B. NỘI DUNG
2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tại các trường
trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
2.3.1. Thực trạng nhận thức về vai trò của hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Đánh giá thực trạng nội dung giáo dục trải nghiệm sáng tạo cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều, tác giả đã tiến hành khảo sát kết quả:
Bảng 2.3. Kết quả nhận thức về vai trò của hoạt động GDTN
TT Mẫu khảo sát
Kết quả nhận thức về vai trò
Rất
quan trọng Quan trọng Ít quan trọng
Không quan trọng SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ quản lý N=20 16 80 4 20 0 0 0 0 2 Giáo viên N=70 24 34.3 30 42.9 9 12.9 7 10.0 3 Cha mẹ học sinh N=120 26 21.7 53 44.2 25 20.8 16 13.3 Tổng cộng 22.0 45.3 29.0 35.7 11.3 11.2 7.7 7.8
Biểu đồ 2.1.Kết quả nhận thức về vai trò của hoạt động GDTN
Kết quả này cho thấy, về cơ bản đại bộ phận đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh cho rằng trong các hoạt động giáo dục của nhà trường thì hoạt động giáo dục trải nghiệm có vai trò quan trọng và rất quan trọng. Đây là một chỉ báo thuận lợi tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm trong nhà trường.
2.3.2. Thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
Để tìm hiểu thực trạng thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, tác giả tiến hành lấy ý kiến đánh giá của 20 cán bộ quản lý và 70 giáo viên tại các trường tiểu học quận Ninh Kiều. Kết quả như sau:
Bảng 2.4. Kết quả thực hiện mục tiêu hoạt động GDTN N=90
TT
Nội dung thực hiện mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm
Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Hình thành kỹ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực, nền nếp học tập
42 46.7 38 42.2 6 6.7 4 4.4 3.3 2
2 Biết tuân thủ các nội quy,
quy định 39 43.3 46 51.1 3 3.3 2 2.2 3.4 1 3 Bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân 21 23.3 24 26.7 34 37.8 11 12.2 2.6 4 4 Hình thành hành vi giao tiếp, ứng xử văn hóa 31 34.4 42 46.7 15 16.7 2 2.2 3.1 3 5 Có ý thức làm việc nhóm, tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng
17 18.9 25 27.8 34 37.8 14 15.6 2.5 5
6
Bước đầu làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi cuộc sống
14 15.6 21 23.3 38 42.2 17 18.9 2.4 6
Điểm trung bình chung 2.9
Từ kết quả khảo sát tại bảng 2.4 cho thấy đa phần cán bộ quản lý và giáo viên đều thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học. Việc giáo dục trải nghiệm là một mô hình dạy
học tiên tiến nhằm tăng sự phát triển toàn diện cho học sinh, chú trọng đến việc phát triển năng lực, kỹ năng. Hơn một nửa số cán bộ quản lý và giáo viên được khảo sát thấy được mức độ quan trọng của “Biết tuân thủ các nội quy, quy định”; “Hình thành kỹ năng sống cơ bản, thói quen sinh hoạt tích cực, nền nếp học tập”. Đồng thời hơn 80% cán bộ quản lý và giáo viênđược khảo sát nhận thấy tầm quan trọng của tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm sẽ góp phần phát triển kỹ năng cho học sinh.
Hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo dục trải nghiệm làm cho nội dung giáo dục không bị bó hẹp trong sách vở, mà gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội; là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức với hành động, góp phần phát triển phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, tinh thần đoàn kết, tinh thần yêu khoa học, thích khám phá, kỹ năng sống, niềm tin đúng đắn ở học sinh, hình thành những năng lực cần có của con người trong xã hội hiện đại; là con đường để phát triển toàn diện nhân cách học sinh, đáp ứng mục tiêu giáo dục phổ thông ở Việt Nam. Chính vì vậy có 50% người được khảo sát cho rằng nội dung “Bắt đầu có định hướng tự đánh giá và tự điều chỉnh bản thân” là khá, tốt.
Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý và giáo viênchưa nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm. Có 18,9% cho rằng giáo dục trải nghiệm không phát huy được tính tích cực, tư duy độc lập sáng tạo cho học sinh, không giúp học sinh làm quen và hình thành hứng thú với một số nghề gần gũi cuộc sống; 15,6% cho biết giáo dục trải nghiệm không có ý thức làm việc nhóm, tham gia hoạt động xã hội, phục vụ cộng đồng. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý giáo dục trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viêntrong các nhà trường về tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục trải nghiệm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường.
