1. Kết luận
Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, tác giả đi đến một số nhận định có tính kết luận như sau:
Luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm, các khái niệm liên quan cũng như làm rõ mục đích yêu cầu giáo dục của hoạt động trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học.
Hệ thống những vấn đề về hoạt động giáo dục trải nghiệm, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm qua nghiên cứu thực tiễn quá trình quản lý ở các trường tiểu học quận Ninh Kiều. Chỉ ra những thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân của những hạn chế nhằm đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường Tiểu học quận Ninh Kiều.
Hoạt động giáo dục trải nghiệm trong nhà trường tiểu học được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra những con người có chí hướng, có đạo đức, có định hướng tương lai, có khả năng sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh. Ngoài ra hoạt động giáo dục trải nghiệm coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh, vì vậy tùy thuộc vào đặc trưng về văn hóa, khí hậu, đặc điểm vùng miền, điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, nhà trường có thể lựa chọn nội dung và hình thức tổ chức sao cho phù hợp và hiệu quả. Các hình thức tổ chức trải nghiệm được trình bày ở trên là những gợi ý để nhà trường tổ chức có hiệu quả nhất hoạt động giáo dục của mình, đáp ứng nhu cầu và mục tiêu giáo dục. Đồng thời, đây cũng là hướng đi tích cực cần được triển khai rộng rãi ở các địa phương trên
quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học trên địa bàn quận Ninh Kiều nói riêng và các trường học nói chung trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục cho nhà trường trong những năm tới
2. Khuyến nghị
Để thực hiện được những kết quả nghiên cứu của đề tài vào công tác quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm của các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đề tài có một số khuyến nghị như sau:
2.1. Với Sở Giáo dục và Đào tạo
Cần nghiên cứu và đưa ra hệ thống các tiêu chuẩn giúp cho việc đánh giá kết quả giáo dục trải nghiệm dễ dàng hơn;
Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thường xuyên với các trường; Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất cho các nhà trường, cải thiện điều kiện giảng dạy của giáo viên, tăng cường trang bị thiết bị dạy học;
Mời các chuyên gia về hoạt động giáo dục trải nghiệm, trực tiếp tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, cán bộ Đoàn, tổng phụ trách Đội trong các nhà trường để nâng cao kiến thức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm; tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm nằm đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2. Với các trường tiểu học
2.2.1. Với cán bộ quản lý
Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức, triển khai hoạt động tập huấn cấp trường, tổ chức tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong trường, đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi hoạt động.
Chủ động xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp và chuẩn bị các phương tiện cần thiết, phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh.
Cần có chế độ động viên, khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường làm tốt công tác hoạt động giáo dục trải nghiệm.
2.2.2. Với giáo viên tiểu học
Cần nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của hoạt động giáo dục trải nghiệm thông qua việc giảng dạy cho học sinh trường tiểu học, đồng thời chú ý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh qua các bộ môn văn hoá.
Thường xuyên tự bồi dưỡng, tích cực tham gia các lớp tập huấn do các cấp tổ chức, rèn luyện kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo; Bùi Việt Phú; Phạm Minh Giản; Phạm Minh Xuân, (2017), Đổi mới, cải cách giáo dục ở Việt Nam và nhân tố quản lý trong
tiến trình đổi mới giáo dục, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông.
2. Đặng Quốc Bảo; Đặng Bá Lãm; Nguyễn Lộc; Phạm Quang Sáng; Bùi Đức, (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam, Nhà xuất bảnGiáo dục Việt Nam.
3. Nguyễn Thanh Bình, (2007), Giáo dục trải nghiệm dựa vào trải nghiệm, Tạp chí Giáo dục 203(Tr 18,19).
4. Nguyễn Thanh Bình, (2009), Giáo trình chuyên đề giáo dục kĩ năng, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục Hàn Quốc, (2009), Chương trình Hàn Quốc - Hoạt động
ngoại khóa sáng tạo, Seoul - Hàn Quốc.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2018), Chương trình GD phổ thông tổng thể.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 41/TT-BGD&ĐT ngày 30/12/2010 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Điều lệ trường tiểu học. 8. Phạm Khắc Chương (1991), J.A. Cômenxki - Nhà sư phạm lỗi lạc, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
9. Nguyễn Quốc Chí; Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đại cương khoa học quản lý,
Nhà xuất bảnĐại học Quốc Gia Hà Nội.
10.Bùi Ngọc Diệp, Hoạt động giáo dục của trường tiểu học giai đoạn sau
năm 2015, Nhiệm vụ nghiên cứu cấp Bộ, Mã số V2013 - 03NV
11.Đại học Đồng Tháp, (2016), Trải nghiệm sáng tạo trong giáo dục phổ
thông và cuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THPT, Hội thảo.
