B. NỘI DUNG
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tạ
các trường tiểu học quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ
2.4.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều
Căn cứ nội dung mục 1.4.2 tại chương 1 tác giả tìm hiểu thực trạng thu kết quả:
Bảng 2.9. Kết quả thực hiện mục tiêu quản lý hoạt động GDTN N=90 STT Mục tiêu quản lý hoạt động GDTN Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1
Nâng cao chất lượng GDTN cho HS tiểu học góp phần giáo dục toàn diện HS 42 46.7 35 38.9 11 12.2 2 2.2 3.3 1 2 Nhận cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ HS về sự cần thiết GDTN cho HS tiểu học . . .
37 41.1 29 32.2 16 17.8 8 8.9 3.1 2
3
Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học năng lực hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS tiểu học
22 24.4 44 48.9 20 22.2 14 15.6 3.0 3
4
Nâng cao năng lực huy động các nguồn của cộng đồng phục vụ hoạt động giáo dục trải nghiệm cho HS tiểu học cho đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
27 30.0 45 50.0 13 14.4 5 5.6 3.0 3
Qua bảng số liệu 2.9 cho thấy đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều nhận thức được mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần cho học sinh và xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Với điểm trung bình 3.3 cho thấy mức độ đồng ý mục tiêu hoạt động giáo dục trải nghiệm nhằm phát triển hài hòa thể chất và tinh thần cho học sinh;
Tuy nhiên với một số nội dung khác như: bồi dưỡng đội ngũ giáo viên tiểu học năng lực hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học và nâng cao năng lực huy động các nguồn của cộng đồng phục vụ hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh tiểu học cho đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học có điểm trung bình 3.0 cho thấy mức độ quan tâm chưa đồng đều giữa các mục tiêu.
Chính từ những nhận thức chưa đầy đủ như thế sẽ dẫn đến những khó khăn tiếp theo trong quá trình đổi mới tổ chức thực hiện; vì vậy, ngoài việc cần phải tuyên truyền sâu rộng hơn để cán bộ quản lý và giáo viên nắm rõ được mục tiêu của hoạt động giáo dục trải nghiệm thì các nhà quản lý giáo dục cần suy nghĩ thêm để có biện pháp riêng nhằm nâng cao nhận thức cho đội ngũ của mình vì vẫn còn một bộ phận cán bộ, giáo viên chưa nhận thức được hết ý nghĩa mục tiêu của công tác này.
2.4.2. Thực trạng thực hiện nội dung quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều
2.4.2.1. Kết quả xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều
Với nội dung này tác giả đã khảo sát 20 cán bộ quản lý và 70 giáo viên, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.10. Kết quả thực hiện các bước lập kế hoạch giáo dục trải nghiệm N= 90 STT Các bước lập kế hoạch Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Phân tích, đánh giá thực trạng của nhà trường 49 54.4 31 34.4 8 8.9 2 2.2 3.4 1 2 Xác định mục tiêu của nhà trường cần đạt được trong tương lai 37 41.1 23 25.6 17 18.9 13 14.4 2.9 4 3 Căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ 45 50.0 28 31.1 12 13.3 5 5.6 3.3 2 4 Lập kế hoạch chương trình hành động cụ thể 40 44.4 25 27.8 15 16.7 10 11.1 3.1 3 5 Điều chỉnh kế hoạch (nếu cần) 32 35.6 20 22.2 28 31.1 10 11.1 2.8 5
Điểm trung bình chung 3.1
Kết quả khảo sát cho thấy, tất cả 5 nội dung về lập kế hoạch hoạt động trải nghiệm đã thực hiện đều có điểm trung bình từ 2.8 đến 3.4, điểm trung bình chung cả 5 nội dung đánh giá là 3.1 (đạt mức trung bình). Trong đó, nội dung “Phân tích, đánh giá thực trạng của nhà trường; căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ”được đánh giá cao với điểm trung bình lần lượt là 3.4 và 3.3. Qua phỏng vấn sâu, nhiều cán bộ, giáo viên cho rằng, hầu như cán bộ quản lý các trường tiểu học trong quận Ninh Kiều thực hiện tốt việc phân tích đánh giá thực trạng, căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ.
Tiếp theo là nội dung “Lập kế hoạch chương trình hành động cụ thể” có điểm trung bình là 3.1. Điều này cho thấy việc lập kế hoạch mới chỉ được quan tâm ở mức bình thường. Qua trao đổi, nhiều cán bộ quản lý, giáo viên cho rằng, mặc dù có sự quan tâm song các cấp quản lý chưa thực sự chú trọng công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm cho cả năm cũng như kế hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động trải nghiệm mà mới chỉ dừng lại ở việc căn cứ vào mục tiêu để xác định nội dung, nhiệm vụ, chưa chú trọng đến tầm quan trọng của công tác lập kế hoạch.
