Về lao động, việc làm, môi trường và thực hiện các chính sách xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 70 - 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Về lao động, việc làm, môi trường và thực hiện các chính sách xã hội

3.1.1. Về lao động, việc làm

Việc làm là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển kinh tế. Phân tích động thái thay đổi của việc làm cho phép đánh giá tác động của chuyển đổi kinh tế và đề xuất các chính sách việc làm phù hợp tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương, một quốc gia. Giải quyết việc làm cho người lao động là biện pháp trung tâm của mọi quốc gia, nó cho phép không chỉ giải quyết được các vấn đề kinh tế mà cả các vấn đề xã hội.

70

Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, lực lượng lao động trong khu vực nhà nước bị giảm sút. Lực lượng lao động xã hội tăng lên do tăng dân số tự nhiên. Do vậy, vấn đề giải quyết việc làm là việc cấp bách của mỗi địa phương trong cả nước trong đó có huyện Gò Quao. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Đảng bộ và chính quyền huyện Gò Quao đã triển khai thực hiện các chủ trương, biện pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn huyện.

Năm 1986, huyện Gò Quao chủ yếu có lực lượng lao động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 98% so với tổng số lao động của toàn huyện, một số ít lao động tập trung chủ yếu trong ngành kinh tế quốc doanh nhà nước như phục vụ công tác mua bán của huyện. Qua thực hiện đường lối đổi mới, và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đến năm 1991, lao động huyện Gò Quao có sự chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nhiệp xây dựng, theo niên giám thống kê 1991 - 1996 của Phòng thống kê huyện Gò Quao đã xác định: lao động trong nông nghiệp có 66.598 người (chiếm 91,4% so với tổng số lao động); lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có 1.096 người (chiếm 1,5% so với tổng số lao động); còn lại là trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ; đến năm 1996, cơ cấu lao động trong các ngành cũng đã có sự chuyển dịch sang các ngành mang lại giá trị cao: trong lĩnh vực nông nghiệp có 59.905 (chiếm 89,6% so với tổng số lao động trên các lĩnh vực, so với năm 1986 đã giảm từ 91,4% xuống còn 89,6%); lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có 1.956 lao động (chiếm 2,92%, so với năm 1986 đã tăng thêm 1,42%); còn lại là lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Đến năm 2016, có sự chuyển dịch rất lớn trong cơ cấu ngành của ngành lao động: lĩnh vực nông nghiệp có 48.471 lao động (chiếm 56,91% so với tổng số lao động); lĩnh vực công nghiệp - xây dựng có 14.251 lao động (chiếm 16,73% so với tổng số lao động); lĩnh vực thương mại - dịch vụ chiếm 26.36% so với tổng số lao động.

71

Bảng 3.1: Lao động trong các lĩnh vực qua các năm

Nội dung/ Năm 1986 1991 1996 2001 2006 2011 2016

Tổng nguồn lao động 61,593 72,890 66,905 73,542 69,605 88,020 85,174 + Nông nghiệp 58,516 66,598 59,925 64,745 61,331 72,438 48,471 + Công nghiệp - xây dựng 316 1,096 1,956 2,668 2,182 4,224 14,251 + Dịch vụ 1,711 4,081 5,024 4,472 4,118 9,101 20,335 + Quản lý nhà nước 86 91 86 90 205 930 + Khác 964 1,024 1,571 1,884 2,052 2,174

Như vậy, mỗi giai đoạn 5 năm có sự chuyển dịch cơ cấu trong lao động ngành nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, mỗi giai đoạn 5 năm sự chuyển dịch cơ cấu tăng, giảm của mỗi lĩnh vực kinh tế khoảng từ 2% - 5%, có sự chuyển dịch ở mức độ đó là do quá trình thực hiện chuyển dịch dần dần, từng bước vững chắc và sự đầu tư cho lĩnh vực công nghiệp trong những năm đầu thực hiện đổi mới là không nhiều, mà có sự chuyển dịch nhiều là bắt đầu từ năm 2011 trở lại đây, nhờ huyện kêu gọi và đầu tư xây dựng khu công nghiệp Vĩnh Hòa Hưng Nam trên địa bàn huyện và kêu gọi công ty Foster đặt chi nhánh và hoạt động tại cụm công nghiệp, công ty sản xuất gạch không nung… và gần đây huyện kêu gọi xây dựng nhà máy may tại khu vực Lộ Quẹo (xã Định An) đã góp phần rất lớn trong việc giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đồng thời đã chuyển dịch lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp trên địa bàn huyện.

