B. NỘI DUNG
1.5. Những yếu tố ảnh hướng đến quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm
cho học sinh trường tiểu học
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Các yếu tố khách quan bên ngoài
Các yếu tố khách quan bên ngoài có thể nêu ra ở đây là ảnh hưởng của các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đến hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh và công tác quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm của các nhà trường… Điều kiện kinh tế của các gia đình, địa phương có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp tới việc tổ chức phối kết hợp giáo dục trải nghiệmcho học sinh, cụ thể: điều kiện kinh tế của gia đình và của địa phương góp phần cung cấp nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất cho nhà trường, cho học sinh, tạo điều kiện cần thiết cho các hoạt động giáo dục, trong đó có hoạt động giáo dục trải nghiệm; điều kiện kinh tế địa phương là cơ sở cho việc xây dựng các chế độ chính sách của địa phương dành cho những người tham gia công tác giáo dục kỹ năng sống; điều kiện kinh phí, giúp cho hiệu trưởng có thể xây dựng chế
độ ưu đãi, động viên khen thưởng những người tích cực tham gia hoặc có thành tích trong công tác giáo dục trải nghiệm cho học sinh.
1.5.1.2. Các yếu tố khách quan bên trong
Các yếu tố khách quan bên trong: Việc ban hành các văn bản của Bộ, GD & ĐT và sự chỉ đạo của Sở GD & ĐT, Phòng GD & ĐT đối với hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Các yếu tố khách quan bên trong đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học.
Hiện nay, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm của các nhà trường vẫn hoàn toàn dựa vào các văn bản chỉ đạo của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT và Phòng GD & ĐT. Nếu các văn bản được ban hành đầy đủ, đảm bảo tính thời sự (thường xuyên được bổ sung), sát với thực tiễn cơ sở thì các nhà trường sẽ xây dựng kế hoạch đảm bảo đầy đủ và đúng theo yêu cầu đặt ra.
Bên cạnh những văn bản mang tính pháp lý, thì cũng cần có sự chỉ đạo sát sao của Sở GD & ĐT và Phòng GD & ĐT đối với hoạt động giáo dục trải nghiệm từ việc triển khai kế hoạch tới các nhà trường đến việc giám sát, kiểm tra phải cụ thể, rõ ràng đồng thời có tiêu chí đánh giá việc quản lý, thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm mới có thể thúc đẩy các nhà trường tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm có hiệu quả.
1.5.2. Yếu tố chủ quan
Nhận thức của các lực lượng xã hội đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự thành công hay thất bại của việc tổ chức giáo dục trải nghiệm. Chỉ khi lãnh đạo các nhà trường và các lực lượng xã hội nhận thức đầy đủ, đúng đắn về sự cần thiết phải giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học; xác định được vị trí của hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học; thấy được vai trò của trải nghiệm trong việc phát triển nhân cách học sinh… thì kế hoạch
giáo dục trải nghiệm của lãnh đạo trường mới có tính khả thi cao và việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này mới đem lại hiệu quả như mong muốn.
Phải làm cho các lực lượng giáo dục hiểu rõ rằng giáo dục trải nghiệm không chỉ là trách nhiệm của nhà trường mà còn là trách nhiệm của gia đình và toàn xã hội, xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội trong công tác giáo dục học sinh.
Quá trình giáo dục trong gia đình là quá trình giúp trẻ trải nghiệm và hình thành các kỹ năng đơn giản như việc cư xử với thế giới đồ vật, và việc hình thành, phát triển những tình cảm với những thành viên trong gia đình.
Quá trình giáo dục nhà trường là quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục bằng nghiệp vụ sư phạm, ở trường học sinh học kiểu tư duy mới tức là cách cư xử mới với đồ vật và con người bằng các khái niệm.