2.3.3. Thực trạng thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh trường tiểu học quận Ninh Kiều
Tương tự dựa vào khung lý thuyết mục 1.3.3 tại chương 1, tác giả cũng đã lấy ý kiến đánh giá, kết quả:
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục N=90
TT
Nội dung thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động GDTN Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Tính mục đích, tính kế hoạch 43 47.8 30 33.3 15 16.7 2 2.2 3.3 2 2 Tính tự nguyện, tự
giác tham gia 40 44.4 28 31.1 19 21.1 3 3.3 3.2 3 3 Đặc điểm lứa tuổi và
tính cá biệt của HS 46 51.1 32 35.6 10 11.1 2 2.2 3.4 1
4
Kết hợp sự lãnh đạo sư phạm của GV với tính tích cực, độc lập và sáng tạo của HS 38 42.2 25 27.8 21 23.3 6 6.7 3.1 4 5 Xuất phát từ mối quan tâm, hứng thú của HS 27 30.0 18 20.0 28 31.1 17 18.9 2.6 6 6 Phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, sức khỏe của HS
35 38.9 24 26.7 19 21.1 12 13.3 2.9 5
Điểm trung bình chung 3.1
Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy, việc quán triệt nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ đã được các nhà trường tiểu học quan tâm thực hiện. Mức độ
Nguyên tắc được thực hiện nghiêm túc và tốt nhất đó là “Đặc điểm lứa tuổi và tính cá biệt của học sinh” với điểm trung bình là 3.4, trong đó có 51,1% ý kiến đánh giá mức độ thực hiện là tốt; 35,6% đánh giá mức khá; 11,1% đánh giá mức trung bình và 2,2% đánh giá mức chưa đạt. Việc giáo dục trải nghiệm luôn được cán bộ quản lý và giáo viên trong các nhà trường ưu tiên đảm bảo đặc điểm lứa tuổi cho học sinh, không để xảy ra tình huống đáng tiếc, ảnh hưởng đến học sinh.
Nguyên tắc “Tính mục đích, tính kế hoạch” với điểm trung bình là 3.3, trong đó có 47,8% ý kiến khảo sát cho rằng mức độ thực hiện tốt, 33,3% cho rằng mức độ thực hiện ý kiến khá. Khi áp dụng vào thực tế đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nêu nhiều lý do không hoàn thành mục đích, kế hoạch dạy học như: khó áp dụng vào thực tế, kinh phí của nhà trường hạn hẹp... dẫn đến có 18,9% người được khảo sát cho rằng kết quả thực hiện trung bình và chưa đạt.
Nguyên tắc “Phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, sức khỏe của học sinh” với điểm trung bình là 2.9, trong đó có 38,9% ý kiến khảo sát cho rằng mức độ thực hiện tốt, 26,7% cho rằng mức độ thực hiện ý kiến khá. Vẫn còn có một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý và giáo viên khi thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm làm chống đối, làm để có phong trào, nên chưa đảm bảo được phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. Cho nên có đến 34,4% người được khảo sát cho rằng mức độ thực hiện là trung bình và chưa đạt.
Nguyên tắc “Xuất phát từ mối quan tâm, hứng thú của học sinh” với điểm trung bình là 2.6, trong đó có đến 50% người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện là trung bình và chưa đạt. Nguyên nhân, hiện nay giáo dục trải nghiệm vẫn còn hạn chế về nội dung và hình thức dẫn tới việc chưa thật sự thu hút được học sinh tham gia.
2.3.4. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều
Tương tự, dựa vào khung lý thuyết mục 1.3.4 tại chương 1, tác giả khảo sát, kết quả:
Bảng 2.6. Kết quả thực hiện nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm
N=90
STT Nội dung hoạt động GDTN
Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Hoạt động lao động 43 47.8 32 35.6 9 10.0 6 6.7 3.2 2 2 Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng 25 27.8 20 22.2 38 42.2 7 7.8 2.7 4 3 Hoạt động giáo dục hướng
nghiệp
28 31.1 21 23.3 34 37.8 7 7.8 2.8 3 4 Hoạt động phát triển cá nhân 48 53.3 34 37.8 6 6.7 2 2.2 3.4 1
Điểm trung bình chung 3.0
Kết quả khảo sát cho thấy, mức độ thực hiện các nội dung hoạt động trải nghiệm trên là rất khác nhau. Đa số cán bộ, giáo viên đồng ý mức độ các nội dung hoạt động trải nghiệm được thực hiện thường xuyên có điểm trung bình chung từ 3.0 trở lên. Trong đó nội dung về hoạt động phát triển cá nhân được đánh giá cao nhất chiếm 91,1%. Qua trao đổi, nhiều cán bộ, giáo viên và cả học sinh hoạt động phát triển cá nhân là nội dung rất quan trọng nhằm trang bị những “kỹ năng mềm” cho học sinh. Nội dung được ít tiến hành nhất là hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng, chỉ có 50% ý kiến cho rằng thường xuyên.