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2016, huyện Gò Quao đã cụ thể hóa nhiều chính sách, giải pháp của Trung ương, của tỉnh thành các kế hoạch cụ thể nhằm giải quyết việc làm gắn với thực hiện lồng ghép các chương trình phát triển kinh tế - xã hội tạo điều kiện thuận lợi để lao động có việc làm, tự tìm việc làm phù hợp, như phối hợp với các công ty hoạt động trên địa bàn

72

huyện để tuyển con em địa phương vào làm việc; xã cũng phối hợp cùng ngân hàng, quỹ tín dụng đấu mối cho nhân dân vay vốn, trong đó tận dụng vốn vay cho các chương trình xóa đói, giảm nghèo, đi xuất khẩu lao động… Nhờ việc thực hiện tốt các giải pháp đó, nên ở Gò Quao lao động được giải quyết việc tốt, tận dụng được lao động lúc nông nhàn, đồng thời cũng tạo việc làm cho người lao động tại địa phương

Phụ lục 3.1. Lao động qua năm từ 1986-2016

73

Với sự nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị, nhất là tinh thần chủ động học nghề và tìm việc làm của người lao động nên tỷ lệ người lao động tìm được việc làm ngày càng tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm của huyện còn tương đối cao, nhất là lao động lúc nông nhàn. Điều này, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với Đảng bộ và chính quyền huyện Gò Quao cần quan tâm hơn nữa trong việc giải quyết việc làm cho người dân, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương.

3.1.2. Về chính sách xã hội

Được quan tâm thực hiện tốt, kịp thời giải quyết các chế độ, chính sách cho các đối tượng theo quy định. Thực hiện các chính sách đối với các đối tượng chính sách và những người có công ngày càng tốt hơn. Chính sách giúp đỡ những người bất hạnh, trẻ em mồ côi, học sinh hiếu học, mở lớp học tình thương; cải tạo những người vi phạm pháp luật, phạm tội kết quả có nhiều tiến bộ. Trong năm 1994, đời sống đại bộ phận các tầng lớp nhân dân tiếp tục được cải thiện, số hộ giàu, khá tăng nhanh, cơ bản không còn hộ đói phải trợ cấp xã hội. Thực hiện chủ trương xoá đói giảm nghèo bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực, làm tăng thêm tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua nghèo khó, hạn chế cho vay nặng lãi và sự gia tăng hộ nghèo. Thực hiện các chính sách đối với các đối tượng chính sách và những người có công ngày càng tốt hơn, xây dựng thêm 30 ngôi nhà tình nghĩa [4, tr.9]. Chính sách giúp đỡ những người bất hạnh, trẻ em mồ côi, học sinh hiếu học, mở lớp học tình thương; cải tạo những người phạm tội kết quả có nhiều tiến bộ.

Trong giai đoạn 2010 - 2015, huyện đã thực hiện xây dựng mới 29 căn nhà, sửa chữa 2 căn nhà tình nghĩa với tổng trị giá trên 1,9 tỷ đồng. Giữ vững thành tích làm tốt công tác chính sách. Chính sách an sinh xã hội được thực

74

hiện đúng quy định. Đặc biệt là chính sách đối với đồng bào dân tộc, người nghèo, cận nghèo, người cao tuổi, trẻ em và người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Quan tâm phối hợp với các ngành liên quan tư vấn, mở các lớp dạy nghề cho 345 lao động. Tạo điều kiện giải quyết việc làm cho 1.510 lao động, nâng tổng số lao động qua đào tạo là 1.759/4.805. Chính sách với hộ nghèo được quan tâm đúng mức từ ưu tiên xét vay vốn nghèo, tạo công ăn việc làm đến hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo, do đó tỷ lệ giảm nghèo từ 9,67% giảm xuống còn 2,89%; hộ cận nghèo giảm từ 9,2% giảm xuống còn 5,03% [45, tr.186]. Việc thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo đã có nhiều giải pháp tổ chức có hiệu quả. Trước hết đã tuyên truyền giúp các hộ nghèo có nhận thức đúng, không mặc cảm với chính mình. Mặt khác, hướng dẫn phương pháp, kỹ thuật làm ăn, tạo điều kiện cho họ được vay vốn trên các kênh, đặc biệt là xây dựng phong trào tương trợ trong cộng đồng để tạo việc làm phát triển kinh tế.

3.1.3. Về công tác môi trường

Qua 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế từng bước phát triển và kéo theo đó là sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp…mà hoạt động của các cơ sở này sẽ tạo ra khối lượng chất thải rất lớn. Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất trồng trọt và chăn nuôi của người dân cũng tạo ra không ít chất thải từ các trang trại chăn nuôi, các loại phân bón và thuốc trừ sâu có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Ủy ban nhân dân huyện Gò Quao thường xuyên tuyên truyền, phổ biến các chủ trương chính sách về vệ sinh môi trường, hướng dẫn và vận động nhân dân xây hố và xử lý rác thải tại gia đình. Tổ chức phát động hưởng ứng tuần lễ nước sạch, vệ sinh môi trường và trồng cây xanh hàng năm trên địa