Giáo dục xã hội giúp học sinh nhìn nhận về thế giới xung quanh, các mối quan hệ xã hội, các tình huống xảy ra và những biến đổi của đời sống xã hội sẽ giúp trẻ thực hành những kiến thức, những kỹ năng đã học được từ nhà trường, gia đình, giúp trẻ trải nghiệm và hình thành những kỹ năng cần thiết.
Sự đồng thuận và sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội sẽ tạo ra sức mạnh tổng hợp để giáo dục học sinh. Để làm được điều này, trong công tác quản lý của mình các nhà trường phải coi việc tổ chức phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường là một nội dung quan trọng của quản lý, quan tâm đúng mức và xây dựng các cơ chế quản lý phối hợp các lực lượng, có như vậy sẽ: tạo ra sự thống nhất mục tiêu giáo dục toàn vẹn, liên tục; tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, rộng khắp; phát huy được sức mạnh của cộng đồng và xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh; đảm bảo sự thống nhất trong nhận thức cũng như hoạt động giáo dục cùng một hướng, một mục đích, một tác động tổ hợp, đồng tâm tạo sức mạnh kích thích, thúc đẩy quá trình phát
triển nhân cách của học sinh; nâng cao vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong việc giáo dục học sinh.
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Nội dung Chương 1 tác giả trình bày cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học, bao gồm phác họa tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài; Các khái niệm cơ bản như: Hoạt động giáo dục trải nghiệm và Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm; Hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học; Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học và cuối cùng chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm.
Nội dung Chương 1 đã tường minh hóa:
-Hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học không chỉ hướng đến những phẩm chất và năng lực chung như đã được đưa ra trong Dự thảo Chương trình mới, mà còn có ưu thế trong việc thúc đẩy hình thành ở học sinh các năng lực đặc thù;
-Quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học: lập quy hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trải nghiệm cho học sinh là công việc rất cần thiết nhằm hiện thực hóa chủ trưởng đổi mới giáo dục phổ thông.
Như vậy, nội dung Chương 1 tác giả xây dựng được khung lý thuyết của đề tài, đảm bảo các yêu cầu tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ được trình bày tại Chương 2 luận văn.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
2.1.1.1. Vị trí địa lí
Ninh Kiều là quận trung tâm của thành phố Cần Thơ. Quận Ninh Kiều được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP, trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số, Ninh Kiều được chia thành 13 đơn vị hành chính, gồm các phường: Cái Khế, An Hội, An Cư, Thới Bình, An Hoà, An Nghiệp, An Phú, Tân An, An Lạc, Xuân Khánh, Hưng Lợi, An Bình và An Khánh
Quận Ninh Kiều là quận lớn, diện tích đô thị hóa sầm uất, đô thị hóa nhanh và kinh tế phát triển, hiện đại, với không gian đô thị bề thế và hạ tầng hoàn thiện tạo nên một đô thị miền sông nước văn minh, hào hiệp. Ninh Kiều chính là cái lõi đô thị loại I trực thuộc Trung ương.
Vị trí địa lý của quận Ninh Kiều có tọa độ từ 105013’38” đến 1050 50’35” kinh độ Đông và 9055’08” đến 10019’38” vĩ độ Bắc và có ranh giới giáp với các tỉnh sau:
Phía Bắc giáp quận Bình Thủy Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long Phía Tây giáp huyện Phong Điền
Phía Nam giáp huyện Phong Điền và quận Cái Răng
Quận Ninh Kiều nằm ở bờ Nam sông Hậu, là trung tâm của thành phố Cần Thơ, có tổng diện tích tự nhiên là 2.922,57 ha và 388.600 nhân khẩu (theo số liệu thống kê năm 2013), chiếm 2.09% diện tích toàn thành phố.
2.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Quận Ninh Kiều nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc đất phù sa sông Mê- Kông bồi lắng hàng thiên niên kỉ nay và hiện còn tiếp tục được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu, hàm lượng cacbon trung bình, khá về đạm, nghèo về lân và giàu về kali.
