Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG – PHÁT TRIỂN QUỸ đất HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.1. Giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng

Chủ đầu tư dự án chuẩn bị lập hồ sơ đầu tư theo các nội dung sau: - Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư.

- Nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung cấp thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư.

- Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng. - Lập dự án đầu tư.

- Thẩm định dự án đầu tư. - Phê duyệt dự án đầu tư.

Trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án như sau:

Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định trước khi trình người có thẩm quyền quyết định dự án bao gồm:

- Dự án đầu tư xây dựng công trình gồm phần thuyết minh và thiết kế cơ sở.

- Văn bản cho phép đầu tư đối với dự án quan trọng quốc gia; văn bản chấp thuận về quy hoạch ngành đối dự án nhóm A không có trong quy hoạch ngành; văn bản chấp thuận về quy hoạch xây dựng đối với dự án không có trong quy hoạch xây dựng.

- Các văn bản pháp lý có liên quan. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ dự án của chủ đầu tư và gửi tới cơ quan để lấy ý kiến, đồng thời gửi hồ sơ để lấy ý kiến thẩm định thiết kế cơ sở của cơ quan có thẩm quyền quyết định dự án.

- Cơ quan thẩm định thiết kế cơ sở có trách nhiệm tổ chức thẩm định và gửi kết quả thẩm định tới đơn vị đầu mối thẩm định dự án.

- Để đảm bảo thuận tiện, đơn vị đầu mối thẩm định dự án có thể ủy quyền cho chủ đầu tư trực tiếp gửi hồ sơ dự án và giải trình với cơ quan có thẩm quyền quyết định thiết kế cơ sở.

- Giai đoạn này có ý nghĩa thật sự quan trọng, nó vạch ra phương hướng đầu tư đúng đắn, hợp lý của dự án. Thành bại của một dự án, dự án có phát huy tác dụng tối đa khi đưa vào khai thác sử dụng hay không chính là nhờ vào việc xác định mục tiêu đầu tư đúng đắn. Do đó công việc đầu tư bao gồm: Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư. Xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư, tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng. Lập và trình duyệt quy hoạch, báo cáo đầu tư,dự án đầu tư xây dựng.

- Một dự án đầu tư được coi là hiệu quả khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư đáp ứng được các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, hiệu qủa tài chính, hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án đem lại.

Dự án phải phù hợp với quy hoạch được duyệt:

Về nguyên tắc trong hoạt động đầu tư công tác quy hoạch cần đi trước một bước làm cơ sở cho công tác lập dự án. Để đảm bảo hiệu quả hoạt động đầu tư thì ngay trong quá trình lập dự án cần quan tâm thỏa đáng đến công tác quy hoạch.

Các dự án có yêu cầu phải duyệt quy hoạch thì trước tiên Chủ đầu tư thuê tổ chức Tư vấn có năng lực lập quy hoạch tổng thể và chi tiết trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Có quy hoạch Nhà nước mới quản lý vĩ mô, điều tiết, phân bố, định hướng sự phát triển các vùng, các ngành cho phù hợp tránh sự chồng chéo, đầu tư không có hiệu quả về sau. Do đó Quy hoạch xây dựng phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng dài hạn. Tính thống nhất của quy hoạch xây dựng với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành. Ngoài ra còn phải thể kiện được tính khả thi của quy hoạch và biện pháp quản lý quy hoạch xây dựng.

Dự án phải đạt được yêu cầu về mặt kỹ thuật:

Lập Báo cáo đầu tư: Các dự án Quốc gia theo Nghị quyết số 66/2006/QH11 của Quốc hội trước khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình, các dự án quan trọng Quốc gia các Chủ đầu tư phải lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình Chính phủ để xem xét trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.

Nội dung của Báo cáo đầu tư:

- Sự cần thiết đầu tư xây dựng công trình, các điều kiện thuận lợi và khó khăn, chế độ khai thác tài nguyên Quốc gia nếu có.

- Dự kiến quy mô đầu tư, diện tích xây dựng, các điều kiện, cung cấp vật tư thiết bị, nguyên vật liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng kỹ thuật; phương án giải phóng mặt bằng, tái định cư nếu có; các ảnh hưởng của dự án đối với môi trường, sinh thái, phòng chống cháy nổ, an ninh, quốc phòng.

- Nêu rõ hình thức đầu tư.

- Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, thời gian thực hiện dự án, phương án huy động vốn theo tiến độ và hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án và phân kỳ đầu tư nếu có.

Trên cơ sở báo cáo đầu tư xây dựng công trình được lập, Chủ dự án có trách nhiệm gửi tới Bộ quản lý ngành. Bộ quản lý ngành là cơ quan đầu mối giúp Thủ tướng Chính phủ lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương có liên quan, tổng hợp đề xuất ý kiến Chính phủ xem xét để trình Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư.

