B. NỘI DUNG
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh
các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về sự cần thiết quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
Công tác tuyên truyền, phổ biến các hoạt động giáo dục trải nghiệm luôn có vị trí và vai trò vô cùng quan trọng trong giai đoạn hiện nay, là một bộ phận của công tác giáo dục và là trách nhiệm của các cán bộ quản lý giáo dục; là khâu then chốt, quan trọng để hoạt động giáo dục trải nghiệm thực sự đi vào cuộc sống xã hội, đi vào ý thức, hành động của từng chủ thể trong xã hội, là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu trong việc bồi dưỡng, phát triển con người; góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục theo Luật Giáo dục 2005 là: “Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất
và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Để các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường hiểu được vai trò của hoạt động giáo dục trải nghiệm, nắm được hệ thống các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần, định hướng con người vươn tới các chân - thiện - mỹ cần phải:
Thứ nhất, xác định tầm quan trọng của công tác giáo dục trải nghiệm. Qua kết quả phân tích thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Ninh Kiều, ta thấy lực lượng giáo dục quyết định chất lượng giáo dục trải nghiệm cho học sinh. Thành công trong công tác giáo dục trải nghiệm cho học sinh chính là làm cho các lực lượng tham gia nhận thức rõ tầm quan trọng cuả công tác, nắm vững nội dung phương pháp giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học.
Người cán bộ quản lý cần quan tâm đầu tư kỹ công tác chỉ đạo các lực lượng giáo dục thực hiện nhiệm vụ giáo dục trải nghiệm một cách có hệ thống, đồng thời làm cho học sinh ý thức được hoạt động giáo dục trải nghiệm là hoạt động thiết thực đáp ứng tốt nhu cầu của bản thân và nhu cầu của xã hội. Từ đó, học sinh sẽ tự nguyện tham gia tích cực các hoạt động, tự nguyện thực hiện theo những yêu cầu của nhà giáo dục để từng bước lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, trang bị những thao tác ứng xử, giao tiếp, đối phó với những thách thức trong cuộc sống.
Người thực hiện nhiệm vụ giáo dục cần hiểu rõ việc thực hiện công tác giáo dục, rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhận biết và sống với chính mình như kỹ năng tự nhận thức, lòng tự trọng, sự kiên quyết, kỹ năng đương đầu với cảm xúc… là một nhiệm vụ cần thiết cũng như việc giáo dục cho học sinh các kỹ năng nhận biết và sống với người khác; kỹ năng ra quyết định
trong công việc, trong cuộc sống… cũng là nhiệm vụ không kém phần quan trọng.
Thứ hai, xác định rõ giáo dục trải nghiệm là một nội dung giáo dục toàn diện của nhà trường, của các lực lượng giáo dục. Công tác giáo dục trải nghiệm cho học sinh là một công tác còn rất mới trong trường tiểu học. Do vậy, người cán bộ quản lý cần phải có biện pháp đảm bảo sự nhất trí cao, sự đồng thuận về yêu cầu giáo dục trải nghiệm cho học sinh giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường. Phải xác định rõ trong tập thể sư phạm, công tác giáo dục trải nghiệm là một công tác của nhà trường, của các lực lượng giáo dục nhằm xây dựng ý thức cộng đồng trách nhiệm, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
Thứ ba, làm tốt công tác truyền thông, tuyên truyền nâng cao nhận thức của giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức xã hội về giáo dục trải nghiệm. Một trong những phương tiện giúp chúng ta làm tốt công tác truyền thông, đó là mạng Internet. Bên cạnh đó, sách báo, ti vi,…cũng là phương tiện tuyên truyền hỗ trợ tốt góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ về yêu cầu giáo dục trải nghiệm cho học sinh.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Để tiến hành có hiệu quả biện pháp này thì hiệu trưởng cần phải tổ chức học tập nghiên cứu một cách nghiêm túc các văn kiện của Đảng, Nhà nước về giáo dục và đào tạo, quán triệt một cách sâu sắc yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục trong thời đại ngày nay, xóa bỏ tư tưởng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người” đã in quá sâu trong tư tưởng của nhiều nhà giáo. hiệu trưởng cần xử lý một cách bình đẳng giữa hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục, không xem nhẹ chức năng nào, có như vậy thì hiệu trưởng nhà trường mới có những định hướng đúng đắn trong công tác chỉ đạo hoạt động quản lý quá trình đào tạo của nhà trường.
- Bên cạnh đó hiệu trưởng cần giao quyền cho phó hiệu trưởng thực hiện:
Triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo về giáo dục trải nghiệm của ngành tới đội ngũ giáo viên, học sinh nhà trường và các lực lượng giáo dục. Tuyên truyền, vận động cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thông qua các cuộc vận động và các phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, “Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm”, “Nhà trường văn hóa - nhà giáo mẫu mực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vận động các đồng chí là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh, các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể nghiêm túc, tích cực thực hiện.
