Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trung học cơ sở trong dạy hình học phẳng lớp 9 (Trang 102 - 132)

8. Cấu trúc luận văn

3.7. Kết luận chương 3

Trong chương này, chúng tôi đã giới thiệu mục đích, đối tượng, hình thức, nội dung cũng như tiến trình thực nghiệm của đề tài. Trong suốt quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã thu thập và tiến hành phân tích các dữ liệu thu được. Kết thực nghiệm cho thấy:

- Thực nghiệm đã đạt được mục đích đề ra, đó là xem xét được tính khả thi và tính hiệu quả của phương án đánh giá NLGQVĐ TT của học sinh THCS trong dạy hình học phẳng lớp 9.

- Sau khi áp dụng thang đánh giá NLGQVĐ TT của học sinh THCS trong dạy hình học phẳng lớp 9, chúng tôi nhận ra các ưu điểm, khuyết điểm của thang đánh giá và những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng thang đánh giá này.

- Với nghiên cứu này bước đầu cho thấy, đánh giá NL GQVĐ TT của HS là thực hiện được. Do vậy, trong dạy học, nếu giáo viên xây dựng được thang đánh giá cho từng lĩnh vực cụ thể thì sẽ đánh giá được NL của học sinh. Bên cạnh đó, với thang đánh giá này, kết quả đánh giá HS có thể có sự thay đổi so với cách đánh giá theo đáp án như hiện nay. Sự thay đổi đó sẽ góp phần không nhỏ vào việc thực hiện mục tiêu giáo dục của chương trình mới (2018) hướng vào việc hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực cho người học.

94

KẾT LUẬN

Việc nghiên cứu đánh giá NLGQVĐ TT của học sinh THCS trong dạy hình học phẳng lớp 9 và những kết quả thu được từ thực nghiệm cho phép chúng tôi có câu trả lời cho giả thuyết đặt ra từ đầu luận văn. Cụ thể, luận văn đã thu được kết quả cơ bản sau:

1. Hệ thống hóa các quan điểm của nhiều nhà khoa học về NL, NL toán học, NLGQVĐ, NLGQVĐ TT và đánh giá NLGQVĐ TT. Đưa ra các thành tố của NLGQVĐ TT trong nội dung hình học phẳng lớp 9 trên cơ sở các thành tố NLGQVĐ của Nguyễn Lộc và nhóm cộng tác; các biểu hiện của NLGQVĐ toán học trong chương trình giáo dục phổ thông môn toán năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các thành phần NLGQVĐ TT của Hà Xuân Thành; nội dung chương trình hình học phẳng lớp 9 hiện hành.

2. Bước đầu làm rõ thực trạng việc đánh giá NL nói chung, NLGQVĐ TT nói riêng trong dạy học toán ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.

3. Đưa ra phương án mới trong đánh giá NLGQVĐ TT của HS trung học cơ sở trong dạy hình học phẳng lớp 9 trên cơ sở đánh giá các NL thành tố đã xây dựng.

4. Tập hợp tất cả các bài toán hình học phẳng có nội dung TT trong chương trình toán 9 hiện hành và xây dựng thêm các bài toán chứa tình huống thực tiễn trong chương trình hình học phẳng lớp 9 nhằm đánh giá NLGQVĐ TT của HS.

5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm có mục đích, nội dung và cách thức tổ chức phù hợp để minh họa tính khả thi và hiệu quả của phương án đánh giá. Bước đầu thực nghiệm chứng tỏ có thể đánh giá được NLGQVĐ TT của HS THCS trong dạy hình học phẳng lớp 9. Bên cạnh đó, luận văn cũng làm rõ ưu

95

điểm, khuyết điểm của thang đánh giá này. Khó khăn và thuận lợi khi vận dụng thang đánh giá.

Chúng tôi nhận thấy, việc đánh giá NLGQVĐ TT của HS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 không phải là một quá trình đơn giản mà đó là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải có sự nổ lực của GV, HS và các cấp các ngành. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu trường hợp đánh giá trong dạy hình học phẳng lớp 9. Do đó, việc đánh giá NLGQVĐ TT trong các trường hợp khác như hình học phẳng lớp 8, hình học phẳng lớp 7, giải bài toán bằng cách lập phương trình, ... chính là hướng nghiên cứu mở ra cho luận văn này.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

1. Đào Long Biên (2017), Đánh giá năng lực tư duy lôgic của học sinh trong dạy học phương trình và hệ phương trình ở đại số 10, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Trường Đại Học Đồng Tháp.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông - chương trình tổng thể.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán.

4. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình, Trần Phương Dung, Ngô Hữu Dũng, Lê Văn Hồng, Nguyễn Hữu Thảo, Sách giáo khoa Toán 9 - tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình, Trần Phương Dung, Ngô Hữu Dũng, Lê Văn Hồng, Nguyễn Hữu Thảo, Sách giáo viên Toán 9 - tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.

6. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan, Phạm Gia Đức, Trương Công Thành, Nguyễn Duy Thuận, Sách giáo khoa Toán 9 - tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

7. Phan Đức Chính (Tổng chủ biên), Tôn Thân (Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan, Phạm Gia Đức, Trương Công Thành, Nguyễn Duy Thuận, Sách giáo viên Toán 9 - tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

8. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.

10.Nguyễn Công Khanh (Chủ biên), Đào Thị Oanh, Lê Mỹ Dung (2014),

97

11.Nguyễn Thị Kim Khánh (2017), Sử dụng mô hình hóa để phát triển NLgiải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông: trường hợp hệ phương trình bậc nhất hai ẩn, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Trường Đại Học Cần Thơ.

12.Nguyễn Bá Kim (2002), Phương pháp dạy học Toán, NXB Giáo dục, Hà Nội.

13.Nguyễn Bá Kim (2011), Phương pháp dạy học môn toán, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.

14.Nguyễn Thị Bích Lê (2015), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh phổ thông trung học trong tình huống dạy học bằng mô hình hóa toán học, Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.

15.Nguyễn Lộc - Nguyễn Thị Lan Phương (đồng Chủ biên), Đặng Xuân Cương, Trịnh Thị Anh Hoa, Nguyễn Thị Hồng Vân ((2016), Phương pháp, kĩ thuật xây dựng chuẩn đánh giá năng lực đọc hiểu và năng lực giải quyết vấn đề, NXB giáo dục Việt nam.

16.Nguyễn Phú Lộc (2015), Phương pháp nghiên cứu trong giáo dục, NXB Đại Học Cần Thơ.

17.Nguyễn Đức Minh (2012), Một số vấn đề về đánh giá theo kiến thức, kĩ năng và theo NL của học sinh, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện KHGD Việt Nam, (84).

18.Bùi Huy Ngọc (2003), Tăng cường khai thác nội dung thực tế trong dạy học số học và đại số nhằm nâng cao năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh trung học cơ sở, Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh.

98

20.Nguyễn Thị Lan Phương (2010), Đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Viện KHGD Việt Nam.

21.G. Polya (1975), Giải bài toán như thế nào, (Hoàng Chúng - Lê Đình Phi - Nguyễn Hữu Chương dịch),NXB Giáo dục Hà Nội.

22.Phan Anh Tài (2014), Đánh giá NL giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy toán lớp 11 trung học phổ thông, Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục, Trường Đại học Vinh.

23.Tài liệu hội thảo (2014), Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển NL học sinh, Bộ GD - ĐT.

24.Nguyễn Thị Minh Tâm (2017), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học hàm số lượng giác và phương trình lượng giác lớp 11,

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục, Trường Đại Học Đồng Tháp.

25.Đỗ Đức Thái (Chủ biên), Đỗ Tiến Đạt, Lê Tuấn Anh, Đỗ Đức Bình, Phạm Xuân Chung, Nguyễn Sơn Hà, Phạm Sỹ Nam, Vũ Phương Thúy (2018), Dạy học phát triển NL môn Toán Trung học cơ sở, NXB Đại học sư phạm.

26.Hà Xuân Thành (2017), Dạy học toán ở trường trung học phổ thông theo hướng phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn thông qua việc khai thác và sử dụng các tình huống TT, Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

27.Từ Đức Thảo (2012), Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học Hình học, Luận án tiến sĩ giáo dục, Trường Đại học Vinh.

28.Tôn Thân (Chủ biên), Vũ Hữu Bình, Trần Phương Dung, Lê Văn Hồng, Nguyễn Hữu Thảo, Sách bài tập Toán 9 - tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam. 29.Tôn Thân (Chủ biên), Phạm Gia Đức, Trương Công Thành, Nguyễn Duy Thuận, Sách bài tập Toán 9 - tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

99

30.Phạm Mạnh Thiện (2018), Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong quá trình dạy học “Phương pháp Tọa độ trong mặt phẳng” Hình học 10, Luận án Thạc sĩ khoa học Giáo dục, Trường Đại học Đồng Tháp. 31.Phan Thị Tình (2012), Tăng cường vận dụng toán học vào thực tiễn trong dạy học môn xác suất thống kê và môn Quy hoạch tuyến tính cho sinh viên toán Đại học sư phạm, Luận án Tiến sĩ khoa học Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.

