Quang (2007),

Giáo trình phương pháp dạy học các nội dung môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

4. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2017), Đại số và Giải tích 11, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

5. Trần Văn Hạo (Tổng chủ biên), Vũ Tuấn (Chủ biên), Đào Ngọc Nam, Lê Văn Tiến, Vũ Viết Yên (2007), Sách Giáo viên Đại số và Giải tích 11, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.

6. Phạm Văn Hoàn (Chủ biên), Nguyễn Gia Cốc, Trần Thúc Trình (1981),

Giáo dục học môn Toán, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

7. Triết học (Tập 3), Bộ giáo dục và Đào tạo (2003), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

8. Trần Kiều (1988), "Toán học nhà trường và yêu cầu phát triển văn hóa Toán học", Nghiên cứu giáo dục, (10), tr. 3 – 4

9. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy (2000), Phương pháp dạy học môn Toán (Tập 1), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.

84

11. Nguyễn Phú Lộc (2015), Phương pháp nghiên cứu trong Giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

12. Nguyễn Phú Lộc (2016), Tích cực hóa hoạt động học tập của Học sinh trong dạy học môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ.

13. Bùi Văn Nghị (2008), Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.

14. Bùi Văn Nghị (2014), Vận dụng lí luận vào thực tiễn dạy học môn Toán ở Trường Phổ thông, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

15. Nguyễn Lương Ngọc, Lê Khả Kế (Chủ biên) (1972), Từ điển học sinh, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội

16. Bùi Huy Ngọc (2003), Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho Học sinh Trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Trường ĐH Vinh. 17. Hoàng Phê (Chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

18. Đỗ Văn Quân, Đặng Ánh Tuyết (2005), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về "Học để làm việc", một trong 4 trụ cột của giáo dục hiện đại", Tạp chí Giáo dục, (106), tr. 2 - 3 - 5.

19. Nguyễn Thị Hương Trang (2002), Rèn luyện năng lực giải toán theo hướng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo cho học sinh khá, giỏi trường Trung học phổ thông (Qua dạy học giải phương trình bậc 2 – phương trình lượng giác), Luận án Tiến sĩ giáo dục học, Viện Khoa học giáo dục.

20. Đào Văn Trung (2001), Làm thế nào để học tốt Toán phổ thông, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà Nội.

21. Hoàng Tụy (1996), "Toán học và sự phát triển", Tạp chí Thông tin khoa học giáo dục, (53), tr. 5 - 6.

P1

Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT GIÁO VIÊN

PHIẾU ĐIỀU TRA KHẢO SÁT DẠY HỌC TOÁN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO HƯỚNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC GIẢI CÁC BÀI TOÁN CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN

CHO HỌC SINH

( Dành cho giáo viên dạy môn Toán ở các trường trung học phổ thông Trần Hưng Đạo, Thị xã Phú Mỹ, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu )

Kính gửi Thầy (Cô)!

Chúng tôi đang nghiên cứu đề tài: “Bồi dưỡng năng lực giải các bài Toán có nội dung thực tiễn thông qua dạy học giải bài tập Đại số và Giải tích 11”

Nhằm phục vụ cho đề tài trên, chúng tôi muốn tìm hiểu nhận thức của giáo viên Toán ở bậc trung học phổ thông về vấn đề vận dụng Toán học vào thực tiễn và thực trạng việc dạy học Toán ở trường trung học phổ thông với việc bồi dưỡng năng lực giải các bài Toán có nội dung thực tiễn cho học sinh. Xin Thầy (Cô) vui lòng cho chúng tôi những thông tin theo các nội dung sau bằng cách đánh dấu (X) vào những ô tương ứng. Các thông tin Thầy (Cô) cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, không vì mục đích nào khác. Những thông tin thu được từ phiếu điều tra này được bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi dưỡng năng lực giải các bài toán có nội dung thực tiễn thông qua dạy học giải bài tập đại số và giải tích 11 (Trang 81)