Chủ trương, chính sách phát triển của huyện Gò Quao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 25 - 30)

7. Cấu trúc của luận văn

1.3. Chủ trương, chính sách phát triển của huyện Gò Quao

Những khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội huyện Gò Quao trước 1986

Thực tiễn lịch sử cả nước Việt Nam nói chung và huyện Gò Quao nói riêng từ những năm 1975 đến 1985 cho thấy: cơ chế quan liêu bao cấp ngày càng ảnh hưởng trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Những sai lầm xuất phát từ chủ quan duy ý chí trong chủ trương cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, do xác định không đúng cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư và do thực hiện cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp kéo dài đã dẫn đến nguy cơ làm suy thoái nhiều tiềm năng phát triển của đất nước và bó hẹp nguồn lực của từng địa phương. Chính vì thế tình hình kinh tế - xã hội của cả nước nói chung và huyện Gò Quao nói riêng đang lâm vào tình trạng khủng hoảng. Nhu cầu tồn tại và phát triển của đất nước trong điều kiện

25

mới và bối cảnh quốc tế mới đòi hỏi phải nhận thức kịp thời và kiên quyết xóa bỏ cơ chế này.

Huyện Gò Quao trước năm 1986 tuy tổ chức thực hiện đạt được nhiều kết quả, góp phần cải tạo xã hội chủ nghĩa, xây dựng con người mới, nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thách thức về các lĩnh vực.

Về phát triển kinh tế: chuẩn bị kế hoạch sản xuất nông nghiệp chưa được chặt chẽ, chưa phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động đến tận cơ sở và người sản xuất, chỉ đạo áp dụng khoa học kỹ thuật như kiểu làm đất, giống, phân thiếu tập trung nên diện tích hè thu không đạt kế hoạch, năng suất còn thấp so với yêu cầu. Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp không thực hiện được kế hoạch, sự kết hợp công, nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, hàng nông sản địa phương bị tồn động.

Về phân phối lưu thông thương nghiệp còn ít và yếu, chưa vươn lên quản lý làm chủ thị trường, thu mua nguồn hàng đạt còn thấp như lương lực, con heo, về ngân sách thu mua nông nghiệp không đạt kế hoạch, thu thuế rẫy và thu thuế công thương nghiệp chậm, chưa tận dụng các nguồn thu, chấp hành quản lý đăng nộp chưa tốt, do đó mà ngân sách thường xuyên báo động vừa thu, vừa chi.

Về sản xuất nông nghiệp tuy có mở ra nhưng chưa lớn, còn ở thế độc canh, việc sử dụng lao động chưa hợp lý. Trong cải tạo nông nghiệp chưa kết hợp chặt với cải tạo công thương nghiệp cho nên tạo sơ hở cho trung phú nông chuyển qua nghề công thương nghiệp bóc lột; trong cải tạo chưa nắm vững phương châm cải tạo và xây dựng và lấy xây dựng làm chủ yếu, biểu hiện tập đoàn sản xuất nông nghiệp yếu, kém càng nhiều, thương nghiệp quốc doanh chưa được mở rộng, chưa đảm bảo làm chủ thị trường, do đó mà sự kết hợp công nông nghiệp ngay từ đầu trên địa bàn huyện chưa chặt.

26

Về văn hoá xã hội và đời sống chưa được quan tâm đúng mức cho nên về giáo dục thì cơ sở vật chất còn thiếu thốn, nghèo nàn và yếu về chất lượng. Lĩnh vực y tế bệnh viện hầu hết các trạm y tế xã còn yếu, giường bệnh còn thiếu và thiếu thuốc, thầy thuốc trị bệnh chưa kịp thời. Tình hình hoạt động văn hoá, văn nghệ còn kém chất lượng, thiếu nhạy bén, chưa thành diện rộng chưa đi sâu, sát phong trào cách mạng của quần chúng, chưa kết hợp các ban ngành chống chiến tranh tâm lý và văn hoá đồi trụy, phản động của địch, về đời sống còn gặp nhiều khó khăn.

