Sự chuyển biến kinh tế huyện Gò Quao từ năm 1986 đến 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 35 - 62)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Sự chuyển biến kinh tế huyện Gò Quao từ năm 1986 đến 2016

2.2.1. Lĩnh vực Nông nghiệp

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng, Đại hội đã nhất trí một số nội dung quang trọng, trên cơ sở phân tích, đánh giá tình hình đất nước, tự phê bình về những sai lầm khuyết điểm, đổi mới tư lý luận trải qua nhiều tìm tòi, khảo nghiệm từ thực tiễn, Đại hội đề ra đường lối đổi mới: “Trước hết là đổi mới cơ cấu kinh tế (cơ cấu công – nông nghiệp; cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp; ngành công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp; công nghiệp nặng và kết cấu hạ tầng; cơ cấu kinh tế huyện)” [19; tr.25].

Trên cơ sở Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, nhiệm vụ cụ thể mà huyện Gò Quao đề ra nhiệm vụ giải pháp là: Tập trung phấn đấu, phát triển một nền kinh tế toàn diện, trước hết xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, với mục tiêu số một là sản xuất lương thực, nhanh chóng phát triển chăn nuôi và các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp để tạo ra nguồn hàng phong phú, đa dạng, chất lượng cao; ra sức xây dựng địa phương thành một địa bàn có cơ cấu kinh tế thích hợp với nguồn lực và thiên nhiên của mình, một địa bàn phát triển toàn diện và cân đối. Kết hợp kinh tế với quốc phòng, làm tốt công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội…[2; tr.9].

35

Từ năm 1986 đến 1991, nông nghiệp trên địa bàn huyện duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, phát triển đa canh, xóa bỏ phương thức độc canh sang phát triển đa dạng các loại cây trồng trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đặc biệt ở giai đoạn này huyện Gò Quao bắt đầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa vào sử dụng nhiều loại cây phù hợp với vùng đất. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, Đảng bộ huyện Gò Quao đã thẳng thắn chỉ rõ: “Về sản xuất nhìn chung phát triển chưa toàn diện, mất cân đối, tốc độ còn chậm, ngành nghề đạt còn thấp, chưa đáp ứng với tiềm năng đất đai - sức lao động vốn có của địa phương. Công tác quản lý còn yếu, chấp hành thiếu nghiêm túc như: quản lý công điểm, quản lý nguồn vốn, quản lý lao động, quản lý đất đai, quản lý cán bộ… chế độ chính sách chưa kịp thời, tình trạng khoán nhiều khâu tập thể làm chưa chu đáo [2; tr.8].

Đặc biệt từ sau cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền, cuối năm 1985 lạm phát trầm trọng, giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá… thời gian này trên địa bàn tỉnh Kiên Giang xảy ra nạn thiếu đói lương thực gay gắt đã ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong toàn tỉnh nói chung và huyện Gò Quao nói riêng. Để tháo gỡ khó khăn, Đảng bộ huyện tập trung chỉ đạo dồn sức phát triển nông nghiệp, trọng tâm là sản xuất lương thực, kiên quyết xóa bỏ cơ chế cũ, đổi mới cách nghĩ, cách làm trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

Đối với nông nghiệp: địa phương đã vận dụng đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm như thủy lợi, giống mới, phân bón. Phát động vai trò làm chủ của tập thể của mọi tầng lớp nhân dân lao động, khơi dậy và phát huy tính cần cù, chịu khó, khắc phục khó khăn, sáng tạo trong sản xuất... nhất là đăng ký các phong trào thi đua sản xuất giỏi.

Từ năm 1986 đến năm 1991, tình hình trồng trọt trên địa bàn toàn huyện có nhiều chuyển biến. Huyện đã nhạy bén đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật, các

36

giống lúa thuần có năng xuất cao vào gieo trồng, có biện pháp thủy lợi đúng hướng, đảm bảo kịp thời cung cấp vật tư nông nghiệp… Vì thế, mặc cho thời tiết khắc nghiệt, tình hình sâu bệnh diễn ra phức tạp, song 100% diện tích lúa được cấy 2 vụ.