32.Lê Ngọc Sơn (2008), Dạy học toán ở tiểu học theo hướng dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm Hà Nội.

33.Trần Vui (2014), Giải quyết vấn đề thực tế trong giải toán, NXB Đại học Huế.

B. TIẾNG ANH

34.Toh, T.L. - Ques, K.S. - Leong, Y.H. - J. Dindyal - Tay, E.G. (2011). Assessing

Problem Solving in the Mathematics Curriculum: A New Approach, Assessment in the Mathematics Classroom Yearbook 2011. Associal of Mathematics Educators, tr. 33.

35.Wu, M. L. (2003). The application of Item Response Theory to measure problem-solving proficiencies. The University of Melbourne, Melbourne.

100

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ

Bài báo: “Xây dựng thang đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trong dạy học môn Toán ở trung học cơ sở” đăng trên Tạp chí Giáo dục số 463 kì 1 tháng 10/2019 (tr.35-39).

P1

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1

SỞ GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Thành Phố/Huyện………. Trường: ……….

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN DẠY TOÁN THCS

Để cung cấp những thông tin về thực trạng đánh giá NLgiải quyết vấn đề TT của học sinh trung học cơ sở hiện nay. Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến về các vấn đề dưới đây. Trân trọng cảm ơn!

Một số chữ viết tắt trong phiếu

ĐG: đánh giá GV: giáo viên

VĐ: vấn đề HS: học sinh

TT: TT GQVĐ: giải quyết vấn đề

NL: năng lực KQHT: kết quả học tập

PHẦN I. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Vui lòng cho biết thông tin về bản thân của Thầy (Cô) (Đánh dấu “x” vào ô thích hợp hoặc điền vào chỗ trống)

1.1. Giới tính: Nam: Nữ:

1.2. Tuổi: Dưới 30 tuổi: Từ 30 đến dưới 40 tuổi: Từ 40 tuổi đến dưới 50 tuổi: Từ 50 tuổi trở lên: 1.3. Số năm đã giảng dạy môn toán là:………

1.4. Trình độ đào tạo (Đánh dấu “x” vào chỉ một ô thích hợp)

P2

PHẦN II. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NLGQVĐ TT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TOÁN

2. Trong quá trình dạy học, Thầy (Cô) đã tham dự khóa tập huấn về ĐG học sinh ở cấp nào?(Đánh dấu “x” vào ô thích hợp)

2.1. Cấp Bộ 2.2. Cấp Sở

2.3. Cấp cụm trường 2.4. Cấp trường

3. Nội dung những khóa tập huấn về ĐG học sinh? (Đánh dấu “x” vào ô thích hợp)

3.1. ĐG KQHT 3.2. ĐG NL

3.3. ĐG NL GQVĐ 3.4. ĐG NL GQVĐ TT

4. Mục đích chủ yếu của đánh giá NLngười học trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 là gì? (Đánh dấu “x” vào ô thích hợp)

4.1. Đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học được vào giải quyết vấn đề TT của cuộc sống.

4.2. Xác định việc đạt kiến thức, kĩ năng theo mục tiêu của chương trình giáo dục.

4.3. Vì sự tiến bộ của người học so với chính mình. 4.4. Đánh giá, xếp hạng giữa những người học với nhau.

5. Theo Thầy(Cô) hiểu, thế nào là đánh giá NL GQVĐ TT trong dạy học toán phổ thông? (Đánh dấu “x” vào ô thích hợp)

5.1. Đánh giá NL GQVĐ TT của HS trong dạy toán phổ thông là đánh giá khả năng giải toán của HS.

P3

5.2. Đánh giá NL GQVĐ TT của HS trong dạy toán phổ thông là đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề TT.

5.3. Đánh giá NL GQVĐ TT của HS phổ thông là đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các vấn đề TT, từ đó có biện pháp bồi dưỡng, rèn luyện NL GQVĐ TT cho HS.

5.4. Ý kiến khác:

………... ………... ………...

