Phân tích hậu nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trung học cơ sở trong dạy hình học phẳng lớp 9 (Trang 92 - 100)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Phân tích hậu nghiệm

Kết quả thu được như sau:

Bài toán 1: Tất cả Hs đều thực hiện theo chiến lược mong đợi. Các em thực hiện tốt các năng lực thành tố là tìm hiểu vấn đề, thiết lập mô hình toán học

84

và lập kế hoạch. Có một vài HS không xấp xỉ ở kết quả, dẫn đến việc kết luận không chính xác. Có HS không trả lời tình huống ban đầu.

- Bài làm của HS:

Lời giải trên của HS đã không chính xác ở câu kết luận.

Bài toán 2:

- Số HS thực hiện chiến lược “Sử dụng định Py-ta-go”: 32

- Số HS thực hiện chiến lược “Sử dụng kết quả bài toán phụ”: 02

- Hầu hết HS đều thực hiện tốt việc tìm hiểu vấn đề và lập giải pháp; một số HS thiết lập không gian vấn đề chưa rõ ràng, một số HS chưa thể hiện khoảng

85

cách tối đa từ đỉnh núi nhìn thấy địa điểm T trên mặt đất chính là tiếp tuyến AT của (O); một số HS không trả lời yêu cầu của bài toán ban đầu.

- Bài làm của HS:

Bài làm này của HS chỉ giải quyết bài toán theo mô hình toán học đã xây dựng, nhưng HS chưa trả lời yêu cầu của bài toán.

Bài toán 3: Đa số HS giải khá tốt bài toán. Tuy nhiên, một số HS chưa thiết lập không gian vấn đề rõ ràng, trình bày lời giải toán chưa chặt chẽ, không chú ý đến việc để dấu xấp xỉ ở kết quả. Kết luận chưa chính xác hoặc không kết luận.

86

Bài làm này HS đã không để dấu xấp xỉ ở kết quả và không trả lời đề bài.

Bài toán 4: Có 30 HS thực hiện chiến lược “Sử dụng định Py-ta-go”; có 4 HS thực hiện chiến lược “Sử dụng kết quả bài toán phụ”. Trong các bài làm của HS, có 1 bài như sau:

Bài giải trên HS tính sai AT, dẫn đến lời giải bài toán sai. Như vậy, theo đánh giá hiện nay, bài làm này sẽ không được điểm, điều đó đồng nghĩa với việc NL của em cũng như các HS không giải được bài là như nhau. Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy NLGQVĐ của em HS này hoàn toàn hơn hẳn với HS không giải được bài toán. Như vậy việc đánh giá hiện nay cũng chưa phản ánh đúng NLHS trong trường hợp này.

87

Bài toán này cho ta thấy, tìm hiểu vấn đề trong bài toán chứa tình huống thực tiễn là cần thiết, không phải tất cả yếu tố đề bài cho đều liên quan đến cái cần tìm. Việc lựa chọn yếu tố nào liên quan đến cái cần tìm phụ thuộc vào NL của mỗi HS. Trong bài làm này, HS chưa đáp ứng yêu cầu của đề bài, HS chưa phân rõ giả thiết nào liên quan đến yếu tố cần tìm. Như vậy, bài làm chỉ đạt được mức 3 của thành tố tìm hiểu vấn đề.

Qua bài 2 giải trên cho ta thấy, thang đánh giá đã được xây dựng trong chương 2 là đánh giá đúng NL của HS.

Bài toán 5: Không thực hiện đánh giá thành tố thiết lập không gian vấn đề vì đề bài đã cho. Một số HS không giải được bài toán; một số HS trả lời sai yêu cầu bài toán hoặc không thể hiện rõ là vì sao nhận được kết quả đó.

88

Bài làm trên HS đã chưa lí giải được vì sao chọn x1,8 và loại kết quả x1, 2.

Số HS đạt được ở mỗi mức độ được thống kê như sau: * Tìm hiểu vấn đề

Bảng 2.5. Thống kê NL tìm hiểu vấn đề của HS

Bài toán Mức độ đạt được

0 1 2 3 Bài toán 1 34 Bài toán 2 34 Bài toán 3 34 Bài toán 4 3 4 7 20 Bài toán 5 2 32

* Thiết lập mô hình toán học

89

Bài toán Mức độ đạt được

0 1 2 3

Bài toán 1 34

Bài toán 2 6 28

Bài toán 3 5 29

Bài toán 4 7 2 3 22

Bài toán 5 Không đánh giá

Trường hợp không đánh giá thì phần trăm số điểm được chia đều ở tiêu chí lập kế hoạch, thực hiện giải pháp và đánh giá, phản ánh giải pháp.

* Lập kế hoạch

Bảng 2.7. Thống kê NL lập kế hoạch của HS

Bài toán Mức độ đạt được

0 1 2 3 Bài toán 1 34 Bài toán 2 34 Bài toán 3 34 Bài toán 4 13 2 2 17 Bài toán 5 6 29 * Thực hiện giải pháp

Bảng 2.8. Thống kê NL thực hiện giải pháp của HS

Bài toán Mức độ đạt được

0 1 2 3 Bài toán 1 5 29 Bài toán 2 2 5 27 Bài toán 3 2 8 24 Bài toán 4 14 3 3 14 Bài toán 5 6 7 21

90

* Đánh giá, phản ánh giải pháp

Bảng 2.9. Thống kê NL đánh giá, phản ánh giải pháp của HS

Bài toán Mức độ đạt được

0 1 2 3 Bài toán 1 3 9 16 6 Bài toán 2 3 0 7 24 Bài toán 3 3 1 10 20 Bài toán 4 1 19 5 9 Bài toán 5 12 3 4 15

* Ngoài ra, Nếu thực hiện theo cách thống kê điểm như hiện nay:

Điểm giỏi: từ 8 điểm đến 10 điểm Điểm khá: từ 6,5 điểm đến dưới 8 điểm

Điểm trung bình: từ 5 điểm đến dưới 6,5 điểm Điểm yếu: từ 3,5 điểm đến dưới 5 điểm

Điểm kém: từ 0 điểm đến dưới 3,5 điểm Thì kết quả bài kiểm tra của HS thống kê như sau:

Bảng 2.10. Thống kê kết quả bài kiểm tracủa HS

Điểm Số bài Tỉ lệ phần trăm

Giỏi 26 76,5%

Khá 5 14,7%

Trung bình 3 8,8%

* Kết quả trung bình môn toán học kì 2 của các HS:

Bảng 2.11. Thống kê kết quả kết quả trung bình môn toán học kì 2 của HS

Điểm Số bài Tỉ lệ phần trăm

Giỏi 27 79,4%

Khá 5 14,7%

91

Qua 2 kết quả trên, bước đầu cho chúng ta thấy, thang đánh giá cho kết quả khá tương đồng với học lực bộ môn toán của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trung học cơ sở trong dạy hình học phẳng lớp 9 (Trang 92 - 100)