12.Đảng Cộng Sản Việt Nam, (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc
13.Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
14.Nguyễn Văn Đệ (chủ biên); Phan Trọng Nam, (2017), Phát triển năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
15.Nguyễn Minh Đường, (2004), Một số ý kiến về chất lượng và hiệu quả
giáo dục, Tạp chí Khuyến học và Dân trí 2-3-4.
16.Trần Ngọc Giao, Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Mai Phương (2015), Chuyển từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực: vấn đề dạy
học và tổ chức dạy học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
17.Phạm Minh Hạc, (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa thế kỷ XXI,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia.
18.Đặng Xuân Hải; Nguyễn Sỹ Thư, (2012), Quản lý giáo dục, Quản lý nhà
trường trong bối cảnh thay đổi, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
19.Đỗ Nguyên Hạnh, (1996), Một vài hình thức giáo dục cho học sinh ngoài
giờ lên lớp có hiệu quả, Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 2.
20.Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng (1998), Tổ chức hoạt động giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục.
21.Trần Kiểm; Nguyễn Xuân Thức (2015), Giáo trình đại cương khoa học
quản lý và quản lý giáo dục, Nhà xuất bảnĐại học Sư phạm.
22.Trần Kiểm, (2016), Khoa học tổ chức và tổ chức giáo dục, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm.
23. Kolb, A. Y. - Kolb, D. A, (2013), The Kolb Learning Style Inventory 4.0: A Comprehensive Guide to the Theory, Psychometrics, Research on
Validity and Educational Applications. Boston, MA: Hay Resources
24.Trần Thị Bích Liễu (chủ biên), Lê Kim Long, Hồ Thị Nhật, Lê Thanh Huyền, Nguyễn Tùng Lâm, Trần Quốc Toản, Nguyễn Hữu Châu, Lê Anh Vinh, (2017), Phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh phổ thông qua
một số môn học cụ thể, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
25.Anne Morrow Linbergh, (2008), Trải nghiệm và khát vọng cuộc sống, Nhà xuất bản Văn hóa Sài Gòn.
26. Art Markan, (2017), Lối tư duy của người thông minh, Nhà xuất bản Lao Động.
27.Bùi Việt Phú; Lê Quang Sơn, (2013), Giáo trình xu thế phát triển giáo dục, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
28.Võ Quang Phúc (1992), Nói chuyện giáo dục thế giới đời xưa, Sở Giáo dục & Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Câu lạc bộ Quản lý Giáo dục. 29.Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Giáo dục
2005 (sửa đổi bổ sung 2009), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.
30.Lê Khánh Tuấn, (2016), Dự báo và kế hoạch hóa trong quản lý giáo dục,
Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
31.Thái Duy Tuyên, (2001), Giáo dục học hiện đại, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
32.Ngô Thị Tuyên, (2015), Khái niệm hoạt động trải nghiệm sáng tạo, Diễn đàn Công nghệ giáo dục online ngày 20/5/2015.
33.Đinh Thị Kim Thoa, (2015), Xây dựng chương trình hoạt động trải
nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới,Kỷ yếu Hội
thảo Quốc tế, Học viện quản lý giáo dục.
34.Đinh Thị Kim Thoa, (2015), Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động
trải nghiệm sáng tạo trong trường tiểu học, Nhà xuất bản ĐH Sư phạm
35.Thủ tướng Chính phủ, (2012), Quyết định số 711/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về Chiến lược Phát triển Giáo dục 2011 - 2020.
PHỤ LỤC 1
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cha mẹ học sinh tiểu học)
Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh cấp tiểu học và tăng cường kiến thức, kỹ năng thực tế cho các em, Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung sau đây:
Ông/Bà hãy đánh dấu (X) vào ô tương ứng.
Câu 1. Theo ông/bà hoạt động giáo dục trải nghiệm có quan trọng ở trường tiểu học không?
Rất quan trọng Quan trọng
Ít quan trọng Không quan trọng
Câu 2. Ông/Bà vui lòng cho biết ý kiến về việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm dưới đây:
STT Các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
Mức độ thường xuyên Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết 1 Tham quan, thực tế 2 Các câu lạc bộ 3 Các hoạt động xã hội/ tình nguyện
4 Dự án và nghiên cứu khoa học 5 Diễn đàn 6 Các hoạt động Văn nghệ/ Thể dục thể thao/ Trò chơi 7 Thực hành lao động việc nhà, việc trường
Hoạt động khác:
………
………
………
………
Câu 3. Ông/Bà đánh giá con em mình đã tham gia các hoạt động giáo dục trải nghiệm ở mức độ nào?