6. Trong dạy học toán, Thầy (Cô) có thực hiện đánh giá NL GQVĐ TT của HS hay không? (Đánh dấu “x” vào chỉ một ô thích hợp)

a. Có b. Có ít c. Không

7. Theo Thầy(Cô) việc đánh giá NL GQVĐ TT của HS là cần thiết không? (Đánh dấu “x” vào chỉ một ô thích hợp)

7.1. Rất cần thiết. 7.2. Cần thiết.

7.3. Không cần thiết.

8. Những nguyên nhân nào sau đây làm cho việc giảng dạy toán ở trường phổ thông hiện nay còn nặng về lí thuyết, thiếu tính ứng dụng TT? (Đánh dấu “x” vào ô thích hợp hoặc điền vào chỗ trống)

8.1. Chương trình giảng dạy nặng, với số tiết quy định GV không đủ thời gian giới thiệu cho HS những bài toán chứa tình huống TT.

8.2. Yêu cầu vận dụng toán học vào TT trong chương trình, SGK chưa được chú trọng. Số lượng bài tập SGK, SBT không nhiều.

8.3. Các đề kiểm tra, đề thi không có câu hỏi yêu cầu HS GQVĐ TT. 8.4. Ý kiến khác:

P4

………... ………... ………...

9. Để thực hiện tốt việc đánh giá NLGQVĐ TT của HS. Theo Thầy (Cô) cần: (Đánh dấu “x” vào ô thích hợp hoặc điền vào chỗ trống)

9.1. Được tập huấn về công tác kiểm tra, đánh giá NLGQVĐ TT của HS. 9.2. Xây dựng, tập hợp các bài toán chứa tình huống TT.

9.3. Bổ sung các tài liệu để tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về các ứng dụng TT của toán học.

9.4. Ý kiến khác:

………... ………... ………...

P5

PHỤ LỤC 2

SỞ GIÁO DỤC, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường: ………..

Thành phố/Huyện:……….

PHIẾU XIN Ý KIẾN HỌC SINH THCS

Để cung cấp những thông tin về thực trạng đánh giá NLgiải quyết vấn đề TT của học sinh trung học cơ sở hiện nay, Em hãy vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề dưới đây. Cảm ơn em nhiều!

Một số chữ viết tắt trong phiếu

ĐG: đánh giá GV: giáo viên

VĐ: vấn đề HS: học sinh

TT: TT GQVĐ: giải quyết vấn đề

NL: năng lực KQHT: kết quả học tập

PHẦN I. MỘT SỐ THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Em vui lòng cho biết thông tin về bản thân (Đánh dấu “x” vào 1 ô thích hợp hoặc điền vào chỗ trống)

1.1. Giới tính: Nam: Nữ:

1.2. Tuổi: ……

1.3. Dân tộc: Kinh: Dân tộc khác: 1.4. Đang học: Lớp…………

P6

PHẦN II. THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ NLGQVĐ TT CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TRONG DẠY HỌC TOÁN

2. Em đã được thầy/cô giáo hay một người nào đó định nghĩa thế nào là NLGQVĐ TT hay chưa? (Đánh dấu vào chỉ một ô thích hợp)

2.1. Có 2.2. Không

3. Em hiểu thế nào là đánh giá NL GQVĐ TT trong dạy học toán? (Đánh dấu “x” vào ô thích hợp hoặc điền vào chỗ trống)

3.1. Đánh giá NL GQVĐ TT trong dạy học toán là đánh giá khả năng giải toán của HS.

3.2. Đánh giá NL GQVĐ TT trong dạy học toán là đánh giá khả năng HS vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học vào giải quyết các tình huống TT.

3.3. Ý kiến khác:

………... ………... ………...

4. Trong các bài toán sau, bài toán nào gọi là bài toán chứa tình huống TT? (Đánh dấu “x” vào ô thích hợp)

4.1. Một cột cờ cao 3,5 mét có bóng trên mặt đất dài 4,8 mét. Hỏi góc giữa tia sáng mặt trời và bóng cột cờ là bao nhiêu?

4.2. Đường cao của một tam giác vuông chia cạnh huyền thành hai đoạn thẳng có độ dài là 1 và 2. Hãy tính các cạnh góc vuông của tam giác này.

P7

5. Em có hứng thú khi tìm hiểu và giải các BT chứa tình huống TT không? (Đánh dấu “x” vào chỉ một ô thích hợp)

5.1. Rất hứng thú 5.2. Hứng thú

5.3. Không hứng thú

6. Trong đề thi, đề kiểm tra môn toán của em có bài toán chứa tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh trung học cơ sở trong dạy hình học phẳng lớp 9 (Trang 102 - 132)