Sự ra đời của ngân hàng Chính sách xã hội 7 i

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ xấu tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 81 - 87)

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng , từng bước tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng

8

thương mại, tập trung dần các nguồn vốn và đối tượng cho vay ưu đãi về một đầu mối để các NHTM có điều kiện nắm giữ thị trường chuẩn bị cho tiến trình hội nhập thương mại khu vực và quốc tế.

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã nêu rõ “Cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng. Phân biệt chức năng của NHNN và NHTM nhà nước, chức năng cho vay của ngân hàng Chính sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của NHTM”

Về mục tiêu xoá đói giảm nghèo, Đảng ta tiếp tục khẳng định trong nghị quyết IX: “Bằng nguồn lực của Nhà nước và của toàn xã hội, tăng đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cho vay vốn, trợ giúp đào tạo nghề, cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ, giúp đỡ tiêu thụ sản phẩm đối với những vùng nghèo, xã nghèo và nhóm dân cư nghèo” [1].

Vì vậy, việc thiết lập một loại hình ngân hàng Chính sách cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo là một tất yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.

Ngày 04/10/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ- CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện tín dụng chính sách của nhà nước là: sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội. Nghị định cho phép tập trung các nguồn lực tài chính của nhà nước để thực hiện tín dụng chính sách nhằm khắc phục những tồn tại của thời kỳ trước đây là nguồn vốn đều từ ngân sách nhà nước nhưng do nhiều tổ chức cùng thực hiện nên việc đầu tư dàn trải theo nhiều phương thức với nhiều mức lãi suất khác nhau, dẫn tới chồng chéo, kém hiệu qủa.

Theo đó, Nghị định cho phép thành lập NHCSXH để thực hiện tín dụng chính sách đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác trên cơ sở tổ

9

chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo (NHPVNg), tách ra khỏi hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN0&PTNT).

Với những kết quả và kinh nghiệm 8 năm hoạt động, trên cơ sở những vướng mắc và tồn tại về mô hình tổ chức quản lý và cơ sở hoạt động của NHPVNg để thiết lập NHCSXHcủa Chính phủ dành riêng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, phù hợp với điều kiện và thực tiễn của Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định131/2001/QĐ-TTg ngày 4/10/2002 về việc thành lập ngân hàng Chính sách xã hội. Đây là một chủ trương đúng đắn của Đảng và nhà nước ta nhằm thông qua phương thức tín dụng để tập trung nguồn lực tốt hơn với mục tiêu hỗ trợ tài chính đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, tạo cho họ có điều kiện tự cải thiện cuộc sống, từng bước xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Là một tổ chức tín dụng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, do đó mô hình tổ chức của NHCSXH cũng có những đặc điểm riêng với các tổ chức tín dụng khác.

Loại hình NHCSXH chủ yếu là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, sử dụng một phần nguồn tài chính của nhà nước tham gia hỗ trợ cho các ngành, các khu vực. Vì vậy, mô hình quản lý của loại hình ngân hàng này phải có sự hiện diện của một số cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để tham gia quản trị ngân hàng, hoạch định các chính sách tạo lập nguồn vốn, chính sách đầu tư với các khu vực, các đối tượng trong từng thời kỳ cho NHCSXH.

* Bộ máy quản lý:

- Bộ máy quản trị NHCSXH:

Tại cấp Trung ương: Có Hội đồng quản trị gồm 12 thành viên, 09 thành viên kiêm nhiệm và 03 thành viên chuyên trách. Chín thành viên kiêm nhiệm gồm Thống đốc NHNN, Bộ trưởng Bộ tài chính, Bộ Kế hoạch & Đầu tư, Bộ LĐTB&XH, Bộ NN&PTNT, Uỷ ban dân tộc, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo

10

Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và 03 thành viên chuyên trách gồm: 01 thành viên giữ chức vụ phó chủ tịch thường trực, 01 thành viên giữ chức Tổng Giám đốc, 01 thành viên giữ chức Trưởng ban kiểm soát.

