Thu nhập và đời sống nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 92 - 123)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5. Thu nhập và đời sống nhân dân

Qua 30 đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân huyện Gò Quao không ngừng được cải thiện, nhiều hộ vươn lên làm giàu chính đáng. Cùng với việc hướng dẫn giải quyết một số cơ sở sản xuất vay vốn từ quỹ quốc gia, giải quyết việc làm, thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo, xã trợ cấp thường xuyên cho những đối tượng là người tàn tật, trẻ mồ côi, người già yếu cô đơn. Hội Nông dân đã tạo nguồn vốn để cho vay, giúp đỡ nhau phát triển sản xuất, ngân hàng nông nghiệp đã giải quyết cho hàng trăm hộ

92

nông dân vay hàng tỷ đồng để đầu tư sản xuất hằng năm. Nâng cao thu nhập bình quân đầu người.

Từ năm 1986 đến năm 2016, thu nhập tích lũy của nhân dân huyện Gò Quao không ngừng tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người của huyện năm 1986 là 635.800 đồng/năm, tăng lên 7.690.000 triệu đồng/năm (năm 1996) và tăng lên 51.976.000 đồng/năm (năm 2016). Như vậy, thu nhập bình quân đầu người của huyện, ngày một tăng, năm sau cao hơn năm trước. Có được thành quả đó đó là nhờ chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát của Huyện ủy, ủy ban nhân dân huyện về việc phát triển các loại hình kinh tế, đặc biệt là loại hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế tư nhân phát triển mạnh tạo thu nhập, việc làm cho lao động gia đình, lao động xã hội, làm tăng mức thu nhập bình quân và có thêm tích lũy.

Bảng 3.4. Thu nhập bình quân đầu người

Đơn vị tính: ngàn đồng

Năm 1986 1991 1996 2001 2006 2011 2016

Thu nhập

bình quân 635,8 802,5 2.119 3.083 6.684 22.802 51.957

Phụ lục 3.4. Thu nhập bình quân đầu người qua các năm

93

Thu nhập tăng góp phần tạo điều kiện đời sống tinh thần nhân dân trên địa bàn được cải thiện. Năm 1996, có trên 70% hộ gia đình của Gò Quao có điện sinh hoạt đến năm 2016 là 100%, tỷ lệ nhà kiên cố đạt 31,7%, nhà bán kiên cố 64%; đến năm 2016, tỉ lệ nhà kiên cố đạt 90,4%, không còn nhà tạm, 100% hộ có điện và dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Thu nhập ngày một tăng thì đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt, nó được thể hiện cụ thể ở các điểm sau: nhà xây dựng kiên cố, nhà cao tầng ngày càng tăng lên, giảm dần tỷ lệ nhà tranh; phương tiện đi lại ngày càng được cải thiện; nhiều nhà mua được xe máy, xe ô tô; các tiện nghi phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày được người dân mua sắm ngày càng nhiều, trong đó chủ yếu là tivi, quạt điện, điện thoại bàn…

Nhìn chung, sau 30 năm đổi mới 1986 - 2016, thu nhập và mức sống của người dân huyện Gò Quao ngày càng được nâng lên, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, kết cấu hạ tầng kinh tế phát triển. Điều này minh chứng cho thấy chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc đổi mới là hoàn toàn đúng đắn. Đặc biệt là sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng, Nhà nước đối với cán bộ, đảng viên, nhân dân huyện Gò Quao. Tuy nhiên, mức thu nhập của một bộ phận người dân lao động vẫn còn thấp, đời sống văn hóa tinh thần bộc lộ một số mặt tiêu cực, sự phân hóa giàu - nghèo diễn biến nhanh. Điều này đặt ra bài toán thách thức đối với cấp ủy, chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.

Như vậy, từ năm 1986 đến 2016, huyện Gò Quao đã có những chuyển biến tích cực về xã hội. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm; giáo dục và đào tạo từng bước có sự chuyển biến tích cực về chất lượng;

94

tỷ lệ hộ nghèo giảm, công tác an sinh xã hội được chú trọng thực hiện theo đúng quy định của nhà nước; hoạt động văn hóa, thể dục thể thao được đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện nâng lên chưa đồng đều; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học một số nơi chưa đảm bảo, tỷ lệ học sinh bỏ học còn cao; kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục chưa vững chắc; triển khai thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực còn chậm. Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả không cao; đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế còn thấp. Cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sỹ, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tuy có quan tâm tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; công tác quản lý, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ. Chất lượng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa nâng lên chậm; việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở chưa đạt kế hoạch đề ra; thực hiện chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao còn gặp khó khăn, chậm phát triển.

