Về văn hóa, thể dục thể thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 78 - 83)

7. Cấu trúc của luận văn

3.2. Về văn hóa, thể dục thể thao

Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực và nguồn lực nội sinh để phát triển kinh tế - xã hội, nên Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, chăm lo, đầu tư xây dựng và phát triển văn hóa. Tiếp tục quán triệt thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) (1998), về xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI), năm 2014, về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Gò Quao đã chú trọng tập trung xây dựng văn hóa ở những hoạt động chủ yếu như:

Về hoạt động văn hóa - thông tin: Huyện đã đẩy mạnh, tập trung vào tuyên truyền các chủ trương, giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội, tuyên truyền ngày lễ lớn của dân tộc, tỉnh, huyện. Ủy ban nhân dân huyện xây dựng hệ thống truyền thanh cơ sở, chỉ đạo các đơn vị thực hiện. Ngay từ năm 1986, với 3 phương thức: tuyên truyền miệng, triển lãm tranh ảnh và văn nghệ, đội thông tin lưu động đã phục vụ nhiều đêm cho 16 ngàn lượt người xem và nghe, kể cả tấm bảng, khẩu hiệu và biểu tượng. Đội chiếu bóng VIDEO CASSETER phục vụ 120 ngàn lượt người xem, bình quân 1 người được xem chiếu phim 1 lần/ năm. Thư viện có 4.000 cuốn sách, trong năm phục vụ hơn 9 ngàn độc giả, cho mượn 18 ngàn lượt sách, phát hành 23 ngàn cuốn sách các loại. Sưu tầm được 52 hiện vật, xây dựng nhà truyền thống. Xuất bản định kỳ tờ tin và các tập san, tập thơ, ca cổ [2 tr.5]. Huyện

78

Gò Quao đã chủ động phối hợp với với Đài truyền hình Cần Thơ xây dựng bộ phim, dài 2 tập “Gò Quao những chặng đường lịch sử”, nhằm tuyên truyền và giáo dục truyền thống cách mạng, văn hóa, con người huyện Gò Quao cho các tầng lớp nhân dân trong địa bàn huyện. Phong trào đọc sách, báo có bước tiến bộ theo hướng đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, góp phần tích cực phục vụ nhiệm vụ chính trị, nâng cao nhận thức tư tưởng, giáo dục thị hiếu lành mạnh đáp ứng một phần nhu cầu hưởng thụ của nhân dân.

Ngoài ra, huyện cho xuất bản tờ Tin Gò Quao, với 6.500 tờ/số, phát hành rộng rãi đến các đơn vị trong toàn huyện. Công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật Nhà nước cho các tầng lớp nhân dân. đài truyền thanh tích cực tuyên truyền, phản ánh các phong trào hành động cách mạng, biểu dương tốt việc tốt, nhân tố tích cực và phê phán các biểu hiện tiêu cực trong Đảng, Nhà nước và ngoài xã hội.

Huyện chủ động thành lập các cụm loa truyền thanh cơ sở, trang thiết bị của Đài Truyền thanh huyện được đầu tư nâng cấp phục vụ tốt công tác thông tin - tuyên truyền, năm 2001 toàn huyện có 9 xã được trang bị bộ thu phát truyền thanh, đến năm 2016 có 100% các xã được trang bị và tự trang bị đài truyền thanh.

Ngoài ra, huyện Gò Quao tiếp tục thực hiện chủ trương phát các điểm bưu điện văn hóa, đến năm 2016, 10/10 xã xây dựng hoàn thành bưu điện văn hóa xã. Tính đến năm 2015, toàn huyện có 23.900 máy điện thoại, trong đó có 20.300 điện thoại di động, 100% xã, thị trấn có điện thoại.

Về phong trào văn hóa, văn nghệ: Phong trào văn hóa, nghệ thuật đã có bước chuyển biến tích cực điển hình như: Phong trào thực hiện nếp sống văn hoá mới được mọi tầng lớp nhân dân trong huyện tích cực tham gia. Nhiều gia đình và cá nhân tiêu biểu giữ nồng cốt cho phong trào văn hóa văn nghệ, các tập tục lạc hậu mê tín dị đoan được tiếp tục bài trừ.

79

Giai đoạn từ 1996 đến 2016, hoạt động văn hóa, văn nghệ có sự chuyển biến và phát triển, đáp ứng yêu cầu về đời sống tinh thần cho Nhân dân. Các phong trào văn hóa, văn nghệ tiếp tục phát triển và từng bước nâng lên về chất lượng. Chú trọng xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; duy trì và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; quan tâm phát huy văn hóa, lễ hội truyền thống trong đồng bào dân tộc Khơmer. Đã tranh thủ quy hoạch, phục dựng lại các khu di tích căn cứ trong kháng chiến, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ. Thực hiện “Quy chế dân chủ ở cơ sở” từng bước đi vào thực chất. Hoạt động thông tin, truyền thanh đảm bảo phục vụ tốt cho nhiệm vụ chính trị của đảng bộ huyện.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, đã phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị, nhất là Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng, ban chỉ đạo phong trào, đã triển khai được chương trình công tác với nhiều hình thức thiết thực trong đời sống của nhân dân.