Thời gian lấy ý kiến:

- Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đầu tư xây dựng công trình, Bộ quản lý ngành phải gửi văn bản lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được ý kiến phải có Văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình. Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản trả lời theo thời hạn nêu trên, Bộ quản lý ngành phải lập báo cáo để trình.

Lập dự án đầu tư xây dựng: Chủ đầu tư lập dự án xây dựng công

trình nếu có năng lực hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực lập khi Báo cáo đầu tư (đối với dự án quan trọng Quốc gia) được duyệt. Sau khi Chủ đầu tư có trách nhiệm gửi hồ sơ đầu tư xây dựng công trình tới khi người quyết định đầu tư để phê duyệt.

Nội dung của dự án đầu tư XDCT bao gồm thuyết minh và thiết kế cơ sở:

*Thuyết minh của dự án:

Xác định được sự cần thiết phải đầu tư, địa điểm xây dựng. Mô tả quy mô và diện tích công trình, các hạng mục công trình bao gồm công trình chính, phụ; phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ. Các giải pháp

thực hiện: Phương án GPMB, tái định cư nếu có; các phương án thiết kế kiến trúc đối với công trình trong đô thị và công trình có yêu cầu kiến trúc, phân đoạn thực hiện, tiến độ thực hiện và hình thức quản lý dự án. Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh quốc phòng. Tổng mức đầu tư dự án, nguồn vốn, các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

Thiết kế cơ sở:

- Thiết kế cơ sở là điều kiện và căn cứ để xác định tổng mức đầu tư thực hiện các bước thiết kế tiếp theo. Nội dung của thiết kế cơ sở là dự án phải thể hiện rõ được giải pháp chủ yếu, bao gồm thuyết minh và bản vẽ.

- Thuyết minh thiết kế cơ sở được trình bày chung hoặc riêng trên các bản vẽ để diễn giải thiết kế, gồm những nội dung sau:

+ Tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng tại khu vực; đặc điểm tổng mặt bằng; phương án tuyến công trình với công trình xây dựng theo tuyến, phương án kiến trúc với công trình có yêu cầu về kiến trúc, phương án và sơ đồ công nghệ với công trình có yêu cầu công nghệ.

+ Thuyết minh công nghệ: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm tổng mặt bằng, độ cao và tọa độ xây dựng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các đặc điểm đầu nối; diện tích sử dụng đất, diện tích xây dựng, diện tích cây xanh, mật độ xây dựng, hệ thống sử dụng đất, độ cao sàn nền và các nội dung khác.

+ Đối với công trình có yêu cầu kiến trúc: Giới thiệu tóm tắt mối liên hệ của công trình với quy hoạch xây dựng lại khu vực và công trình lân cận; ý tưởng của phương án thiết kế kiến trúc, màu sắc công trình; các giải pháp phù hợp với điều kiện khí hậu, môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực xây dựng.

* Phần kỹ thuật: Giới thiệu tóm tắt đặc điểm địa chất, phương án gia

của công trình:

+ Giới thiệu tóm tắt phương án phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường của dự án.

+ Dự tính khối lượng các công trình xây dựng, thiết bị để lập tổng mức đầu tư và thời gian xây dựng công trình.

- Phần bản vẽ thiết kế cơ sở được thể hiện ở các kích thước chủ yếu bao gồm: + Bản vẽ công nghệ thể hiện sơ đồ dây chuyền công nghệ với các thông số kỹ thuật chủ yếu.

+ Bản vẽ xây dựng thể hiện các giải pháp về tổng mặt bằng kiến trúc, kết cấu, hệ thống kỹ thuật và hạ tầng kỹ thuật công trình với các kích thước và khối lượng chủ yếu, các mốc giới, tọa độ và độ cao xây dựng.

Hiệu quả về kinh tế - xã hội của dự án đạt được:

Việc lập và thẩm định dự án đầu tư được coi là hiệu quả khi phân tích được chính xác hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, thông qua một số tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện như sau:

- Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư.

- Gia tăng số lao động có việc làm. - Tăng thu ngân sách.

- Phát triển các ngành công nghệ chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác.

- Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương thu nhập thấp.

Để thực hiện tốt giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội, cần chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng sau đây:

- Nhân tố con người: Đội ngũ cán bộ quản lý dự án phải có đủ trình độ và năng lực chuyên môn để hiểu biết, cũng như thẩm định được các nội dung của một số dự án đầu tư.

- Lựa chọn Tư vấn: Phải có những đơn vị Tư vấn chuyên nghiệp có đủ về trình độ, đủ tầm nhìn cũng như kinh nghiệm để giúp chủ đầu tư lập dự án đầu tư có đủ các thông tin cần thiết để chủ đầu tư xem xét có quyết định đầu tư hay không.

- Trong quá trình lập dự án đầu tư nhất thiết phải sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu chính xác.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ HOÀN THIỆN CÔNG tác QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG tại BAN QUẢN lý dự án đầu tư xây DỰNG – PHÁT TRIỂN QUỸ đất HUYỆN ĐÔNG GIANG, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w