Nhiệm kỳ của thành viên HĐQT NHCSXH là 05 năm và có thể bổ nhiệm lại.

Thủ tướng Chính Phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm Chủ tịch, Phó chủ tịch, các uỷ viên HĐQT và Trưởng ban kiểm soát.

Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; quận, huyện, thị xã trực thuộc tỉnh được thành lập Ban đại diện HĐQT do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp quyết định cơ cấu thành phần nhân sự và quyết định thành lập Ban đại diện HĐQT.

Giúp việc Ban đại diện HĐQT có Ban chuyên gia tư vấn gồm chuyên viên các ngành là thành viên HĐQT do các ngành cử và một số chuyên gia do Chủ tịch HĐQT ra quyết định chấp thuận. Giúp việc Ban đại diện HĐQT các cấp do Giám đốc NHCSXH cùng cấp, Giám đốc Phòng giao dịch đảm nhiệm.

Tại cấp cơ sở xã, phường, cùng cấp với cấp tổ chức chính trị - xã hội thành lập các tổ tiết kiệm và vay vốn gồm các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn ở các thôn, bản tự nguyện hoạt động theo thoả ước lao động tập thể, có trách nhiệm trong việc sử dụng vốn và hội đoàn thể, tổ tiết kiệm và vay vốn thực sự là cánh tay nối dài chuyển tải nguồn vốn đến với người dân.

* Bộ máy điều hành NHCSXH:

NHCSXH có hệ thống mạng lưới hoạt động từ Trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện theo địa giới hành chính.

Điều hành hoạt động của hệ thống NHCSXH là Tổng giám đốc, giúp việc cho Tổng Giám đốc là một số Phó tổng giám đốc và các phòng chuyên môn nghiệp vụ tại Hội sở chính.

11

+ Hội sở chính NHCSXH đặt tại thủ đô Hà Nội. - Tại địa phương:

+ NHCSXH các tỉnh, thành phố và Sở giao dịch. + Các Phòng giao dịch NHCSXH cấp huyện.

NHCSXH cấp tỉnh: Là đơn vị trực thuộc Hội sở chính, đại diện pháp nhân theo uỷ quyền của Tổng giám đốc trong việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động của NHCSXH trên địa bàn. Điều hành NHCSXH cấp tỉnh là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là một số Phó giám đốc và các phòng chức năng tại Hội sở tỉnh.

Phòng giao dịch cấp huyện: Là các đơn vị trực thuộc NHCSXH cấp tỉnh, đặt tại các quận, huyện, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ của NHCSXH trên địa bàn. Điều hành Phòng giao dịch quận, huyện là Giám đốc, giúp việc Giám đốc là Phó giám đốc và các Tổ nghiệp vụ.

Tổ tiết kiệm và vay vốn: NHCSXH thực hiện phương thức cho vay đến người vay thông qua các tổ chức nhận uỷ thác. Tổ tiết kiệm và vay vốn của các tổ chức nhận uỷ thác là cánh tay nối dài của NHCSXH đảm bảo vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến đúng người nghèo và các đối tượng chính sách cần vay vốn.

12

Ghi chú: Quan hệ chỉ đạo Quan hệ báo cáo Quan hệ phối hợp

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ tổ chức hệ thống ngân hàng Chính sách xã hội

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

HỘI SỞ CHÍNH BAN KIỂM SOÁT

CHI NHÁNH TỈNH, THÀNH PHỐ PHÒNG GIAO DỊCH/ CHI NHÁNH QUẬN, HUYỆN BAN CHUYÊN GIA TƯ VẤN

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT TỈNH, THÀNH PHỐ

ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ, PHƯỜNG, BAN XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO XÃ, PHƯỜNG

TỔ TIẾT KIỆM VÀ VAY VỐN

NGƯỜI VAY

BAN ĐẠI DIỆN HĐQT QUẬN, HUYỆN

13

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý nợ xấu tại PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH xã hội HUYỆN QUẾ sơn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w