75

bàn toàn huyện. Thường xuyên kiểm tra vận động các hộ chăn nuôi với quy mô lớn phải có biện pháp xử lý về môi trường, công tác vệ sinh môi trường được các ấp bổ sung vào hương ước quy ước để tạo điều kiện cho việc theo dõi và quản lý. Ý thức bảo vệ môi trường trong nhân dân từng bước được nâng lên. Chăn nuôi nhỏ lẻ theo quy mô hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam nói chung và huyện Gò Quao nói riêng và tập quán lâu đời của người dân, hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình đã góp phần tăng thu nhập cho hộ gia đình và cải thiện bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên do chăn nuôi với quy mô nhỏ nên vấn đề đảm bảo môi trường sinh thái của hộ gia đình và cộng đồng dân cư sẽ gặp nhiều khó khăn, các phế phẩm từ chăn nuôi không được xử lý đúng mà xả thải trực tiếp ra môi trường, ra các dòng sông, từ đó đã gây ảnh hưởng và làm ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm dòng sông và lâu ngày ảnh tác động không tốt đến sức khỏe của mọi người. Xác định được sự ảnh hưởng lâu dài đến môi trường và đến sự sống của mọi người, những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã bổ sung và hoàn thiện quan điểm phát triển kinh tế là phải phát triển nhanh và bền vững, từ đó đã đề ra nhiều giải pháp thực hiện để chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế trong đó có vấn đề chăn nuôi tại hộ gia đình nông thôn, trên cơ sở đó, huyện đã tập trung nhiều giải pháp phối hợp cùng với các sở, ngành cấp tỉnh để triển khai nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và đảm bảo môi trường trong chăn nuôi nói riêng. Một trong những mô hình và cách làm được huyện đồng thuận triển khai rộng khắp trên địa bàn đó là vận động hộ chăn nuôi lắp đặt túi biogas để xử lý phế phẩm trong chăn nuôi, một mặt vừa đảm bảo cho môi trường, mặt khác vừa có thể sử dụng sản phẩm gas tại gia đình, kết quả đến năm 2016, toàn huyện đã hỗ trợ và lắp đặt được 400 túi biogas, và hộ gia đình tự lắp đặt được 367 túi biogas [15; tr.7].

76

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế thì đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân cũng ngày càng được nâng cao và cùng với đó là rác thải sinh hoạt do con người thải ra ngày càng nhiều, trong đó có nhiều loại rác thải khó phân hủy. Tất cả các loại rác thải từ hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của nhân dân nêu trên, nếu như không được xử lí tốt thì sẽ gây ra nguy cơ ô nhiễm môi trường rất lớn. Nhận thức rõ được điều đó, những năm qua, huyện đã thực hiện nhiều biện pháp để xử lí nguồn rác thải, bảo vệ nguồn nước và không khí trong lành. Cụ thể, các cơ quan chức năng đã có những biện pháp: Thường xuyên phát động các đợt tổng vệ sinh môi trường tại các khu vực dân cư sinh sống. Đẩy mạnh kiểm tra vấn đề xử lí chất thải ở các cơ sở sản xuất. Thành lập các đội đi thu gom rác thải ở các cụm dân cư đồng thời thực hiện xử lý bằng công nghệ đốt. Phát động phong trào trồng cây xanh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường… trong năm 2016, toàn huyện có 12 đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường với 165 thành viên hoạt trên địa bàn 11 xã, thị trấn; ngoài ra, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội của xã phối hợp vận động thành lập 367 đội, tổ với 2.287 thành viên tổ chức hoạt động về lĩnh vực môi trường tại địa bàn các chi, tổ hội đoàn thể; song song đó, trong thực hiện giải pháp về xử lý rác thải tại hộ gia đình, đã tổ chức phối hợp vận động hộ gia đình xây dựng được 2.657 lò đốt rác [15; tr.6]. Từ những kết quả trên đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc thu gom xử lý rác thải và thay đổi dần thói quen sử dụng túi nhựa khó phân hủy bằng các sản phẩm thân thiện môi trường.

Bằng những biện pháp và việc làm thiết thực của các cơ quan chức năng, cùng với ý thức của người dân trong xã ngày càng được nâng cao, công tác giữ gìn vệ sinh môi trường đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận: Các cơ sở sản xuất, trang trại chăn nuôi về cơ bản đã làm tốt công tác xử lí chất thải, không có tình trạng các cơ sở sản xuất thải chất thải ra sông, suối, ao, hồ hoặc

77

đổ các chất thải không đúng nơi quy định. Các đội thu gom rác thải hoạt động có hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường ở các khu dân cư và chở rác thải đến đúng nơi quy định. Ý thức tự giác dọn dẹp và tự giữ gìn vệ sinh môi trường của nhân dân trong huyện được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 70 - 78)