3.6. Những ưu điểm, hạn chế và một số giải pháp thực hiện

3.6.1. Những ưu điểm

Lĩnh vực văn hóa có sự chuyển biến toàn diện trên các mặt, tỷ lệ người dân có việc làm ngày càng tăng, đặc biệt lao động được đào tạo, có tay ngày luôn có sự quan tâm và tập trung thực hiện, từ đó đội ngũ lao động trong các lĩnh vực đáp ứng được yêu cầu, chất lượng lao động có nâng lên, thu nhập của lao động cũng có sự tăng lên so với trước đây.

Các chính sách xã hội được thực hiện khá đồng bộ, gắn kết các chương trình an sinh xã hội để giúp cho các đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương vươn lên trong cuộc sống. Công tác môi trường những năm gần đây đã có sự quan tâm nhiều hơn, vấn đề môi trường sống được đưa vào công tác quản lý và ý thức của người dân về bảo vệ môi trường đã được nâng lên.

95

Công tác giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển, chất lượng được nâng lên, tỷ lệ học sinh lên lớp, huy động học sinh trong độ tuổi đến trường bình quân đạt tỷ lệ cao. Triển khai thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục. Cơ sở vật chất trường lớp được tập trung xây dựng theo hướng đạt chuẩn; hoàn thành kiên cố hóa trường lớp, đáp ứng tốt nhu cầu dạy và học. Đội ngũ giáo viên các cấp học đạt chuẩn và trên chuẩn. Xã hội hóa về công tác giáo dục - đào tạo; phong trào khuyến học, xây dựng xã hội học tập được phát huy, đã làm chuyển biến tích cực nhận thức về giáo dục - đào tạo trong các tầng lớp nhân dân. Quan tâm nhiều hơn đến triển khai thực hiện chương trình phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm tăng cường. Hệ thống cơ cở khám, điều trị bệnh được đầu tư xây mới, nâng cấp sửa chữa và tăng cường đầu tư trang thiết bị. Các trạm y tế đều có bác sỹ phục vụ và được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Triển khai thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, nhất là công tác phòng chống dịch bệnh, công tác khám chữa bệnh cho các đối tượng bảo hiểm y tế, người nghèo, trẻ em.

Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đều có sự quan tâm đầu tư, phát triển và từng bước nâng lên về chất lượng. Chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; duy trì và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; quan tâm phát huy văn hóa, lễ hội truyền thống trong đồng bào dân tộc Khơmer. Đã tranh thủ quy hoạch, phục dựng lại các khu di tích căn cứ trong kháng chiến, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”và thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở” ngày càng vững chắc, tạo nền tảng xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ. Phong trào thể dục - thể thao quần chúng tiếp tục phát triển; một số môn thể thao đạt thành tích cao được quan tâm duy trì và phát huy hiệu quả.

96

3.6.2. Những hạn chế

Chất lượng giáo dục - đào tạo toàn diện nâng lên chưa đồng đều; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học một số nơi chưa đảm bảo, một số trường, điểm lẻ bị xuống cấp trầm trọng nhưng đầu tư mới chưa kịp thời; hệ thống trường lớp đầu tư dàn trải; triển khai thực hiện phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, phát triển tiềm năng thế mạnh của huyện chưa tương xứng, đầu tư chưa đúng mức

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn hiệu quả không cao, đào tạo không gắn kết với giải quyết việc làm tại địa phương; đời sống của một bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn; tỷ lệ hộ cận nghèo và tái nghèo còn cao. Thu nhập bình quân đầu người có tăng so với trước nhưng thiếu tính bền vững, và sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các lĩnh vực ngày càng tăng.

Cơ sở vật chất, đội ngũ y, bác sỹ, chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tuy có quan tâm tăng cường nhưng chưa đáp ứng yêu cầu; chất lượng khám, điều trị bệnh cho nhân dân chất lượng nâng lên chưa nhiều; công tác quản lý, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và hành nghề y dược tư nhân chưa chặt chẽ.

Chất lượng cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa nâng lên chậm; việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở, tại huyện chưa đạt kế hoạch đề ra; thực hiện chủ trương xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao còn gặp khó khăn, chậm phát triển.

