Sau khi chọn, nhấn phím Delete hoặc chọn Edit→Clear Selection.

Một phần của tài liệu SGV tin tieu hoc- Quyen 1 (Trang 48 - 53)

III. HƯớNG DẫN CHI TIếT

2. Sau khi chọn, nhấn phím Delete hoặc chọn Edit→Clear Selection.

b) Giáo viên có thể giải thích thêm (với học sinh các lớp trên) để các em hiểu thực chất của công việc tẩy, xoá là dùng màu nền để tô đè lên nội dung đã có, giống nh việc cắt tờ giấy màu với kích cỡ thích hợp, dán đè lên tờ báo tờng để viết hoặc vẽ lại.

c) Để việc thực hiện tẩy, xoá đợc đúng nh ý muốn thì trớc khi tẩy, xoá phải kiểm tra lại màu nền, đôi khi cần phải chọn màu nền trùng với màu của trang vẽ.

d) Đối với công cụ Tẩy, thực chất là ta nháy hoặc kéo thả nút trái chuột để tô màu nền cho vùng cần tẩy. Nháy hoặc kéo thả nút phải chuột chỉ tô màu nền cho những vùng có màu trùng với màu vẽ hiện thời.

Bài 5. Di chuyển hình (2 tiết)

1. Mục đích, yêu cầu

Trên cơ sở biết sử dụng hai công cụ Chọn và Chọn tự do để chọn một phần hình ở bài 4, ở bài này học sinh biết thêm cách di chuyển một phần hình tới vị trí khác.

2. Những điểm cần lu ý và gợi ý dạy học

a) Cắt xén và di chuyển một phần hình tới vị trí khác là một khả năng u việt của đồ hoạ máy tính, khác hẳn với vẽ trên giấy. Nhờ có phép cắt xén hình và tác động các phép biến đổi trên hình đã cắt xén nh di chuyển (dời hình), quay góc 90º, 45º, lấy đối xứng trục,... mà việc vẽ trên máy tính trở nên đơn giản hơn, thuận tiện hơn. Nó cũng tạo ra khả năng to lớn để sáng tạo nên các hình mới. Tuy nhiên đối với học sinh bắt đầu học đồ hoạ, giáo

viên chỉ nên hớng dẫn các em vào mục đích chính của bài này là di chuyển một phần hình từ vị trí này tới vị trí khác.

b) Lu ý sự thay đổi hình dạng của con trỏ chuột từ hình mũi tên sang hình chữ thập trong khi thực hiện phép di chuyển.

c) Thực tế cho thấy bài học này thờng gây hứng thú và tạo ra các ấn tợng mạnh cho học sinh. Bài học cho khả năng to lớn để sáng tạo các hình mới từ các hình có sẵn.

d) Trong bài học này, giáo viên cũng hớng dẫn để các em có thể chọn đợc những vùng chọn nh ý muốn bằng công cụ Chọn và Chọn tự do.

Bài 6. vẽ đờng cong (1 tiết)

1. Mục đích, yêu cầu

Học sinh biết sử dụng công cụ Đờng cong để vẽ các cung đờng cong một phía.

2. Những điểm cần lu ý và gợi ý dạy học

a) Thực tế cho thấy việc vẽ đờng cong và điều khiển đợc đờng cong theo ý muốn là công việc khó nên bài học này đợc chuyển về cuối chơng mà không sắp đặt theo thứ tự thông thờng là học vẽ đờng cong đợc tiếp nối ngay sau bài học vẽ đoạn thẳng.

b) Cần thực hành nhiều để có kĩ năng điều khiển chiều cong và độ cong để tạo đợc các cung đờng cong mềm mại, uốn lợn theo ý muốn.

c) Trong Paint ta có thể vẽ đờng cong hai phía và khi vẽ đờng cong, Paint ngầm định là vẽ đờng cong hai phía. Vì vậy để vẽ đờng cong một phía theo đúng ý thì sau khi kéo thả chuột để uốn đoạn thẳng thành đờng cong phải nháy chuột ngay sau khi thả chuột. Nếu không, đờng cong sẽ bị chỉnh theo vị trí nháy chuột ngay sau đó.

d) Không thể tạo đợc các cung có quá hai chiều uốn lợn.

e) Dùng nút phải chuột trong thao tác cuối cùng khi tạo đờng cong thì màu của đờng cong sẽ là màu nền đã chọn.

f) Nếu nháy chuột chọn một điểm, sau đó thả chuột và kéo tới một điểm khác, nháy chuột để chọn điểm thứ hai, sau đó kéo thả chuột ta tạo đợc một cung đờng cong khép kín (h. 37).

Hình 37

g) Có thể tô lại màu cho đờng cong đã vẽ bằng công cụ Tô màu (đối với nét vẽ mảnh nhất thì có thể phải tô vài lần cho một đờng).

h) Một số hình dới đây có thể là gợi ý để giáo viên ra các bài thực hành cho học sinh (h. 38).

Hình 38

1. Mục đích, yêu cầu

Học sinh biết sử dụng công cụ Sao chép màu và công cụ Tô màu để lấy một màu có sẵn trên hình để tô màu cho một phần hình khác.

2. Những điểm cần lu ý và gợi ý dạy học

a) Cần hiểu vai trò của công cụ Sao chép màu. Thực chất đó là công cụ để chọn lại màu vẽ hoặc màu nền nhng không dùng hộp màu hay hộp màu cơ bản.

b) Biểu tợng của công cụ Sao chép màu có dạng một ống hút (tơng tự nh ống thuốc nhỏ mắt), dùng để “hút” màu có sẵn trên hình. Nếu nháy nút trái chuột lên màu có sẵn ta chọn màu đó làm màu vẽ còn nếu nháy nút phải chuột ta chọn màu đó làm màu nền.

c) Khi sao chép hoặc tô màu cho các đối tợng quá nhỏ, quá mảnh hoặc cho một vùng quá nhỏ, ta cần sử dụng công cụ Phóng đại để thao tác đợc chính xác.

ôn tập chơng (2 tiết)

1. Mục đích, yêu cầu

Học sinh biết sử dụng các công cụ để có đợc những sản phẩm nh ý.

2. Những điểm cần lu ý và gợi ý dạy học

a) Giáo viên nên tổng kết các công cụ đã dạy trong chơng. Giúp học sinh sử dụng đợc các công cụ để thực hiện đợc những công việc mong muốn nh sửa chữa khi vẽ sai, chọn màu mà mình thích, thay đổi vị trí các phần hình có sẵn.

b) Những mẫu dới đây gợi ý cho các bài thực hành ôn tập chơng (các hình39, 40).

Hình 39

Một phần của tài liệu SGV tin tieu hoc- Quyen 1 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w