Những ưu điểm, hạn chế và một số giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 62 - 70)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3. Những ưu điểm, hạn chế và một số giải pháp

2.3.1. Những ưu điểm

Kinh tế huyện Gò Quao đã có nhiều chuyển biết tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và tăng dần tỷ trọng rong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và thương mại dịch vụ. Năm 2016 cơ cấu kinh tế nông nghiệp giảm còn 56,77%; Công nghiệp - xây dựng 9,21%; thương mại - dịch vụ tăng lên 34,02%. Tổng giá trị sản xuất đạt 7.000 tỷ đồng (tăng 17 lần đồng so với năm 2010). Thu nhập bình quân đầu người 51,976 triệu đồng/người/năm [15; tr.2].

Đời sống đại bộ phận người dân đã nâng lên rất nghiều, số hộ đói không còn, hộ nghèo giảm đáng kể; tỷ lệ hộ khá, giàu trên địa bàn được tăng lên. Nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mạnh mẽ và việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng nhiều nên người dân đã có thể làm giàu trên diện tích đất của gia đình.

Chuyển dịch cơ cấu trong lĩnh vực kinh tế là góp phần chuyển đổi cơ cấu của các ngành và có thể khai thác mạnh mẽ tiềm năng thế mạnh của huyện để tăng giá trị sản xuất, phát huy lợi thế so sánh trong các lĩnh vực, góp phần tạo việc làm toàn diện trên tất cả các lĩnh vực.

2.3.2. Những hạn chế

Kinh tế của huyện phát triển còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra; chuyển đổi cơ cấu trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, một số nơi vẫn còn độc canh cây lúa, các mô hình sản xuất kinh doanh tổng hợp có hiệu quả chậm được nhân rộng, chăn nuôi chiếm tỷ trọng thấp; chi phí sản xuất chưa giảm nhiều, chất lượng, hiệu quả sản xuất sản phẩm hàng hóa và sức cạnh tranh trên thị trường còn thấp. Kinh tế tập thể phát triển chậm.

62

Đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa tương xứng với yêu cầu phát triển của huyện; một số công trình, dự án trọng điểm triển khai thực hiện chậm, kéo dài, có nơi chất lượng thấp, nhất là hạ tầng Cụm công nghiệp; tỷ lệ đường giao thông liên ấp, liên xóm được bê tông hóa chưa đạt chỉ tiêu đề ra. Kết quả xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chưa quyết liệt trong thực hiện. Khi chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế giữa các ngành và ngay trong ngành thì kéo theo sự phân hóa giàu nghèo có khả năng gia tăng, tính cạnh trang cao trong môi trường sản xuất kinh doanh hiện đại; một khi đẩy mạnh thực hiện cơ giới hóa trong các lĩnh vực có khả năng sẽ làm nảy sinh tình trạng thất nghiệp trong một bộ phận người dân.

Chuyển dịch mạnh mẽ sang các lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, sản xuất quy mô, tập trung nhưng không đảm bảo các tiêu chí một hệ lụy sẽ phát sinh ngay trước mắt và tác động và ảnh hưởng đến thế hệ sau, đó là vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái để cho mọi người tồn tại.

Từ những chuyển dịch kinh tế sẽ kéo theo hệ lụy trong lĩnh vực văn hóa xã hội; từ tác động của mặt trái cơ chế thị trường, đã và đang hình thành tác động tất lớn đến suy nghĩ, lối sống của một bộ phận người dân, nhất là lực lượng lao động trẻ, sống thiếu lý tưởng tốt đẹp; từ lối sống đó sẽ mai một dần những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, và giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, nhất là trong đồng bào dân tộc Khơmer.

2.3.3. Một số giải pháp phát triển kinh tế

Thứ nhất, đối với lĩnh vực nông nghiệp cần tập trung thực hiện phát triển toàn diện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị để phát huy tiềm năng thế mạng của xã, góp phần tăng trưởng lĩnh vực kinh tế phù hợp và theo hướng bền vững.

63

- Đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới về giống cây trồng, vật nuôi, kỹ thuật nuôi trồng và chế biến nông sản, công nghệ sau thu hoạch, công nghệ sinh học... nhằm đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng năng suất, chất lượng và có khả năng cạnh tranh cao. Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với yêu cầu phát triển; thực hiện tái cơ cấu lại sản xuất ngành nông nghiệp, tập trung bố trí cây trồng vật nuôi chủ lực, có thế mạnh của huyện. Quy hoạch ổn định vùng sản xuất lúa chất lượng cao phục vụ yêu cầu chế biến và xuất khẩu; tập trung nhân rộng sản xuất lúa theo mô hình “4 tốt”, mô hình cánh đồng lớn theo tiêu chuẩn Việt Nam, Châu Âu ...; thực hiện tốt mô hình liên kết bao tiêu lúa hàng hóa giữa nông dân với doanh nghiệp.

- Mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây khóm, giữ vững diện tích cây mía. Tiếp tục cải tạo nâng cao chất lượng diện tích cây ăn trái có giá trị kinh tế, kết hợp các mô hình dịch vụ sinh thái vườn ổn định lâu dài. Thực hiện có hiệu quả đề án phát triển diện tích cây tiêu ở các xã có điều kiện. Phát triển diện tích trồng rau màu xen canh trên diện tích đất trồng lúa, đất vườn...

- Đẩy mạnh nuôi thủy sản theo hướng đa dạng hóa các loại hình nuôi phù hợp với đặc điểm tự nhiên của từng tiểu vùng, phát triển các mô hình ở các xã ven sông Cái Lớn, Cái Bé, Cái Tư, các kênh rạch và tận dụng mặt nước ao hồ, trên ruộng lúa. Chú trọng phát triển mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm ở hộ gia đình và nuôi tập trung theo hướng chủ động phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường.

- Huy động các nguồn lực và đề xuất cơ chế, chính sách để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ yêu cầu phát triển nông nghiệp và nuôi thủy sản, nhất là đầu tư các công trình thủy lợi lớn, thủy lợi nội đồng khép

64

kín, chủ động tưới tiêu. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất; đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình cơ giới hóa, điện khí hóa trong sản xuất nông nghiệp để hạ giá thành, nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Tập trung xây dựng phát triển mô hình kinh tế tổng hợp, nhân rộng mô hình làm ăn có hiệu quả. Tiếp tục tạo điều kiện cho nông dân vay vốn ưu đãi mua sắm máy, công cụ phục vụ sản xuất, tiếp cận khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để nắm bắt và định hướng sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu thị trường, nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế. Khuyến khích, tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ đầu tư giống cây trồng, vật nuôi.

- Tiếp tục rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển kinh tế đối với từng tiểu vùng. Tăng cường công tác quản lý, triển khai thực hiện tốt các quy hoạch đã được duyệt, nhất là quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch trong đầu tư xây dựng cơ bản và khai thác tài nguyên khoáng sản. Tập trung khai thác, phát huy tiềm năng, thế mạnh của từng tiểu vùng đã được quy hoạch.

- Tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã nhằm đảm bảo sản xuất theo hướng tập trung, theo quy hoạch, hiệu quả cao, từng bước mở rộng mô hình liên kết hợp tác từ khâu sản xuất, cung ứng dịch vụ và bao tiêu sản phẩm; vận dụng tốt các cơ chế, chính sách để hỗ trợ kinh tế tập thể phát triển ổn định. Phấn đấu đến năm 2020, có 40% số hộ nông nghiệp trở lên tham gia các loại hình kinh tế hợp tác.

Thứ hai, vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách để phát triển hợp lý công nghiệp - xây dựng đáp ứng yêu cầu phục vụ các ngành nghề thế mạnh của huyện.

65

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, tập trung tháo gỡ kịp thời những vướng mắc về thủ tục hành chính, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống, thủ công mỹ nghệ; đặc biệt là tạo điều kiện tốt về vốn, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, gắn với thị trường tiêu thụ, xây dựng thương hiệu sản phẩm và vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo yêu cầu sản xuất, chế biến và xuất khẩu. Xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng cơ sở Cụm công nghiệp Vĩnh Hòa Hưng Nam đáp ứng yêu cầu mời gọi đầu tư; tạo điều kiện thuận lợi cho Chi nhánh Công ty điện tử Foster Đà Nẵng, Xí nghiệp may Vinatex Kiên Giang, Xí nghiệp chế biến lương thực xuất khẩu Vĩnh Thắng hoạt động ổn định và mở rộng sản xuất. Quan tâm chỉ đạo phát triển mạnh nghề đan đát thủ công mỹ nghệ từ cây lục bình và các ngành nghề truyền thống để giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển mạnh mẽ lĩnh vực thương mại - dịch vụ thông thoáng, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống của xã hội, góp phần tăng giá trị kinh tế huyện.

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là dịch vụ thương mại, nông nghiệp, tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính - viễn thông, y tế, bảo hiểm... Nâng cấp, chỉnh trang và nâng lên hiệu quả hoạt động của Trung tâm thương mại Thị trấn, các chợ xã theo hướng văn minh, hiện đại; hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng các chợ xã: Định An, Thới Quản, chơ đầu mối nông sản Vĩnh Hòa Hưng Nam nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái vườn.

- Tăng cường công tác quản lý đất đai, nhất là quản lý tốt việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, trong xây dựng cơ bản và quản lý cấp phép xây

66

dựng; thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân theo quy định. Trong phát triển kinh tế, phải chú trọng bảo vệ tốt môi trường; đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện có hiệu quả chiến lược quốc gia về bảo vệ môi trường, đưa nội dung môi trường vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của huyện; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; làm tốt công tác thẩm định, đánh giá tác động môi trường đến các dự án; đầu tư hệ thống xử lý chất thải, nước thải, thoát nước ở các chợ, khu dân cư, cụm công nghiệp; có biện pháp ngăn ngừa, xử lý các hành vi gây ô nhiễm môi trường.