“Năm 1986, tổng diện tích gieo trồng cả năm là 31.124 ha, trong đó cây lúa 22.755 ha, năng suất bình quân 2,69 tấn/ha. Tổng sản lượng của cả năm được 61.785 tấn. Vụ đồng xuân: 2635 ha, tăng hơn năn trước 1.274 ha, năng xuất bình quân 5,2 tấn/ha. Hè thu: 3.055 ha, giảm 872ha, năng xuất biền quân 2,8 tấn/ha. Lúa mùa: 17.065 ha, giảm 2.032ha, năng suất bình quân 2,6 tấn/ha, giảm 0,2 tấn/ha. Diện tích màu các loại 202 ha tăng hơn năm trước 15 ha tông sản lượng màu lương thực cả năm 1.701 tấn, quy ra lúa được 573 tấn tăng 46,3 %, so với kế hoạch năm đạt 49,4%. Cây công nghiệp ngắn ngày có 1.361 ha, gồm các loại mía: 1.325 ha năng suất 35 tấn/ha, lác 36 ha năng suất tấn/ha. Cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả được 6.006,8 ha” [1, tr.1].

Một trong khâu đột phá quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp đó là: ngày 05/4/1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10-NQ/TW về “Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp” thay thế cho Chỉ thị 100 của Ban Bí thư. Theo đó, ngày 09-4-1988, theo tinh thần Nghị quyết 10-NQ/TW, thực hiện sắp xếp và tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, củng cố mở rộng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng đúng đắn các thành phần kinh tế, cơ chế quản lý HTX được đổi mới trên ba nội dung: Về quan hệ sở hữu giao ruộng khoán ổn định trong khoảng 15 năm cho hộ xã viên. Những tài sản cố định do HTX quản lý kém hiệu quả được chuyển nhượng hoặc khoán cho hộ xã viên; trong quan hệ quản lý thực hiện khoán gọn đến hộ và nhóm hộ.

37

Thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 30-9-1988, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã chỉ đạo việc đổi mới cơ chế quản lý trong sản xuất nông nghiệp”, xác định rõ phương hướng, chỉ tiêu, chủ trương, biện pháp với phương châm: Đổi mới cơ cấu sản xuất, đổi mới cơ chế khoán. Đảng bộ và ủy ban nhân dân huyện Gò Quao đã chỉ đạo hợp tác xã điều tra lại diện tích canh tác, hướng dẫn các đội sản xuất vận dụng “Khoán 10” vào thực tiễn. Thực hiện chủ trương khoán sản phẩm đến tay người lao động, nông dân đã chủ động chuyển dịch cơ cấu mùa vụ cây trồng, tích cực chăm bón, phòng trừ sâu bệnh. Do làm tốt công tác thủy lợi nhằm cải tạo đồng ruộng, cải tạo mặt bằng, nạo vét kênh mương tạo dòng chảy do đó tạo điều kiện để sản xuất vụ đông.

Năm 1989, Đảng bộ huyện ra chủ trương đẩy mạnh hơn nữa việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, nhất là quan tâm đến việc trồng cây xuất khẩu và bước đầu cho kết quả; 3 chương trình kinh tế được thực hiện mạnh mẽ trong huyện; nông dân gắn bó đồng ruộng, chủ động kế hoạch kinh tế, tự phân công lao động, tìm đầu vào…Đảng bộ huyện biết phát huy những tiềm năng và thế mạnh, tháo gỡ vướng mắc, khắc phục khó khăn, huyện Gò Quao đã đạt được những kết quả quan trọng về phát triển kinh tế nông nghiệp.

Năm 1991, huyện đã thông nhất đánh giá đó là: trên mặt trận sản xuất nông nghiệp, bà con nông dân rất phấn khởi, tận dụng hết đất đai để sản xuất, giao sạ vụ lúa Hè Thu vượt chỉ tiêu 4.000ha, năng suất vượt chỉ tiêu 4 tấn/ha. Các loại rau màu có phát triển so cùng kỳ giảm từ 2 đến 3 ha. Riêng cây công nghiệp có chiều hướng giảm, do già cỗi phải phá làm mặt bằng để cấy lúa [3; tr.1]

38

Bảng 2.1. Tổng sản lượng lúa thời kỳ 1986 - 1996

Năm 1986 1987 1989 1990 1996

Lương thực (tấn) 63.486 63.582 64.500 65.550 65.559 Năng suất lúa (tấn/ha) 2.69 2.70 2.72 3.0 3.2

Bình quân lao

động(kg/người/năm) 415 425 545 557 568

Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Gò Quao

Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy, trong 10 năm tiến hành đổi mới (1986 - 1996), huyện Gò Quao đã đẩy mạnh sản xuất lương thực, thu được những thành tựu đáng kể, từ 63.486 tấn (1986) đã tăng lên 65.559 tấn (1996); năng suất cũng tăng cao, bình quân đầu người từ 415 (1986) lên 568 kg (1996). Về cơ bản đã đáp ứng được lương thực chủ yếu cho dân, làm tròn nghĩa vụ cho Nhà nước, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển..