Tổ chức chuyên đề, các lớp tập huấn nhằm trang bị kiến thức về công tác giáo dục trải nghiệm cho giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn; tổ chức cho giáo viên nghe nói chuyện, tìm hiểu về tầm quan trọng, sự cần thiết của công tác giáo dục trải nghiệm; mời chuyên gia đến trường bồi dưỡng cho lực lượng giáo dục về kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm thực hiện công tác giáo dục kỹ trải nghiệm cho học sinh tiểu học. Thành phần khách mời của các buổi chuyên đề và các khóa tập huấn nên có đại diện lãnh đạo các cấp, đại diện các lực lượng xã hội, đại diện cha mẹ học sinh; tạo điều kiện cho 100% các lực lượng giáo dục, nhất là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy được tập huấn về công tác giáo dục trải nghiệm.
Phát động các cuộc thi đua nhân các ngày lễ lớn trong năm. Tổ chức các hoạt động bổ ích vào các dịp Trung thu, kỷ niệm ngày thành lập Đội, kỷ niệm ngày 20/11, ngày 22/12...chu đáo, trang trọng và ấn tượng để ươm mầm trong các em những tình cảm gắn bó, yêu thương trường lớp, gia đình, thầy cô và bạn bè.
Tổ chức cho các thầy cô, học sinh và đại diện các tổ chức đoàn thể đi tham quan, giao lưu, học tập những tập thể, cá nhân điển hình trong công tác giáo dục trải nghiệm ở các trường bạn trong và ngoài thành phố.
Tham mưu, phối hợp với Hội phụ nữ, Hội khuyến học của phường, của quận tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi, hướng dẫn cách nuôi dạy con cái trong gia đình, hoặc cách giải quyết những tình huống khó xử xảy ra giữa người lớn và trẻ em; triển khai sâu, rộng, thực chất phong trào xây dựng “Gia đình văn hóa”.
Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hoặc những lần gặp gỡ giữa nhà trường và gia đình, ngoài việc thông báo tình hình học tập, ý thức kỷ luật của học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý nhà trường cần nhắc nhở gia đình về những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, tránh những hiện tượng người lớn luôn yêu cầu con em mình cư xử như những người trưởng thành (đây là điều khó có thể thực hiện vì các em cần được sống đúng là các em; hiện tượng nuông chiều con quá mức khiến trẻ sinh ra tính lười biếng, ích kỷ, thói vô tình và nhẫn tâm, thiếu ý chí và nghị lực…hay các hiện tượng cư xử với trẻ em quá hà khắc, nghiệt ngã, áp đặt, không công bằng sẽ hình thành tính bất cần, thui chột sự năng động, sáng tạo của trẻ.
Xây dựng môi trường học tập tốt ở trường và cộng đồng nhằm tạo một khối đoàn kết, nhất trí cao trong việc giáo dục học sinh. Giới thiệu những trang web hay, có nội dung liên quan đến việc giáo dục trải nghiệm cho học sinh đến các lực lượng tham gia giáo dục, trang bị tài liệu, tạp chí, sách báo phục vụ công tác giáo dục trải nghiệm.
- Đối với cha mẹ học sinh:
Hiệu trưởng phải làm cho cha mẹ học sinh thấy vai trò to lớn của hoạt động trải nghiệm với sự hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực thực tiễn của học sinh, rèn luyện tính chủ động sáng tạo, cập nhật thông tin, mở
mang kiến thức, tạo hứng thú cho học tập các môn văn hoá; cho phụ huynh thấy hoạt động này không ảnh hưởng đến học văn hoá như họ nghĩ mà còn hỗ trợ việc học tập các môn văn hoá; cung cấp một số hiểu biết liên quan đến giáo dục, để họ thấy đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, nêu lên yêu cầu đổi mới của giáo dục Việt Nam, những phẩm chất cần có của người lao động và sự cần thiết phải chuẩn bị hành trang kiến thức và kĩ năng cho con cái họ bước vào cuộc sống thông qua việc tổ chức các buổi họp cha mẹ học sinh, các buổi tư vấn, tọa đàm trò chuyện riêng với cha mẹ học sinh; mời cha mẹ học sinh tham gia tổ chức và quản lý học sinh khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Thông qua các cuộc họp cha mẹ học sinh hàng năm, tổ chức lấy ý kiến phản ánh tâm tư, nguyện vọng, những vướng mắc khó khăn, kịp thời giúp cha mẹ học sinh nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động trải nghiệm.