3.6.3. Một số giải pháp thực hiện

Thứ nhất, quan tâm đầu tư phát triển lĩnh vực giáo dục - đào tạo của huyện, từng bước tạo ra nguồn nhân lực đủ năng lực khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước. Tiếp tục thực hiện tốt các giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà

97

huyện đã xác định. Tăng cường huy động học sinh ở các độ tuổi đến trường, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học giữa chừng. Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tốt việc dạy và học; xây dựng hoàn thiện các trường điểm, trường đạt chuẩn quốc gia; thực hiện tốt xã hội hoá giáo dục - đào tạo để tăng nguồn lực cho giáo dục - đào tạo; quan tâm chăm lo bậc giáo dục mầm non, tạo quỹ đất để xây dựng trường học. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo hướng tích cực, quan tâm giáo dục, xây dựng nhân cách, đạo đức, lối sống, kỹ năng thực hành cho học sinh. Duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, trung học cơ sở. Nâng cao chất lượng của Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng xã, thị trấn. Quan tâm nâng cao chất lượng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa; tập trung đào tạo các ngành nghề phục vụ khai thác tiềm năng thế mạnh của huyện, lao động ở các khu, Cụm công nghiệp và xuất khẩu lao động. Chú trọng đào tạo nghề phải gắn với giải quyết việc làm và nhu cầu xã hội.

Thứ hai, tăng cường đào tạo đội ngũ y, bác sỹ và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng khám, điều trị bệnh tại các cơ sở y tế của huyện. Củng cố, hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế phục vụ khám và điều trị bệnh cho nhân dân; tăng cường quản lý Nhà nước trên lĩnh vực y tế, hành nghề y dược tư nhân. Thực hiện tốt chính sách khám chữa bệnh đối với người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người cao tuổi, các đối tượng chính sách; hoàn thành lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân. Thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giữ gìn vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ, y bác sỹ đủ về số lượng, nâng lên chất lượng về chuyên môn và

98

y đức. Nâng cao chất lượng hoạt động của y tế cơ sở. Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về dân số - kế hoạch hóa gia đình.

Thứ ba, thường xuyên quan tâm chăm lo tốt các vấn đề xã hội và bảo đảm an sinh xã hội. Huy động các nguồn lực xã hội thực hiện công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc tốt các đối tượng chính sách, người có công, các đối tượng bảo trợ xã hội. Triển khai, thực hiện có hiệu quả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia; phối hợp, lồng ghép các chương trình hỗ trợ và huy động nguồn lực của xã hội tập trung giải quyết việc làm và giảm hộ nghèo, nhất là trong đồng bào dân tộc. Tăng cường công tác tư vấn, định hướng và giới thiệu việc làm cho người lao động.

Thứ tư, tập trung đẩy mạnh thực hiện các giải pháp về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, gia đình hạnh phúc, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, văn hóa phẩm độc hại; xóa dần các hủ tục lạc hậu, phát huy những phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp. Tranh thủ nguồn vốn đầu tư xây dựng Trung tâm văn hóa-thể thao huyện và thiết chế văn hóa một số xã; chỉnh trang và mở rộng các nghĩa trang liệt sỹ, các nhà tưởng niệm để giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; nâng cao mức hưởng thụ và tham gia các hoạt động sáng tạo, văn hóa, văn nghệ của nhân dân. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hóa. Nâng cao chất lượng Ngày hội văn hoá - thể thao - du lịch đồng bào Khơmer hàng năm, coi đây là điều kiện để bảo tồn và phát triển văn hóa, thể thao, du lịch và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá, văn nghệ, thông tin truyền thanh; chăm lo và phát huy những môn thể thao thế mạnh của huyện.

99

Tiểu kết chương 3

Nhờ có chuyển biến tích cực về kinh tế từ 1996 - 2016, đã có sự tác động chuyển biến về lĩnh vực xã hội khá ấn tượng: tình hình lao động việc có việc làm ở các lĩnh vực tăng nhanh, thu nhập của nhân dân không ngừng được tăng lên. Giáo dục đào tạo có bước phát triển mạnh mẽ, quy mô trường lớp ngày một được mở rộng, chất lượng dạy và học không ngừng tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực của địa phương. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong ngành giáo dục được bổ sung ngày càng đầy đủ, chất lượng ngày càng được nâng cao. Hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy học được tăng cường, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 92 - 123)