Một số hoạt động cho thấy, việc phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong quá trình sư phạm đem lại hiệu quả giáo dục khả quan như hoạt động tổ chức sự kiện, văn hóa nghệ thuật, hoạt động lao động. Song vẫn còn những hoạt động bị đánh giá là chưa tốt, sự hiện diện nội dung đó còn mờ nhạt, chưa đem lại hiệu quả giáo dục như hoạt động hướng nghiệp và hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng.
Thực trạng này đòi hỏi nhà trường cần có biện pháp để tăng cường nhận thức cho đội ngũ giáo viên phụ trách nói riêng và các thành viên trong nhà trường nói chung về nội dung hoạt động trải nghiệm; cũng như phải có biện pháp triển khai các nội dung giáo dục có chiều sâu hơn nữa, theo nhiều quy mô khác nhau, trú trọng phát huy lợi thế quy mô nhóm và quy mô lớp vừa đơn giản vừa đỡ tốn kém mất ít thời gian.
2.3.5. Thực trạng thực hiện hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều
Qua khảo sát thực trạng thực hiện hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học, thu được kết quả sau:
Bảng 2.7. Kết quả thực hiện hình thức tổ chức hoạt động GDTN N=90 STT Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Hoạt động câu lạc bộ 33 36.7 38 42.2 16 17.8 7 7.8 3.2 4 2 Tổ chức trò chơi 46 51.1 40 44.4 3 3.3 1 1.1 3.5 1 3 Tổ chức diễn đàn 35 38.9 30 33.3 14 15.6 11 12.2 3.0 6
4 Sân khấu tương tác 22 24.4 29 32.2 26 28.9 13 14.4 2.7 8
5 Tham quan, dã
ngoại 43 47.8 37 41.1 6 6.7 4 4.4 3.3 2
6 Hội thi/ cuộc thi 40 44.4 36 40.0 7 7.8 7 7.8 3.2 3
7 Hoạt động giao lưu 38 42.2 33 36.7 10 11.1 9 10.0 3.1 5
8 Hoạt động chiến
dịch 27 30.0 25 27.8 21 23.3 9 10.0 2.6 9
9 Hoạt động nhân đạo 29 32.2 28 31.1 19 21.1 14 15.6 2.8 7
Điểm trung bình chung 3.0
Từ bảng khảo sát trên chúng ta thấy rằng hoạt động giáo dục trải nghiệm được sử dụng nhiều nhất là “Hình thức tổ chức trò chơi” với điểm trung bình là 3.5, trong đó có 95,5% thực hiện khá, tốt; 3,3% thực hiện trung bình và 1,1% chưa đạt. Qua phỏng vấn các trường đều cho biết “hình thức tổ chức trò chơi là một trong những hình thức trong yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học vì thế được nhiều các thầy cô thực hiện. Hình thức này bước đầu đã tạo ra sự hứng thú trong học tập cho học sinh, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học trong nhà trường”.
Hình thức “Tham quan, dã ngoại” với điểm trung bình là 3.3, trong đó có 47,8% người được khảo sát cho rằng đã áp dụng tốt. Tuy nhiên, đây là hình thức mà các nhà trường trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ ít áp
chức và thời gian tổ chức tuy nhiên hiện nay trong các nhà trường tiểu học trong quận Ninh Kiều nói chung và các nhà trường tiểu học nói riêng thì vấn đề về kinh phí tổ chức cho các hoạt động giáo dục trải nghiệm nói chung là rất còn hạn hẹp chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho các nhà trường tổ chức các hoạt động trải nghiệm. Nội dung “Hoạt động chiến dịch” với điểm trung bình là 2.6, trong đó có 23,3% người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện trung bình, và 10% chưa đạt. Đây là hình thức dạy học mà giáo viên ít sử dụng nhất. Nguyên nhân, giáo viên các trường tiểu học còn thực hiện chưa tốt về kỹ năng thực tế, chính vì thế chưa thể hướng dẫn cụ thể cho học sinh thực hiện.
Nhìn chung, hình thức tổ chức dạy học trải nghiệm các trường tiểu học ở quận Ninh Kiều cho thấy một số giáo viên trong các nhà trường chưa bắt nhịp kịp với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn, chưa đáp ứng theo yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc giáo dục trải nghiệm còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay. Tổ chức các hình thức trải nghiệm trong dạy học của các trường tiểu học trên địa bàn quận Ninh Kiều chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức, còn mang tính cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới các trường cần đa dạng hóa hình thức trải nghiệm trong dạy học cho học sinh. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.