- Đối với học sinh:
Hiệu trưởng chỉ đạo tổng phụ trách Đội và giáo viên chủ nhiệm trong các tiết sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt tập thể lớp cần tuyên truyền thường xuyên nhằm nâng cao nhận thức, để học sinh hiểu được yêu cầu của xã hội ngày nay đòi hỏi người lao động không chỉ có trình độ mà phải còn có khả năng giao tiếp, thích ứng…. chú ý đến nội dung, hình thức sao cho phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo nhà trường quan tâm, chú trọng đúng mực tới việc giáo dục trải nghiệm cho học sinh. Sự nhiệt tình ủng hộ, sự cố gắng nỗ lực của tập thể nhà trường, đặc biệt là giáo viên, Tổng phụ trách Đội, đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, các ban ngành đoàn thể và tổ chức xã hội là động lực thúc đẩy hoạt động đạt kết quả cao nhất.
nghiệm cho học sinh chi tiết, cụ thể và sự chỉ đạo sát sao, sự quan tâm tạo điều kiện của lãnh đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương.
Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, các đoàn thể bằng cách tiếp nhận trực tiếp hoặc gián tiếp nhận xét của họ về ý thức, thái độ, hành vi thể hiện trải nghiệm của các em trong gia đình, hàng xóm, khu dân cư.
3.2.2. Biện pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên về việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên nhằm mục đích nâng cao chất lượng các hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Đó cũng chính là góp phần nâng cao uy tín cho cán bộ quản lý, giáo viên thể hiện ở việc hoàn thành tốt nhiệm vụ với mục tiêu cuối cùng là giáo dục toàn diện cho học sinh.
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm, nhất là các kỹ năng cần áp dụng đối với việc giáo dục trải nghiệm cho giáo viên. Bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cụ thể là: kỹ năng lập kế hoạch giáo dục trải nghiệm, kỹ năng dạy học trên lớp, kỹ năng tổ chức quản lý giáo dục hoạt động trải nghiệm, kỹ năng giao tiếp với học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng, kỹ năng lập hồ sơ, tài liệu giáo dục giảng dạy. Đặc biệt trong khi tiến hành triển khai thực hiện chương trình nội dung sách giáo khoa mới, giáo viên cần phải có kỹ năng sử dụng các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng thành thạo các thiết bị dạy học theo đặc trưng bộ môn. Giáo viên cũng cần có kỹ năng hướng dẫn học sinh tự học, kỹ năng ra đề kiểm tra, kỹ năng đánh giá học sinh.
tác dụng tổ chức hoạt động khám phá, học thông qua trải nghiệm thực tế, học thông qua làm, học qua thực hành thí nghiệm, học hợp tác. Đặc biệt là bồi dưỡng các kỹ thuật dạy học tích hợp theo chủ đề, ghép nhóm, phân hóa, phản hồi nhanh, liên kết ý tưởng của học sinh,… Bồi dưỡng kỹ năng đánh giá sự tiến bộ của học sinh và sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh quá trình giáo dục trải nghiệm. Bồi dưỡng kỹ năng phối hợp với cộng đồng, cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm thực tiễn cho học sinh.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
Ngay từ đầu năm học, hiệu trưởng lên kế hoạch, tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia các lớp, các khóa tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn do các cơ quan, ban ngành tổ chức… có kế hoạch mời Lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận, Lãnh đạo Sở GD&ĐT phụ trách về đổi mới giáo dục trải nghiệm, các thầy cô giáo có hiểu biết, kinh nghiệm giảng dạy theo hình thức trải nghiệm về trường cùng trao đổi, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm... Khi xây dựng kế hoạch, cần phải thể hiện rõ thời gian, kinh phí, nội dung thực hiện.
Cử giáo viên nòng cốt đi tham dự các lớp, các đợt bồi dưỡng về giáo dục trải nghiệm do Bộ GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức, sau khi tham dự phải tổ chức phổ biến hướng dẫn giúp đỡ giáo viên trong nhà trường áp dụng.
Tổ chức hội thảo cấp trường chuyên đề đổi mới phương pháp giáo dục trải nghiệm nhằm cung cấp cho giáo viên kinh nghiệm trong soạn bài, lên lớp. Tổ chức tham quan, trao đổi học tập kinh nghiệm các mô hình nhà trường điển hình tiên tiến trong hoạt động giáo dục trải nghiệm.
Nhà quản lý xác định rõ nhiệm vụ, tầm quan trọng của tổ và nhóm chuyên môn trong nhà trường. Cần xây dựng các tổ bộ môn trong nhà trường là nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt chuyên môn sâu rộng, có ý nghĩa thiết thực cho các thành viên trong tổ chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng hoạt động
giáo dục trải nghiệm. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt, Tổ bộ môn cần phải xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn và xây dựng kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định của Bộ GD&ĐT; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra đánh giá chất lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch của nhà