Đời sống văn học, nghệ thuật trong những năm qua đã có bước phát triển mới, người dân ngày một quan tâm đến sáng tác, hưởng thụ văn học nghệ thuật, người tham gia sáng tác văn học nghệ thuật ngày càng nhiều hơn. Tại các địa phương, trường học, đơn vị… thành lập nhiều câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa bổ ích như: Câu lạc bộ âm nhạc, hát, thơ ca... Huyện đã tổ chức hàng trăm hội thi, hội diễn văn nghệ cấp huyện và cơ sở, đặc biệt là hội diễn nghệ thuật quần chúng và hội thi văn hóa văn nghệ chào mừng các sự kiện, ngày lễ lớn của đất nước, của tỉnh và huyện.

Về phong trào thể dục thể thao: Hoạt động thể dục thể thao đã được Huyện quan tâm đầu tư nên có bước phát triển vượt bậc, trong đó phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo các tầng

80

lớp nhân dân tham gia. Nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị đã xây dựng được các câu lạc bộ thể dục thể thao, hằng năm đã tổ chức được các giải ở cơ sở và cấp huyện. Trong năm 1987, toàn huyện đã thành lập 17 đội bóng, thi đấu 70 trận. Các bộ môn thể dục khác và hoạt động thể dục chỉ giữ vững trong phạm vi trường học [2; tr.6]. Phong trào thể dục-thể thao quần chúng tiếp tục phát triển; một số môn thể thao đạt thành tích cao được quan tâm duy trì và phát huy hiệu quả như đóng góp vận động viên điền kinh tham gia và đạt giải khu vực, quốc gia, đội ghe truyền thống nữ của huyện Gò Quao đại diện Việt nam tham dự Seagame và đạt huy chương vàng.

Phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” được phát huy; các tiêu chí về rèn luyện thể dục - thể thao được chú trọng trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Năm 2010, toàn huyện có hàng chục đội bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, có 550 gia đình được công nhận là gia đình thể thao, số người tham gia rèn luyện sức khỏe thường xuyên chiếm 15,8% dân số [8; tr.11].

Đến năm 2016, toàn huyện thành lập được 58 câu lạc bộ thể dục - thể thao tại các thôn, bản, khu phố và trong cơ quan Nhà nước, có trên 3 vạn người tham gia luyện tập thường xuyên, đạt tỷ lệ 35% dân số và hộ 4.298 (đạt 19,5%) gia đình đạt tiêu chí gia đình thể thao [14; tr.9]. Tất cả các xã đều có sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông..., phục vụ nhu cầu cho quần chúng nhân dân thường xuyên tập luyện thể dục - thể thao.

Hoạt động của các dịch vụ văn hóa: Dịch vụ văn hóa bao gồm các hoạt động khá đa dạng và gồm nhiều thành phần xã hội tham gia và có thể khẳng định loại hình sinh hoạt này ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong huyện. Các loại dịch vụ văn hoá đang ngày càng phát triển ở Gò Quao bao gồm: hoạt động kinh doanh Karaoke; cửa hàng

81

quảng cáo; nhà hàng ẩm thực; nhà nghỉ; dịch vụ Internet;… Các ngành chức năng trong huyện đã tích cực chỉ đạo, hướng dẫn để các chủ cơ sở hoạt động đúng pháp luật, đem lại hiệu quả kinh tế cao của các dịch vụ văn hoá.

Thư viện huyện được mở cửa thường xuyên, đáp ứng nhu cầu đọc sách ngày càng tăng của nhân dân. Tính đến năm 2016, tổng số đầu sách trong thư viện huyện là gần 8.500 đầu sách.

Từ năm 1986 đến 2016, thực hiện công cuộc đổi mới, nếp sống văn hóa trong nhiều gia đình, cơ quan, khối phố, ấp…có sự chuyển biến rõ rệt. Tinh thần đoàn kết, sống hoà thuận, giúp đỡ lẫn nhau trong các mối quan hệ gia đình, thôn ấp được củng cố. Các phong tục như cuới xin, tang lễ, ..cũng đã có nhiều đổi thay tiến bộ. Số lượng các gia đình văn hoá, ấp văn hóa, cơ quan văn hoá ngày càng tăng lên. Phong trào thể dục thể thao của huyện Gò Quao đã lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia, đặc biệt là phong trào tập thể dục rèn luyện thân thể, qua đó góp phần nâng cao sức khỏe và tinh thần cho nhân dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, trong lĩnh vực văn hóa xã hội thời kỳ này còn nhiều bức bách cần giải quyết, đó là: Các giải pháp xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm trong nông thôn thực hiện thiếu đồng bộ, không thường xuyên, nên kết quả đạt được còn thấp. Cuộc vận động nếp sống văn minh, xây dựng gia đình văn hóa còn nặng tính hình thức. Một số văn hóa phẩm độc hại đang lén lút truyền bá trên địa bàn, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, đánh đề, mê tín dị đoan tuy đã cố gắng ngăn chặn nhưng chưa được giải quyết cơ bản. Trung tâm văn hóa thể dục, thể thao huyện còn chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ, việc thành lập các câu lạc bộ thể thao còn mang tính tự phát của một tổ chức hoặc của một nhóm người, chưa thấy sự vào cuộc của chính quyền địa phương. Một số giá trị văn hóa truyền thống có chiều hướng bị mai một, nhất là các giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Khơmer.

82

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 78 - 83)