Địa hình khá bằng phẳng và nghiêng theo chiều Đông - Bắc xuống Tây - Nam. Độ cao mặt đất thấp dần theo hai hướng: từ bắc xuống Nam và từ bờ sông Hậu. Cao trình tự nhiên so với mặt nước biển từ 1.2m đến 1.8m. Ngoài ra trên khu vực đê sông Hậu và một phần đê sông Cần Thơ cao trình được nâng lên khoảng 2.2m - 2.3m để phục vụ cho việc xây dựng công trình nâng cấp đô thị và các xí nghiệp công nghiệp kết hợp xây dựng các tuyến đường dọc sông. Việc tiêu thoát nước trực tiếp từ các lưu vực ra sông Hậu trở nên khó khăn. Mặt khác, khí hậu toàn cầu diễn biến phức tạp, nước lũ sông Hậu hàng năm dâng cao làm ngập một số tuyến đường và việc thoát nước trở nên khó khăn hơn.
Nhiệt độ không khí tại quận Ninh Kiều mang tính chất chung của thành phố Cần Thơ. Nhiệt độ trung bình trong các năm không có sự chênh lệch lớn.
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Dù gặp không ít khó khăn, song kinh tế quận Ninh Kiều vẫn giữ nhịp độ phát triển ổn định, hoạt động thương mại - dịch vụ được xem là kinh tế mũi nhọn của địa phương. Năm 2017 kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục ổn định và phát triển đúng định hướng, thương mại - dịch vụ vẫn là ngành chủ lực chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, ước cả năm đạt 70,42% (chỉ tiêu 69,5%); công nghiệp - xây dựng 29,56% (chỉ tiêu 30,47%); nông nghiệp 0,02% (chỉ tiêu 0,03%).
Hiện nay, trên địa bàn quận có khoảng 4.000 công ty, doanh nghiệp và 22.392 hộ sản xuất, kinh doanh cá thể đang hoạt động, trong đó có 20.499 hộ kinh doanh cố định, lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ 96%. Để thu hút các nhà đầu tư, quận đã “đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ” ở tất cả các lĩnh vực pháp lý, thuế, cải cách hành chính, mặt bằng, các chính sách hỗ trợ khác và hoạt động truyền thông…
2.1.3. Tình hình giáo dục và đào tạo
2.1.3.1. Mạng lưới trường lớp
Thực hiện Quyết định số 107/QĐ-UBND ngày 14/01/2015 của UBND thành phố Cần Thơ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Quận Ninh Kiều tiếp tục rà soát, phát triển mạng lưới trường lớp học, tổ chức đầu tư xây dựng trường học trong kế hoạch đầu tư trung hạn 2016-2020. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội được cải thiện, nhiều tuyến đường, tuyến hẻm được nâng cấp, mở rộng, nhiều trường học đạt chuẩn quốc gia, các bệnh viện lớn được xây dựng với trang thiết bị hiện đại, các công trình phúc lợi công cộng được đầu tư xây dựng, trật tự kỷ cương đô thị được củng cố, diện mạo đô thị có nhiều chuyển biến tích cực góp phần xây dựng lối sống văn minh, cảnh quan môi trường sạch đẹp.
Ở vị trí trung tâm thành phố Cần Thơ, quận Ninh Kiều có 22 trường tiểu học công lập (trong đó có 18 trường đạt chuẩn quốc gia) và 5 trường phổ thông ngoài công lập trong đó có dạy các lớp tiểu học. Năm học 2018 – 2019, toàn quận có 20.939 học sinh/ 539 lớp.