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Gò Quao gặp nhiều khó khăn xuất phát từ những nguyên nhân, đó là: Quán triệt chưa sâu sát và vận dụng đường lối phát triển kinh tế của Đảng trong chặng đường đầu tiên của thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội, nhất là lấy mặt trận nông nghiệp làm hàng đầu, từng bước đưa nông nghiệp đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, kết hợp giữa cải tạo và xây dựng, cải tạo nông nghiệp gắn chặt với cải tạo công thương nghiệp. Do vậy phong trào chậm chưa toàn diện, khai thác chưa hết khả năng, đất đai và lao động sẵn có.

Năng lực trình độ theo chưa kịp phong trào Cách mạng của quần chúng, đoàn kết thống nhất chưa cao, một số cán bộ, đảng viên chưa làm hết chức trách nhiệm vụ, sự lãnh đạo tổ chức thực hiện chưa chặt chẽ chưa toàn diện, chưa sâu sát ở cơ sở, tập đoàn sản xuất, tổng hợp sức mạnh của ngành, đoàn thể không đồng bộ.

Cơ chế quản lý còn phân tán cục bộ, tự do tuỳ tiện, có nơi còn thiếu tính tổ chức kỷ luật, tư tưởng tiến công, cách mạng còn kém, chưa đấu tranh quyết liệt, triệt để với mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống.

Vào thời điểm đó, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam họp vào cuối năm 1986 đã đặt ra yêu cầu nhìn thẳng vào

27

sự thật, đánh giá đúng sự thật và nói rõ sự thật. Đại hội đã thẳng thắn nhìn nhận các khuyết điểm lớn như: “chủ quan duy ý chí, cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư không đúng, cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp… đã đưa đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đại hội đã quyết định đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [19; tr.492].

Thực hiện tinh thần đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân huyện Gò Quao đã quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới quê hương, đất nước. Trong đó, khẳng định: thực hiện nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV Đảng bộ tỉnh. Yêu cầu phải thực hiện đổi mới nhận thức tư duy lãnh đạo, quản lý, nhất là tư duy kinh tế; đẩy mạnh phát triển sản xuất lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, ổn định một bước lĩnh vực phân phối lưu thông, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân toàn huyện.

Tiểu kết chương 1

Huyện Gò Quao là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời, tinh thần đoàn kết cộng đồng, ý chí vượt qua khó khăn, khắc nghiệt của thiên tai để chinh phục thiên nhiên phục vụ đời sống của bản thân và cộng đồng được hình thành từ lúc khai hoang vùng đất mới. Huyện có tiềm năng lợi thế về vị trí địa lý có tuyến đường bộ thông thương và nối liền với vùng trọng điểm phát triển kinh tế của Tây Nam Bộ; đồng thời có các con sông lớn nối liền, bao bọc thuận lợi cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa và có lợi thế so sánh rất lớn cho việc đầu tư phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp hàng hóa lớn.

Trong điều kiện khó khăn chung của cả nước ở thời kỳ trước năm 1986, kinh tế - xã hội của huyện đạt được kết quả trên tất cả các lĩnh vực, góp phần cùng tỉnh Kiên Giang khôi phục, hàn gắn vết thương do chiến tranh để lại và xây dựng xã hội mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như

28

chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập toàn huyện. Các ngành kinh tế phát triển theo chiều rộng và theo đà tự phát là chủ yếu. Lĩnh vực nông nghiệp tuy có phát triển nhưng chủ yếu độc canh, manh mún, tự phát. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp xây dựng số lượng ít, nhỏ lẻ, hoạt động thiếu quy hoạch. Thương nghiệp chủ yếu làm nhiệm vụ phân phối lưu thông hàng hóa phục vụ trên địa bàn theo chế độ bao cấp. Đời sống của người dân có sự thay đổi nhưng nhìn chung vẫn còn tình trạng khó khăn, tỷ lệ hộ đói, nghèo còn cao. Hệ thống giáo dục, y tế, văn hóa tuy có được đầu tư, mở rộng nhưng vẫn trong tình trạng lạc hậu, các điều kiện học tập và khám chữa bệnh cho nhân dân còn nhiều thiếu thốn…

Những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế là tiền đề quan trọng để huyện Gò Quao vận dụng đúng đắn đường lối đổi mới của Đảng, có những chủ trương và biện pháp thích hợp nhằm phát huy tiềm năng của địa phương để phát triển kinh tế - xã hội trong công cuộc đổi mới đất nước.

29

CHƯƠNG 2

CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA HUYỆN GÒ QUAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 25 - 30)