Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trung học cơ sở trong dạy hình học phẳng lớp 9 (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Theo [26, tr.33], Quá trình GQVĐ TT về cơ bản là một quá trình mô hình hóa TH theo PISA, được thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1. Quá trình GQVĐ TT

Ở Sơ đồ 1.1: (1) Bắt đầu từ một vấn đề được đặt ra trong thế giới thực; (2) Nhận ra các kiến thức toán phù hợp với vấn đề, tổ chức lại vấn đề theo các khái niệm TH; chọn lọc các yếu tố thực tế để chuyển vấn đề thành một bài toán thể hiện cho tình huống; (3) Chuyển đổi từ vấn đề thực tế sang vấn đề

20

TH, xác định các thông tin TH cần thiết, nhận ra các khái niệm TH, đưa ra các cấu trúc, biểu diễn, đặc trưng TH liên quan để đưa bài toán thực tế đã xây dựng về một mô hình TH cụ thể; (4) Lựa chọn, sử dụng phương pháp và công cụ TH phù hợp để giải quyết một vấn đề đã được thiết lập dưới dạng mô hình TH. Sản phẩm cuối cùng ở bước này là một kết quả TH; (5) Xem xét kết quả TH trong ngữ cảnh của tình huống thực tế ban đầu, điều chỉnh các kết quả cho phù hợp và làm cho kết quả đó có ý nghĩa đối với tình huống thực tế, xác định những hạn chế của lời giải. Do đó, quá trình tiến hành hoạt động GQVĐ TT có thể mô tả như sau: BTCTHTT→Mô hình hóa TH→Sử dụng các phương pháp toán học trên mô hình để tìm lời giải→Xem xét và chọn lựa lời giải thích hợp.

Từ các khái niệm về vấn đề thực tiễn và NLGQVĐ, Chúng tôi cho rằng:

NLGQVĐ TT của HS trong học toán là NL trả lời câu hỏi đặt ra từ những tình huống TT trong học tập môn toán, trong học tập những môn khác ở trường phổ thông và trong TT cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trung học cơ sở trong dạy hình học phẳng lớp 9 (Trang 28 - 29)