Về giáo dục và đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 83 - 88)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3. Về giáo dục và đào tạo

Thực hiện phương châm phát triển giáo dục toàn diện từ mẫu giáo, các cháu được đi học đúng độ tuổi. Huyện uỷ đã lãnh đạo củng cố ngành Giáo dục có quan tâm chỉ đạo đào tạo giáo viên mới. Năm học 1985 - 1986 đối với cấp I lên lớp 91%, cấp II thi hết cấp đạt 95% (riêng với lớp 9); năm học 1984 - 1985, thu nhận 22.429 học sinh. Trong đó mẫu giáo 521 cháu, cấp I là 10.230 học sinh, cấp II là 3.979 học [5; tr.9].

Huyện đã lựa chọn một số giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi mở lớp hướng dẫn nghiệp vụ cho toàn ngành. Năm 1985, huyện cũng đã tổ chức thi giáo viên giỏi, 15 thầy cô giáo được công nhận là giáo viên giỏi cấp huyện.

Như vậy, giáo dục được chính quyền huyện quan tâm và phát triển ngay từ sau ngày đất nước được giải phóng. Số lượng giáo viên và học sinh ngày càng tăng. Tuy nhiên ngành giáo dục huyện cũng còn gặp nhiều khó khăn yếu kém như chất lượng đội ngũ giáo viên còn yếu kém, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc dạy và học còn thiếu, chính sách của Nhà nước đối với ngành sư phạm còn xem nhẹ.

Giai đoạn từ năm 1986 - đến năm 1996, phong trào giáo dục toàn huyện có bước phát triển rõ nét về chất lượng dạy và học, cơ sở vật chất kỹ thuật trong nhà trường được tăng cường.

Trong năm học 1986 - 1987, số học sinh: 25.994, tăng hơn năm trước gần 5.000 học sinh, so chỉ tiêu năm học 1986-1987 đạt 86,09%. Chia ra: học sinh cấp I đạt 86, 63%, cấp II 87,62%, cấp III đạt... Mẫu giáo 71, 80%. Tổng số giáo viên hiện có là 724, so năm 1985 tăng 64 giáo viên trong đó: cấp III, cấp II 106, cấp I 566, bổ túc văn hoá 8 và mẫu giáo 23 giáo viên. Tổng số phòng học hiện có 450, tăng hơn năm trước 4.280 chỗ. Trong năm, đã đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất 96 ngàn đồng [3; tr.8]. Ngoài việc giảng dạy và

83

học tập theo quy định, các trường đã tham gia đại hội khoẻ phù đổng và tổ chức cán bộ, công nhân viên ở các xã 12/19 trường mở 24 lớp, có 43 cán bộ, nhân viên theo học. Điểm nổi của phong trào giáo dục là các cấp và chính quyền có sự quan tâm hơn, một số nơi tự lực xây dựng trường và quan tâm đến đào tạo giáo viên nguồn tại chỗ. Mỗi đơn vị trường đều có hội cha mẹ học sinh quan hệ mật thiết với ban giám hiệu. Số học sinh bỏ học giảm. Việc bảo vệ, tu bồ trường được tiến hành thường xuyên.

Đến năm học 1987 - 1988 toàn huyện có 20 điểm trường, có 26.866 học sinh so năm học đạt 94% kế hoạch năm tăng 872 học sinh.Trong số này học sinh phổ thông cơ sở 25.561 em đạt 73,41% so độ tuổi phải đi học, phổ thông trung học có 498 em. Bổ túc văn hoá có 124 học viên đạt 62% kế hoạch, mẫu giáo có 693 cháu đạt 11,15% so độ tuổi quy định [38; tr25]. Toàn ngành có 679 giáo viên giảm 48 giáo viên so với yêu cầu còn thiếu 250 giáo viên. Huyện đã thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm đã tu bổ xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị, dụng cụ dạy và học. Toàn huyện hiện có 372 phòng học 2.370 bộ bàn ghế, có 19 thư viện đời sống giáo viên được quan tâm chăm sóc tốt hơn trước [38; tr.25].