- Huy động tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo quy hoạch. Tập trung thực hiện tốt các công trình, dự án trọng điểm, dùng quỹ đất xây dựng kết cấu hạ tầng; ưu tiên đầu tư xây dựng một số công trình quan trọng mang tính đột phá thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong đầu tư xây dựng cơ bản; thực hiện tốt trách nhiệm phối hợp hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 61, đường Hồ Chí Minh theo tiến độ kế hoạch đề ra. Tập trung đầu tư xây dựng giao thông nông thôn, đảm bảo giải quyết nhu cầu đi lại của người dân và phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, trong đó tập trung huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trục chính của huyện; cơ bản hoàn thành hệ thống giao thông nông thôn theo quy hoạch và tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Tiểu kết chương 2

Từ 1986 đến năm 2016, kinh tế huyện Gò Quao có bước tăng trưởng nhanh, liên tục và bền vững. Tiềm lực kinh tế của huyện được nâng lên, tạo tiền đề cho huyện phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và

67

tinh thần của nhân dân trên địa bàn. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, nhất là giai đoạn từ năm 2011 đến 2016, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 13,24%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: năm 2016, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 56,71%; công nghiệp - xây dựng chiếm 9,21%; thương mại - dịch vụ 34,02%; thu nhập bình quân đầu người 51,976 triệu đồng.

Thương mại, dịch vụ ngày một chiếm tỷ trọng cao trong GDP của huyện. Các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện được phát triển mạnh mẽ và đồng bộ tạo cơ sở động lực để phát triển kinh tế - xã hội. Sự chuyển biến này cho thấy tính đúng đắn trong các chủ trương, đường lối của Đảng và sự vận dụng sáng tạo các chủ trương, đường lối ấy và thực tiễn của địa phương.

Nông nghiệp có bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng hàng hóa. Huyện đã biết khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mình để sản xuất nông nghiệp. Trong lĩnh vực nông nghiệp đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngày càng phù hợp theo hướng tăng diện tích các cây trồng có giá trị kinh tế cao, tập trung chăn nuôi những vật nuôi có thị trường đầu ra ổn định, mang lại giá trị kinh tế lớn. Sự phát triển của ngành nông nghiệp góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn.

Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng có bước phát triển mạnh mẽ góp phần vào tăng trưởng kinh tế của xã, thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động việc làm, tạo thu nhập tại chỗ cho lao động trên địa bàn.

Thương mại, dịch vụ chuyển biến nhanh, đóng vai trò lớn trong GDP của huyện. Huyện Gò Quao đã phát huy được tiềm năng, lợi thế để trở thành trung tâm phát triển thương mại, dịch vụ. Hoạt động thương mại, dịch vụ có

68

sự tham gia của nhiều thành phần, huy động được nhiều nguồn vốn, lao động tạo điều kiện cho huyện ngày một phát triển. Hoạt động tài chính ngân hàng, tín dụng trên địa bàn phát triển đáp ứng cơ bản cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống của người dân. Hệ thống đường giao thông, phương tiện vận tải phát triển không ngừng tạo điều kiện cho xã phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh những thành tựu, ưu điểm đã đạt được thì chuyển dịch kinh tế của huyện sẽ có những tác động ít hoặc nhiều đến nội bộ của từng ngành, của cơ cấu ngành: nổi lên một số khả năng thực hiện cạnh tranh trong nội bộ ngành, giữa các ngành trên địa bàn huyện và ngoài địa bàn huyện trên cùng lĩnh vực; khả năng xảy ra tình trạng giảm thu nhập của người dân khi đẩy mạnh cơ giới hóa trong các khâu, quy trình sản xuất, kinh doanh; trình độ, khả năng kinh doanh trong môi trường hiện đại sẽ tác động đến không ít các hộ kinh doanh nhỏ, lẻ trên địa bàn. Khi đầu tư phát triển nhanh nhưng thiếu tính bền vững sẽ tác động, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và điều kiện sinh sống của đại bộ phận người dân.

69

CHƯƠNG 3

CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI CỦA HUYỆN GÒ QUAO TỪ 1986 ĐẾN 2016

Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, huyện Gò Quao đã xác định: Phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện. Tiến hành cải cách giáo dục, thực hiện chiến lược con người. Xây dựng đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn giỏi, tận tụy vì học sinh. Củng cố, phát triển mạng lưới y tế, tăng cường công tác y học dự phòng, mở rộng diện tích trồng thuốc nam, đẩy mạnh công tác văn hóa - văn nghệ, thông tin đến tuyến cơ sở. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 62 - 70)