Nội dung “Xác định mục tiêu của nhà trường cần đạt được trong tương lai; Điều chỉnh kế hoạch” có điểm trung bình lần lượt là 2.9 và 2.8. Nhiều cán bộ, giáo viên thống nhất và chia sẻ đây cũng là những khó khăn chung trong bối cảnh cán bộ quản lý, giáo viên chưa được đào tạo chính quy về hoạt động trải nghiệm, việc bồi dưỡng, tập huấn vẫn trông chờ vào chương trình do Sở GD & ĐT tổ chức. Điều chỉnh kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm còn 31.1% ý kiến đánh giá trung bình, có 11.1% ý kiến đánh giá chưa đạt. Cho thấy việc quản lí này rất khó khăn mà một trong những lý do là thực trạng các nhà trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh phí cho hoạt động giáo dục trải nghiệm. Như vậy, kết quả điều tra cho thấy thực trạng công tác xây dựng kế hoạch hoạt động trải nghiệm đang ở mức trung bình, tỉ lệ đánh giá tốt còn thấp, tỉ lệ đánh giá chưa tốt còn cao. Trong điều kiện còn khó khăn ở nhiều mặt song đòi hỏi các cấp quản lý cần quan tâm hơn, cải tiến cách thức quản lý và cần có những biện pháp quản lý để các lực lượng thực hiện được thành công mục tiêu hoạt động trải nghiệm đã đề ra.
Bảng 2.11. Kết quả thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động
N= 90 S
TT
Nội dung thực hiện mục tiêu hoạt động GDTN Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Nắm vững các văn bản pháp quy về hoạt động GDTN cho HS 55 61.1 30 33.3 2 2.2 3 3.3 3.5 1 2 Nắm vững tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của địa phương
24 26.7 20 22.2 33 36.7 13 14.4 2.6 6
3
Hiểu biết sâu sắc đặc điểm, điều kiện hoạt động giáo dục nói chung và GDTN cho HS nói riêng
27 30.0 28 31.1 21 23.3 14 15.6 2.8 5
4
Xác định mục tiêu cụ thể đối với hoạt động GDTN cho HS
44 48.9 34 37.8 7 7.8 5 5.6 3.3 2
5
Mô tả nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá hoạt động GDTN cho HS 39 43.3 30 33.3 12 13.3 9 10.0 3.1 3 6 Xác định các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, ...) phục vụ hoạt động GDTN cho HS 35 38.9 29 32.2 13 14.4 13 14.4 3.0 4
Biểu đồ 2.4. Kết quả thực hiện việc lập kế hoạch hoạt động GDTN
Bảng thống kê cho thấy tất cả 6 nội dung quản lý thực hiện việc kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm đều có điểm trung bình chung là 3.0. Trong đó việc “Nắm vững các văn bản pháp quy về hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh; xác định mục tiêu cụ thể đối với hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh” được đánh giá cao với điểm trung bình lần lượt là 3.5 và 3.3.
Việc “Mô tả nội dung, phương pháp, hình thức, phương tiện, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh” có điểm trung bình là 3.1; “Xác định các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, ...) phục vụ hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh” có điểm trung bình là 3.0. Điều này cho thấy việc thực hiện kế hoạch chung cho cả năm học, học kỳ, hay kế hoạch cụ thể cho từng tháng từng tuần mới chỉ được quan tâm ở mức bình thường. Hơn nữa còn có 10% và 14% ý kiến đánh giá thực hiện ở mức chưa đạt.
Việc “Hiểu biết sâu sắc đặc điểm, điều kiện hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục trải nghiệm cho học sinh nói riêng; Nắm vững tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục của địa phương” đều thực hiện ở điểm trung
bình là 2.8 và 2.6. Với chia sẻ đây cũng là những khó khăn chung trong bối cảnh cán bộ quản lý và giáo viên không được đào tạo bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên vẫn trông chờ vào chương trình do Sở GD & ĐT tổ chức.
Như vậy, kết quả điều tra cho thấy thực trạng thực hiện xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục trải nghiệm đang ở mức trung bình, tỉ lệ đánh giá tốt còn thấp, tỉ lệ đánh giá chưa tốt còn cao. Nhiều cán bộ quản lý chưa ý thức được đầy đủ tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch, chưa xét đến tính tổng thể của tất cả các tổ, nhóm chuyên môn khác để tạo ra sự đồng bộ, hài hoà. Đa số kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục trải nghiệm được xây dựng chưa có tính khả thi, thống nhất dẫn đến khó khăn trong việc đạt được mục tiêu đề ra. Quy trình lập kế hoạch giáo dục trải nghiệm chưa được bài bản, chưa chú ý tới hiệu quả và tính khả thi của kế hoạch. Điều này dẫn đến việc quản lý giáo dục trải nghiệm chưa đem lại hiệu quả cao. Trong thời gian tới đòi hỏi cán bộ quản lý các trường tiểu học quận Ninh Kiều cần khắc phục các nhược điểm để không ngừng nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường.
