Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 30 - 35)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm

2.1. Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến 2016 đến 2016

Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới: Cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong 10 năm đầu (1976 - 1986) với việc thực hiện hai kế hoạch 5 năm do Đại hội Đảng lần thứ IV, lần thứ V đề ra; bên cạnh những thành tựu và những ưu điểm, chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, cả sai lầm, khuyết điểm. Trong khi khó khăn của ta ngày càng lớn mà những sai lầm chậm được sữa chữa đã đưa đến khủng hoảng, trước hết về kinh tế - xã hội, đòi hỏi phải đổi mới. Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986) đã đánh dấu sự mở đầu của thời kì đổi mới. Đây là đổi mới đất nước trong quá trình đi lên CNXH chứ không phải thay đổi mục tiêu CNXH. Đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị đến tư tưởng - xã hội.

Đại hội Đại biểu lần thứ VI của Đảng diễn ra trong bối cảnh cuộc tổng cải cách giá - lương - tiền cuối năm 1985 có nhiều sai lầm, làm cho kinh tế của Việt Nam càng trở nên khó khăn (tháng 12/1986, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845,3%). Việt Nam đã không thực hiện được mục tiêu đề ra là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định đời sống nhân dân. Nền kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Trên cơ sở đánh giá chung của Trung ương Đảng, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội tháng 12 năm 1986 với phương châm: “Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói đúng sự thật” đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước và cải cách kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Đại hội khẳng định:

30

“Muốn đưa nền kinh tế sớm thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, trong đó các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất có quy mô và trình độ sản xuất khác nhau phải được bố trí cân đối, liên kết với nhau, phù hợp với điều kiện thực tế phát triển ổn định” và “Trong những năm còn lại của chặng đường đầu tiên, trước mắt là trong kế hoạch 5 năm phải tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện cho được ba chương trình mục tiêu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu [19; tr.82].

Tiếp tục đường lối đổi mới, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6 năm 1991) đã khẳng định: Tiếp tục đưa sự nghiệp đổi mới tiến theo con đường XHCN và xác định mục tiêu tổng quát của 5 năm (1991 - 1995): “Vượt qua mọi khó khăn thách thức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị, đẩy lùi tiêu cực và bất công xã hội, đưa nước ta cơ bản vượt ra khỏi tình trạng khủng hoảng hiện nay” [20;tr.25]. Đại hội cũng thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH; chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm 2000.

Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cải tạo quan hệ sản xuất, các thành phần kinh tế lạc hậu kìm hãm sự phát triển. Xóa bỏ cơ chế quản lí tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước. Thực hiện chính sách mở cửa, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, mở rộng sự phân công lao động và hợp tác kinh tế quốc tế.

Xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân do Đảng cộng sản lãnh đạo. Xây dựng nền dân chủ XHCN, nhấn mạnh quan điểm “Lấy dân làm gốc”. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân,

31

chuyên chính đối với mọi hành động xâm phạm lợi ích của tổ quốc. Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Nhìn chung từ 1986 - 1995, Đảng ta chủ trương đổi mới nền kinh tế nhằm giải phóng sức sản xuất và tiến hành phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho CNXH, khơi dậy các tiềm năng kinh tế, động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường góp sức vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng họp từ ngày 22/6 đến ngày 01/7/1996 đã rút ra sáu bài học chủ yếu của 10 năm đổi mới: Giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị; Xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái; Mở rộng và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của cả dân tộc; Mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại; Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, coi xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt. Đại hội chủ trương chuyển sang thời đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến năm 2020, đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. [21; tr.85].

32

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã họp từ ngày 19 đến ngày 22/4/2001 với chủ đề là: Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội nhấn mạnh một số bài học chủ yếu như: Một là, trong quá trình đổi mới phải kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hai là, đổi mới phải dựa vào nhân dân, vì lợi ích của nhân dân, phù hợp với thực tiễn, luôn luôn sáng tạo. Ba là, đổi mới phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Bốn là, đường lối đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp đổi mới. Đại hội cho rằng con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học - công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau. Lợi ích giai cấp công nhân thống nhất với lợi ích của toàn dân tộc trong mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…

Tháng 4/2006, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng họp với chủ đề: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển”. Đánh giá thành tựu của công cuộc đổi mới (1986 - 2006). Đại hội đã chỉnh sửa 6 đặc trưng của CNXH do Đại hội VII nêu ra và bổ sung thêm 2 đặc trưng mới là: Dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh và Có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân

33

dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản” [23; tr.98].

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã diễn ra từ ngày 12/01/2011 đến 19/01/2011 với chủ đề: Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Cương lĩnh bổ sung, phát triển năm 2011 được Đại hội thông qua đã xác định xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội có 8 đặc trưng: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới” [24; tr.96].

Đại hội lần thứ XII của Đảng diễn ra từ ngày 20 đến 28-1-2016 với tinh thần: “Đoàn kết, Dân chủ, Kỷ cương, Đổi mới”. Đại hội cho rằng ba mươi năm đổi mới là một giai đoạn lịch sử quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, đánh dấu sự trưởng thành về mọi mặt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử;đồng thời cũng còn nhiều vấn đề lớn, phức tạp, nhiều hạn chế, yếu kém cần phải tập trung giải quyết, khắc phục để tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững hơn. Mục tiêu tổng quát trong 5 năm 2016 - 2020 là: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh. Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ

34

nghĩa. Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Giữ gìn hoà bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước; nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới” [25; tr.89].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chuyển biến kinh tế xã hội huyện gò quao, tỉnh kiên giang từ năm 1986 đến năm 2016 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)