- Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn sử dụng các phương
1.2.3. Nhận diện và đo lường nợ xấu 23 ii vi
1.2.3.1. Nhận diện nợ xấu
Nợ xấu dẫn đến những rủi ro tín dụng trong ngân hàng. Nhận dạng rủi ro tín dụng là quá trình xác định liên tục và có hệ thống các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD.
- Phương pháp thẩm định thực tế
CBTD trực tiếp đi thẩm định thực tế khách hàng để xem xét về công việc, cuộc sống, môi trường xung quanh, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Từ đó tận mắt chứng kiến, kiểm tra những điều kiện về mục đích sử dụng vốn, nguồn thu nhập, giá trị hiện tại của TSĐB mà khách hàng đã cam kết trong hồ sơ vay vốn. Nếu phát hiện có sai sót, gian lận thì có thể có những biện pháp hữu hiệu để có thể khắc phục kịp thời.
24
- Phương pháp lập bảng điều tra
Là phương pháp thông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, để từ đó nhận dạng và đánh giá mức độ tác động của từng loại rủi ro. Phương pháp này rõ ràng, dễ hiểu có vai trò như một công cụ nhắc nhở giúp người thực hiện xác định tầm quan trọng của các tác động. Nhưng phương pháp này có tính cảm tính phụ thuộc nhiều vào ý kiến chủ quan của người đánh giá.
- Phương pháp phân tích số liệu hồ sơ tổn thất trong quá khứ
Với phương pháp này đòi hỏi ngân hàng phải thu thập, phân tích, thống kê, lưu trữ số lượng thông tin lớn trong một thời gian dài, một cách có hệ thống, khoa học để nhận biết cơ chế và nguồn gốc gây ra rủi ro; nhờ đó có thể đánh giá đúng các yếu tố rủi ro mà trước đây đã bị xem nhẹ hoặc bỏ qua. Giúp ngân hàng dự báo được xu hướng diễn biến rủi ro trong tương lai thông qua dữ liệu trong quá khứ.
- Phương pháp phân tích lưu đồ
Phương pháp lưu đồ là một phương pháp có thể giúp chúng ta liệt kê trình tự các bước đối với một quy trình đầu tư tài chính. Từ những bước liệt kê này, chúng ta có thể dễ dàng xác định rủi ro khi thực hiện từng bước, từ đó để có những biện pháp khắc phục nhất định.
Phương pháp này được thực hiện xuyên suốt quy trình tín dụng, từ khâu đầu tiên là tiếp nhận hồ sơ, khâu trung gian như thẩm định, ra quyết định, giải ngân, theo dõi khoản vay cho đến khâu cuối cùng là thanh lý hợp đồng. Vì rủi ro có thể xảy ra ở bất cứ khâu nào nên việc theo sát quy trình sẽ giúp NH xác định rủi ro xuất hiện và tập trung nhất ở khâu nào để có biện pháp kiểm soát kịp thời, hiệu quả.
Việc áp dụng các phương pháp cần có sự linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với thực tế để chất lượng công tác nhận dạng RRTD đạt được hiệu quả cao nhất.
25
1.2.3.2. Đo lường nợ xấu
a. Chỉ tiêu định lượng - Tỷ lệ nợ quá hạn:
Mức giảm tỷ lệ nợ quá hạn (%) = [(tỷ lệ nợ quá hạn năm thực hiện - tỷ lệ nợ quá hạn năm trước)/tỷ lệ nợ quá hạn năm trước] x 100
- Tỷ lệ nợ xấu:
Mức giảm tỷ lệ nợ xấu (%) = [(tỷ lệ nợ xấu năm thực hiện - tỷ lệ nợ xấu năm trước)/ tỷ lệ nợ xấu năm trước] x 100.
- Tỷ lệ nợ xấu đã thu hồi:
- Tỷ lệ xóa nợ ròng:
- Tỷ lệ số lượng khách hàng có nợ xấu:
- Tỷ lệ khách hàng có nợ xấu =
b. Các chỉ tiêu định tính
- Người xin vay có tín nhiệm.
- Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải chắc chắn tin rằng người xin vay có mục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn.
26
- Năng lực pháp lý của người vay: Nếu khách hàng là cá nhân thì cá nhân đó phải có: (i) năng lực pháp luật dân sự; (ii) năng lực hành vi dân sự. Nếu khách hàng là tổ chức, thì tổ chức đó phải: (i) được thành lập hợp pháp; (ii) có cơ cấu tổ chức chặt chẽ; (iii) có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (iv) nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
- Thu nhập của người vay: Tiêu chí thu nhập của người vay tập trung vào câu hỏi: Người vay có khả năng tạo ra đủ tiền để trả nợ? Nhìn chung, người vay có ba khả năng để tạo ra tiền là: (i) luồng tiền từ doanh thu bán hàng hay từ thu nhập; (ii) bán thanh lý tài sản; (iii) phát hành chứng khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng .
- Bảo đảm tiền vay: Khi đánh giá khía cạnh bảo đảm tiền vay, cán bộ tín dụng phải tự hỏi: Người vay có sở hữu hợp pháp một giá trị nào hay tài sản nào có chất lượng để hỗ trợ cho khoản vay? Cán bộ tín dụng phải đặc biệt chú ý đến những yếu tố nhạy cảm như: Tuổi tác, điều kiện và mức độ chuyên dụng của tài sản người vay. Khía cạnh công nghệ cũng phải chú ý, bởi vì nếu tài sản của người vay có công nghệ lạc hậu thì giá trị giảm rất nhanh và rất khó tìm được người mua trong khi công nghệ lại thay đổi hàng ngày.
- Các điều kiện của người vay: Cán bộ tín dụng cần phải biết được xu hướng về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay, cũng như khi điều kiện kinh tế thay đổi sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến khoản tín dụng.
- Khả năng kiểm soát khoản vay: Ngân hàng có kiểm soát được việc khách hàng sử dụng tiền vay hay không? Tập trung vào những vấn đề như: Các thay đổi trong luật pháp và quy chế có ảnh hưởng xấu đến người vay? Yêu cầu tín dụng của người vay có đáp ứng được tiêu chuẩn của ngân hàng và của nhà quản lý về chất lượng tín dụng?
27