2.4.2.2. Kết quả tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều
Để đánh giá việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều, qua khảo sát thu được kết quả như sau:
Bảng 2.12. Kết quả tổ chức thực hiện hoạt độnggiáo dục trải nghiệm N= 90 ST T Nội dung tổ chức thực hiện hoạt động GDTN cho HS Kết quả tổ chức thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức HĐTN 48 53.3 31 34.4 7 7.8 4 4.4 3.4 1 2 Giải thích mục tiêu, yêu cầu, của kế hoạch HĐTN 32 35.6 31 34.4 18 20.0 9 10.0 3.0 3 3 Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm, huy động nguồn lực phục vụ HĐGDTN 36 40.0 37 41.1 15 16.7 3 3.3 3.2 2 4
Bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐ GDTN cho GV 30 33.3 25 27.8 29 32.2 6 6.7 2.9 4 5 Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện HĐ GDTN cho HS 20 22.2 18 20.0 42 46.7 10 11.1 2.5 5
Điểm trung bình chung 3.0
Kết quả bảng 2.12 cho chúng ta thấy việc tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Ninh Kiều đã được tổ chức và triển khai. Căn cứ vào chỉ đạo của cấp trên và tình hình thực tế của từng đơn vị, các trường tiến hành tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm như thành lập Ban chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trải nghiệm; Ban chỉ đạo đã xây dựng chương trình, nội dung, hình thức tổ chức và thời
gian thực hiện dựa vào các chủ đề, áp dụng chung toàn trường, và áp dụng cụ thể cho từng khối lớp, có mức độ và yêu cầu khác nhau. Tiến hành tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên tổ chức và có “Sắp xếp bố trí nhân sự, phân công trách nhiệm, huy động nguồn lực phục vụ hoạt động giáo dục trải nghiệm”. Tuy nhiên bên cạnh đó, công tác tổ chức vẫn chưa đạt được như kết quả mong muốn. Đó chính là việc “Phối hợp các lực lượng trong và ngoài trường để thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh” với 57,8% người được khảo sát đánh giá mức độ thực hiện trung bình và chưa đạt. Để tổ chức được hoạt động giáo dục trải nghiệm đòi hỏi sự chung tay của tất cả các lực lượng trong và ngoài nhà trường, bởi vì hoạt động này đòi hỏi rất nhiều kinh phí và lực lượng tham gia. Tuy nhiên hiện nay các trường tiểu học trên địa bàn quận Ninh Kiều mới chỉ dừng lại các điều kiện của nhà trường, chưa quan tâm được đến các điều kiện ngoài trường để tăng cường phối kết hợp tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm thực tế cho học sinh. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới những hạn chế trong tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm.
2.4.2.3. Kết quả chỉ đạo thực hiện hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh các trường tiểu học quận Ninh Kiều
Bảng 2.13. Kết quả chỉ đạo thực hiện hoạt độnggiáo dục trải nghiệm N= 90
STT Nội dung chỉ đạo thực hiện HĐ GDTN cho HS
Kết quả chỉ đạo thực hiện
Điểm trung bình Thứ bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Ít thường xuyên Không thường xuyên SL % SL % SL % SL % 1 Chỉ đạo GV xây dựng chương trình, kế hoạch HĐGDTN cho HS 49 54.4 38 42.2 2 2.2 1 1.1 3.5 1 2
Chỉ đạo GV đổi mới phương pháp, hình thức tổ HĐGDTN cho HS
29 32.2 29 32.2 19 21.1 13 14.4 2.8 4
3
Chỉ đạo GV thực hiện có hiệu quả nội dung, chương trình HĐ GDTN cho HS
18 20.0 26 28.9 30 33.3 16 17.8 2.5 5
4
Chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất, tài chính phục vụ HĐ GDTN cho HS 39 43.3 39 43.3 7 7.8 5 5.6 3.2 3 5 Chỉ đạo GV nhận xét đánh giá kết quả HĐGDTN cho HS 42 46.7 37 41.1 8 8.9 3 3.3 3.3 2
Điểm trung bình chung 3.1
Cán bộ quản lý các trường đã nghiên cứu và vận dụng hệ thống các văn bản để chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình hoạt động giáo dục trải nghiệm. Nhìn chung nội dung hoạt động giáo dục trải nghiệm về cơ bản đảm bảo yêu cầu của bậc giáo dục tiểu học. Cán bộ quản lý các trường bước đầu đã có biện pháp chỉ đạo huy động nguồn lực thực hiện tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm.
Việc chỉ đạo nâng cao năng lực của giáo viên trong hoạt động giáo dục trải nghiệm đã kịp thời nhưng vẫn còn một số hạn chế trong công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực dạy học, tổ chức các hoạt động. Chính vì thế nội dung “Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm cho học sinh” được đánh giá ở mức độ thực hiện trung bình và chưa đạt chiếm 45,5%. Điều này đòi hỏi trong thời gian tới, cán bộ quản lý nhà trường cần quyết liệt hơn trong công tác chỉ đạo xây dựng kế hoạch, có phương án thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm về công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực dạy học, năng lực tổ chức giáo dục trải nghiệm.
Các hình thức tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm đã được tổ chức, tuy nhiên chưa được đa dạng phong phú và chưa tạo được sự hứng thú cho học sinh. Nhiều trường áp dụng các hình thức trải nghiệm lặp đi lặp lại để tận