Bảng 2.1. Quy mô trường, lớp, học sinh tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm học 2018 – 2019
TT Trường Tiểu học TS lớp
TS HS
Khối 1 Khối 2 Khối 3 Khối 4 Khối 5
Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS Số lớp Số HS 1 An Bình 1 34 1405 9 383 7 268 5 203 7 306 6 245 2 An Bình 3 13 510 3 124 2 90 2 82 3 111 3 103 3 An Lạc 14 487 3 121 3 111 2 70 3 99 3 86 4 An Nghiệp 14 500 3 101 3 85 2 77 3 106 3 131 5 Cái Khế 1 13 434 3 102 2 82 3 88 2 79 3 83 6 Cái Khế 2 22 862 9 401 6 199 2 82 3 99 2 81 7 Cái Khế 3 10 352 2 85 2 66 2 66 2 69 2 66 8 Hưng Lợi 2 17 662 4 181 3 121 3 103 4 146 3 111 9 Kim Đồng 48 2027 10 442 11 435 7 299 10 434 10 417 10 Lê Lợi 12 453 3 125 3 99 2 63 2 84 2 82
11 Lê Quý Đôn 50 1997 12 509 9 377 7 272 11 417 11 422
12 Mạc Đĩnh Chi 35 1320 8 315 7 265 5 169 7 275 8 296
13 Ngô Quyền 52 1974 12 506 11 394 7 234 11 412 11 428
14 Nguyễn Du 26 1031 6 260 5 193 4 143 6 229 5 206
15 Nguyễn Hiền 14 518 3 127 3 94 2 74 3 117 3 106
16 Phan Bội Châu 10 301 2 79 2 57 2 53 2 62 2 50
17 Thới Bình 1 28 1015 7 254 5 184 4 163 6 205 6 209 18 Tô Hiến Thành 16 664 4 180 5 207 3 118 3 112 1 47 19 Trần Quốc Toản 41 1432 9 321 8 264 5 202 9 297 10 348 20 Võ Trường Toản 48 2107 12 548 10 426 6 271 11 467 9 395 21 Xuân Khánh 2 12 391 4 153 2 72 2 50 2 59 2 57 22 Thực Hành 10 497 2 121 2 93 2 84 2 102 2 97 Tổng cộng: 539 20939 130 5438 111 4182 79 2966 112 4287 107 4066
(Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo quận Ninh Kiều)
Sự gia tăng nhanh chóng trẻ dẫn đến trường lớp hiện có không theo kịp nhu cầu phát triển dân số, luôn tạo nên áp lực đối với công tác tuyển sinh và
công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; số lượng học sinh/lớp ở cấp tiểu học thường cao hơn quy định. Bình quân có 38 học sinh/lớp nhưng riêng các trường Tiểu học Kim Đồng, Ngô Quyền, Võ Trường Toản, An Bình 1, Lê Quý Đôn, Mạc Đĩnh Chi có số học sinh hơn 40 học sinh/lớp gây khó khăn về cơ sở vật chất để tổ chức dạy 2 buổi/ngày cũng như chuẩn bị cho công tác triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bảng 2.2.Tình hình giáo viên tiểu học
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ năm học 2018 - 2019
TT Trường Tiểu học Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và 2 Tổng số giáo viên Bình quân giáo viên/lớp Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn trình độ đào tạo (%) Trình độ đào tạo của cán bộ quản lý ĐH Th.S 1 An Bình 1 1 46 1.35 100 3 0 2 An Bình 3 1 20 1.54 100 2 0 3 An Lạc 0 23 0.29 100 2 0 4 An Nghiệp 1 19 1.36 100 2 0 5 Cái Khế 1 1 21 1.62 100 2 0 6 Cái Khế 2 1 32 1.45 100 2 0 7 Cái Khế 3 1 16 1.60 100 2 0 8 Hưng Lợi 2 1 25 1.47 100 2 0 9 Kim Đồng 1 64 1.33 100 3 0 10 Lê Lợi 1 17 1.42 100 2 0
11 Lê Quý Đôn 0 69 1.38 100 2 1
12 Mạc Đĩnh Chi 1 53 1.51 100 2 1
13 Ngô Quyền 1 75 1.44 100 3 0