Phòng ngừa nợ xấu 27 ii vi

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ xấu tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 101 - 102)

- Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương

1.2.4. Phòng ngừa nợ xấu 27 ii vi

Nợ xấu tác động rất lớn đến hoạt động ngân hàng. Quản lý nợ xấu là một trong những yếu tố rất quan trọng của nhà lãnh đạo ngân hàng. Để nợ xấu ngày càng giảm thì cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh.

Để phòng ngừa nợ xấu, việc kiểm tra đối với mỗi khoản tín dụng không chỉ trước khi giải ngân mà công việc kiểm tra giám sát tín dụng sau giải ngân cũng quan trọng không kém. Việc này nhằm hạn chế hạn chế rủi ro đạo đức, nhằm đảm bảo rằng khách hàng vay không làm những việc rủi ro từ nguồn vốn vay. Ngân hàng sẽ giám sát tình hình sử dụng vốn vay sau giải ngân bằng cách kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng định kỳ. Các ngân hàng có rất nhiều biện pháp khác nhau để kiểm tra giám sát các khoản vay, một số các biện pháp cơ bản hầu hết các ngân hàng đang sử dụng là:

Tiến hành kiểm tra theo định kì đối với tất cả các loại hình tín dụng, ví dụ như kiểm tra theo chu kỳ 30, 60 hay 90 ngày đối với những khoản vay lớn, đồng thời cũng tiến hành kiểm tra bất thường đối với những khoản cho vay có quy mô nhỏ.

Cần lập chương trình, kế hoạch, nội dung kiểm tra giám sát một cách thận trọng và chi tiết, bảo đảm rằng những khía cạnh quan trọng nhất của mỗi khoản vay phải được kiểm tra.

Những khoản cho vay lớn cần phải được kiểm soát và theo dõi thường xuyên bởi vì những khoản cho vay lớn này nếu xảy ra rủi ro sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của ngân hàng.

Các khoản tín dụng có vấn đề phải được quản lý chặt chẽ và thường xuyên, tăng cường kiểm tra giám sát khi phát hiện ra những dấu hiệu không lành mạnh có khả năng dẫn đến rủi ro liên quan đến khoản vay.

Theo dõi tình hình trả nợ của khách hàng và thực hiện các hợp đồng cấp tín dụng đã ký với ngân hàng.

28

Đưa ra cảnh báo và tiềm ẩn rủi ro tác động liên quan đến khoản vay, nhóm khách hàng, lĩnh vực đang cấp tín dụng.

Đánh giá, nghiên cứu các chính sách vĩ mô của nhà nước, ngành để đưa ra cảnh báo.

Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp xử lý đối với từng khách hàng để thu hồi nợ.

Trực tiếp thực thi các biện pháp xử lý đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ xấu tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w