8. Cấu trúc luận văn
3.6. Thuận lợi, khó khăn khi giáo viên vận dụng thang đánh giá
* Thuận lợi:
Sau khi thực hiện đánh giá NLGVQĐTT của HS thông qua thang đánh giá đã xây dựng, chúng tôi nhận thấy thang đánh giá có các thuận lợi như sau: - Thang đánh giá đã chỉ rõ mức độ đạt được của từng tiêu chí. Vì vậy, giáo viên áp dụng khá dễ dàng khi đánh giá mức độ phát triển NLGQVĐ của HS qua các thành tố tìm hiểu VĐ, thiết lập không gian VĐ, thực hiện và trình bày giải pháp, đánh giá và phản ánh giải pháp. Từ đó, giáo viên kịp thời thay đổi bài toán mô phỏng phù hợp với NLGQVĐTT của từng HS.
- Việc đánh giá này giúp giáo viên có cơ sở để động viên, khích lệ, biểu dương kịp thời thành tích của. Ngoài ra, việc đánh giá này còn tạo điều kiện để giáo viên và phụ huynh cùng nhau giúp các em tiến bộ trong học tập.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi, chúng tôi còn gặp phải nhiều khó khăn: - Khó đánh giá chính xác sự phát triển NLGQVĐTT của HS. Vì thực tế lớp học lúc nào cũng vượt quá 30 HS.
- Các bài toán mô phỏng thực tế có trong chương trình hình học phẳng lớp 9 chưa gần gũi, chưa phong phú, chưa sinh động, chủ yếu mang tính mô phỏng theo mục tiêu bài dạy. Do vậy, đòi hỏi giáo viên phải nâng cao trình độ để xây dựng nhiều bài toán mô phỏng thực tế hơn. Tuy nhiên, với chương trình học và cách thức đánh giá qua kì thi tuyển sinh lớp 10 làm cho giáo viên chưa mạnh dạng thay đổi hệ thống bài tập theo hướng phát huy NL của HS mà chỉ soạn thảo hệ thống bài tập phù hợp với các kì thi.
- Giáo viên phải điều chỉnh, hình thức tổ chức dạy học để thấy được sự phát triển các thành tố của NLGQVĐ. Điều này, đòi hỏi giáo viên phải nâng cao trình độ.
93