Năm học từ 1991 đến 1993, lĩnh vực giáo dục và đào tạo của huyện ngày càng tiến bộ, học sinh đến trường hàng năm đều tăng, số lượng học sinh phổ thông tăng nhanh, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi phổ cập tiểu học được huy động đến trường đạt từ 67,8% năm 1991 tăng lên 75,4% năm 1993. Trường lớp kiên cố và bán kiên cố được đầu tư xây dựng nhiều hơn (tăng 3 lần số với năm 1990) và tập trung thực hiện kế hoạch đầu tư của tỉnh xây dựng 87 phòng học mới. Chất lượng dạy và học nâng lên một bước, bình quân hàng năm thi tốt nghiệp đạt 86,38%. Công tác đào tạo cán bộ tập trung, chuyên môn nghiệp vụ, phong trào học nghề, ngoại ngữ phát triển khá.

84

Bước sang giai đoạn từ 1996 đến 2016, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển. Chất lượng giáo dục và đào tạo từng bước nâng lên, đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa trên 98%; huy động học sinh trong độ tuổi đến trường đạt 96% (tăng 4% so với năm 2010); học sinh bỏ học giảm từ 8,14% xuống còn dưới 5%; kết quả học sinh tốt nghiệp, lên lớp đúng thực chất hơn. Cơ sở vật chất trường lớp được tập trung xây dựng, hoàn thành kiên cố hóa trường lớp (giai đoạn I), triển khai tốt (giai đoạn II), đáp ứng tốt hơn nhu cầu dạy và học. Nâng chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, trung học cơ sở. Xã hội hóa tốt về công tác giáo dục và đào tạo, nhất là về thực hiện ba môi trường (gia đình, nhà trường và xã hội), phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học tập được phát huy, đã làm chuyển biến tích cực nhận thức về giáo dục và đào tạo trong các tầng lớp nhân dân. Nâng cấp, xây mới và mở rộng quy mô đào tạo Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện. Bằng các hình thức, huyện đã đào tạo 5.495 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 18,5%. Thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực của huyện, đã đưa đi đào tạo 198 người (gồm 07 sau đại học, 35 đại học, 14 cao cấp chính trị, 70 trung cấp chính trị, 71 trung cấp chuyên môn), tập trung ở các ngành như chính trị, quản lý hành chính, luật và quản lý đất đai... Tính đến năm 2016, tỷ lệ học sinh lên lớp, tốt nghiệp phổ thông và thi đỗ vào các trường cao đẳng, đại học ngày càng tăng. Huy động học sinh trong độ tuổi đến trường bình quân hằng năm đạt 98%; học sinh bỏ học giảm từ 4,85% (năm 2010) xuống còn dưới 2,14% [8; tr.15]. Triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; nâng chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trung học cơ sở. Cơ sở vật chất trường lớp được tập trung xây dựng theo hướng đạt chuẩn; hoàn thành kiên cố hóa trường lớp (giai đoạn II), đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên các cấp học đạt

85

chuẩn 100%, trên chuẩn chiếm 70%. Xã hội hóa về công tác giáo dục và đào tạo; phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học tập được phát huy, đã làm chuyển biến tích cực nhận thức về Giáo dục - Đào tạo trong các tầng lớp nhân dân. Quan tâm triển khai thực hiện tốt chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bảng3.2. Tình hình giáo dục - đào tạo qua các năm

Năm 1986 1991 1996 2001 2006 2011 2016

Trường 19 16 43 36 37 51 55 Lớp 450 577 984 891 881 939 895 Giáo viên 724 529 881 1,155 1,308 1,635 1,553 Học sinh 25.994 17.688 30.895 27.779 24.361 25.305 25.281 Qua bảng số liệu 2.8, cho ta thấy sự đầu tư cơ sở vật chất trường lớp và đội ngũ giáo viên luôn được sự quan tâm, từ đó số lượng huy động học sinh luôn đạt chỉ tiêu; góp phần nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân.

Phụ lục 3.2. Tình hình giáo dục qua các năm

86

Phụ lục 3.2.2. Quy mô lớp học qua các năm

87

Phụ lục 3.2.4. Quy mô học sinh qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 83 - 88)