Rất tích cực Tích cực Bình thường Không thích
Câu 4. Theo ông/bà có cần thiết thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học không?
Rất cần thiết Cần thiết
Ít cần thiết Không cần thiết
Câu 5. Theo ông/bà, cán bộ quản lý và giáo viên có cần thiết phải quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học không?
Rất cần thiết Cần thiết
Ít cần thiết Không cần thiết
PHỤ LỤC 2
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho Cán bộ quản lý và giáo viên)
Kính thưa quý thầy cô! Để có cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm trong thời gian tới, chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến quý báu của quý thầy cô về một số thông tin dưới đây. Kết quả khảo sát này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học, không phục vụ cho mục đích nào khác. Rất mong nhận được sự hợp tác và giúp đỡ của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô!
Đánh dấu (X) vào ô tương ứng.
Câu 1. Thầy/cô cho biết tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trải nghiệm trong trường tiểu học
Rất quan trọng Quan trọng
Bình thường Không quan trọng
Câu 2. Thầy/cô cho biết trường của thầy/cô đã thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh như thế nào?
TT Nội dung thực hiện
mục tiêu hoạt động GDTN Tốt Khá TB
Chưa đạt
1 Hình thành kỹ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực, nền nếp học tập
2 Biết tuân thủ các nội quy, quy định
3 Bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân
4 Hình thành hành vi giao tiếp, ứng xử văn hóa 5 Có ý thức làm việc nhóm, tham gia hoạt
động xã hội, phục vụ cộng đồng
6 Bước đầu làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi cuộc sống
Câu 3. Thầy/cô cho biết trường của thầy/cô đã thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh như thế nào?
TT các nguyên tắc tổ chức hoạt động Nội dung thực hiện GDTN
Tốt Khá TB Chưa đạt
1
2 Tính mục đích, tính kế hoạch 3 Tính tự nguyện, tự giác tham gia
4 Đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của HS
5
Kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của GV với tính tích cực, độc lập và sáng tạo của HS
6 Xuất phát từ mối quan tâm, hứng thú của HS
Phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, sức khỏe của HS
Câu 4. Thầy/cô cho biết trường của thầy/cô đã thực hiện nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh như thế nào?
TT Nội dung thực hiện hoạt động
GDTN Tốt Khá TB
Chư a đạt 1 Hoạt động phát triển cá nhân
2 Hoạt động lao động
3 Hoạt động xã hội và phục vụ cộng
đồng
4 Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 5 Hoạt động phát triển cá nhân
Câu 5. Thầy/cô cho biết trường của thầy/cô đã thực hiện hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh như thế nào?
TT Hình thức tổ chức hoạt động GDTN Tốt Khá TB Chưa đạt
1 Hoạt động câu lạc bộ 2 Tổ chức trò chơi 3 Tổ chức diễn đàn 4 Sân khấu tương tác 5 Tham quan, dã ngoại 6 Hội thi/ cuộc thi 7 Hoạt động giao lưu 8 Hoạt động chiến dịch 9 Hoạt động nhân đạo
Câu 6. Thầy/cô cho biết sự cần thiết của hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS tiểu học như thế nào?
Rất cần thiết Cần thiết
Ít cần thiết Không cần thiết
Câu 7. Thầy/cô cho biết trường của thầy/cô đã thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh như thế nào?
TT Mục tiêu quản lý hoạt động GDTN Tốt Khá TB Chưa đạt
1
Nâng cao chất lượng GDTN cho học sinh TH góp phần giáo dục toàn diện học sinh
2
Nhận cao nhận thức cho CBQL, GV và cha mẹ học sinh về sự cần thiết GDTN cho học sinh TH . . .
3 Bồi dưỡng đội ngũ GV tiểu học năng lực hoạt động GDTN cho học sinh TH 4
Nâng cao năng lực huy động các nguồn của cộng đồng phục vụ hoạt động GDTN cho học sinh TH cho đội ngũ
Câu 8. Để đánh giá thực trạng quản lý thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh, thầy/cô vui lòng cho biết mức độ thực hiện các nội dung tại trường của thầy/cô:
TT Các bước lập kế hoạch Tốt Khá TB Chưa
đạt
1 Phân tích, đánh giá thực trạng của nhà trường
2 Xác định mục tiêu của nhà trường cần đạt được trong tương lai
3 Căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ
4 Lập kế hoạch chương trình hành động cụ thể
5 Điều chỉnh kế hoạch (nếu cần)
Câu 9. Thầy/cô đánh giá thế nào về việc trường của thầy/cô đã thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm của cán bộ quản lý trường mình?
TT Nội dung lập kế hoạch hoạt động