39

Từ năm 1996 đến 2016, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện, nhân dân Gò Quao đã tiếp tục nỗ lực thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu Đại hội lần thứ VII, VIII, IX, X của Đảng bộ huyện trong điều kiện có những thuận lợi cơ bản như: Trung ương và Tỉnh ủy có nhiều chủ trương, nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn tạo điều kiện cho sự phát triển của huyện; những thành quả đạt được của những nhiệm kỳ trước tạo tiền đề cho bước phát triển tiếp theo... Song cũng có nhiều khó khăn, trở ngại tác động, chi phối như: ảnh hưởng của suy giảm kinh tế, giá cả không ổn định, thời tiết, dịch bệnh diễn biến bất thường; kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội vẫn còn yếu kém; trình độ dân trí còn thấp; đội ngũ cán bộ quy hoạch, đào tạo và trưởng thành chưa đồng đều...

Trong tình hình đó, đảng bộ và quân dân trong huyện đã đoàn kết thống nhất, nỗ lực khắc phục khó khăn yếu kém, tích cực thực hiện Nghị quyết các đại hội của Đảng bộ huyện đạt được những kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó ngành nông nghiệp có những chuyển biến rõ rệt.

Sản xuất nông nghiệp - thủy sản tiếp tục phát triển và giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện. Đảng bộ huyện đã có Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp toàn diện và tổ chức triển khai thực hiện đạt được kết quả tốt. Cơ bản hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi phù hợp với từng tiểu vùng quy hoạch, ứng dụng khoa học kỹ thuật có hiệu quả trong sản xuất, nên năng suất lúa tăng từ 4,6 tấn/ha lên 5,8 tấn/ha. Sản lượng lương thực đạt 275.825 tấn (vượt 75 nghìn tấn so với Nghị quyết Đại hội), trong đó giống lúa chất lượng cao chiếm 75% [6; tr.7].

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động Nhân dân xóa dần tập quán sản xuất lạc hậu, độc canh cây trồng vật nuôi, chú trọng tổ chức lại sản xuất theo hướng xây dựng tổ hợp tác, hợp tác xã, phát triển mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp có hiệu quả.

40

“Năm 2010, có 14.330 hộ có mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp, thu nhập bình quân đạt 32 triệu đồng/ha/năm, trong đó có 5.680 hộ thu nhập từ 40 triệu đồng trở lên/ha/năm; có 30% số hộ nông nghiệp tham gia các loại hình hợp tác sản xuất. Thành lập mới tổ kinh tế kỹ thuật ở các xã, thị trấn, thường xuyên hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân về chăn nuôi, trồng trọt” [8, tr.5]

Diện tích cây mía, cây khóm, cây tiêu tiếp tục tăng cả diện tích, năng suất, sản lượng, thị trường tiêu thụ khá ổn định. Hình thành một số vùng nguyên liệu trồng mía ở các xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, Vĩnh Hòa Hưng Bắc, Vĩnh Phước A, bước đầu thực hiện việc liên kết bao tiêu sản phẩm. Năm 2010, toàn huyện có 1.575 ha mía (tăng 500 ha), 3.500 ha khóm (tăng 800 ha), 60 ha tiêu (tăng 42 ha), 5.000 ha rau màu các loại (tăng 1.835 ha so với đầu nhiệm kỳ). Phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao được tập trung chỉ đạo, nhiều nơi đã phát triển cây ăn trái gắn với mô hình dịch vụ sinh thái, làm tăng lên giá trị thu nhập từ kinh tế vườn [8; tr.5].

Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng tập trung, chú trọng chọn giống năng suất cao, chủ động hơn trong phòng chống dịch bệnh. Nuôi thủy sản tăng mạnh. So sánh với năm 2005, năm 2010, diện tích nuôi thủy sản các loại tăng từ 2.134 ha lên 5.258 ha; sản lượng tăng từ 2.046 tấn lên 4.953 tấn, trong đó sản lượng nuôi tăng từ 1.522 tấn lên 4.133 tấn, riêng tôm sú tăng từ 430 tấn lên 1.271 tấn. Một số mô hình nuôi lươn, rắn ri voi, ba ba, ếch, cá lóc, cá rô đồng... tiếp tục phát triển. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 872 tỷ đồng lên 2.945 tỷ đồng, trong đó giá trị chăn nuôi chiếm 17,4% [8; tr.4].

Từ năm 2010 đến 2015, nhân dân huyện Gò Quao tập trung thực hiện nghị quyết đại hội lần thứ XI của huyện, với phương châm: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy truyền thống đoàn

41

kết, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển, khai thác tốt tiềm năng lợi thế, đưa huyện nhà phát triển nhanh và bền vững. Ngành nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, năng suất nâng lên, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đúng hướng, xây dựng nông thôn mới đạt nhiều kết quả, cụ thể: Sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển theo từng vùng quy hoạch và giữ vai trò quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện [8; tr.12].

Sản lượng lương thực năm 2015 đạt 364.180 tấn,vượt 84.180 tấn so Nghị quyết, trong đó tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao chiếm trên 93%. Diện tích cây mía được giữ vững; cây khóm, cây tiêu tiếp tục tăng về diện tích, năng suất, sản lượng, thị trường tiêu thụ ổn định. Phong trào cải tạo vườn tạp, trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao được tập trung chỉ đạo, nhiều nơi đã phát triển cây ăn trái gắn với mô hình dịch vụ sinh thái, làm tăng lên giá trị thu nhập từ kinh tế vườn. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2015 đạt 4.832 tỷ đồng. Diện tích nuôi thủy sản các loại tăng từ 3.391 ha lên 4.800 ha; sản lượng khai thác và nuôi thủy sản tăng từ 5.962 tấn lên 11.830 tấn,vượt 2.975 tấn so Nghị quyết, trong đó sản lượng tôm nuôi tăng từ 641 tấn lên 1.280 tấn [14; tr.3]. Chăn nuôi gia súc, gia cầm tiếp tục phát triển theo hướng tập trung, công nghiệp, an toàn sinh học và bảo vệ môi trường; chú trọng chọn giống năng suất cao, chủ động hơn trong phòng, chống dịch bệnh. Giá trị chăn nuôi - thủy sản năm 2015 đạt 1.055 tỷ đồng, góp phần nâng tỷ trọng chăn nuôi - thủy sản trong nông nghiệp tăng từ 17,7% (năm 2010) lên 19%. Giá trị của ngành nông nghiệp ngày càng tăng, đóng góp tích cực vào tổng sản phẩm xã hội của huyện; tăng từ 52 triệu đồng lên hơn 4 tỷ [8; tr.9].

Bảng 2.2 Tổng giá trị lĩnh vực nông nghiệp qua các năm (niên giám thống kê qua các năm)

Năm 1986 1991 1996 2001 2006 2011 2016

Giá trị

42

Như vậy, ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện đã có sự chuyển biến tích cực, huyện đã tập trung chỉ đạo phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn với xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có khả năng cạnh tranh cao. Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bố trí cây trồng vật nuôi chủ lực phù hợp với quy hoạch như: lúa, mía, khóm, tiêu, cây ăn trái các loại, con tôm, con heo, trâu, bò, gia cầm, các loại thủy sản có giá trị kinh tế...; quy hoạch ổn định vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ yêu cầu chế biến và xuất khẩu theo hướng liên kết 4 nhà (nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà nước); giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp tăng gấp nhiều lần so với năm 1986

Phụ lục 2.2. Biểu đồ sự tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp

Mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây khóm, cây mía. Đẩy mạnh phong trào cải tạo vườn tạp, trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế, kết hợp với các mô hình dịch vụ sinh thái vườn. Nhân rộng, phát triển diện tích cây tiêu ở xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc, xã nông thôn mới

43

Định Hòa và một số xã khác có điều kiện. Phát triển diện tích trồng rau màu xen canh trên diện tích đất trồng lúa, đất vườn... chỉ đạo thí điểm, rút kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 35 - 62)