Ưu điểm, nhược điểm của mô hình thu phí sử dụng công nghệ GNSS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ GNSS ứng dụng cho hệ thống thu phí giao thông điện tử (Trang 66 - 68)

Hướng thu phí này có một số ưu điểm sau

 Hạ thấp chi phí cơ sở vật chất mà vẫn đảm bảo khả năng thu phí không dừng tốt và liên tục.

 Tính linh động cao.

 Thay đổi về thông tin cũng như cập nhật hệ thống nhanh mà vẫn đảm bảo hạn chế can thiệp đến kết cấu vật lý.

Nhược điểm và giải pháp đưa ra

Tuy nhiên, về vấn đề thu phí có một số yêu cầu rất nghiêm ngặt về độ chính xác và tính ổn định. Để đảm bảo được vấn đề này cần phải đảm bảo được một số yếu tố sau:

Tính chính xác của dữ liệu GNSS mà thiết bị nhận đƣợc và truyền cho hệ thống dữ liệu. Hệ thống thu phí sử dụng công nghệ GNSS dựa trên nền tảng thông tin về tọa độ của phương tiện cập nhật cho hệ thống để đi đến những quyết định về thu phí đối với phương tiện. Chính vì thế nếu có sự sai số dữ liệu quá lớn về thông tin tọa độ của phương tiện sẽ dẫn đến các thanh toán thu phí sai gây ảnh hưởng đến chất lượng của dịch vụ cũng như ảnh hưởng đến người sử dụng. Vì thế, cần có yêu cầu về nâng cao chất lượng thông tin GNSS đối với thiết bị nằm trên phương tiện. Để đảm bảo được điều này cần đồng bộ giữa 2 thiết bị: Vệ tinh trên vùng không gian và độ chính xác của các các thiết bị dò thông tin GNSS. Về vệ tinh có thể nâng cao chất lượng bằng cách tăng cường số vệ tính cung cấp thông tin GNSS để nâng cao độ chính xác cho thiết bị đầu cuối. Về phía các thiết bị cần nâng cao chất lượng bằng cách tăng chất lượng anten thu cũng như các bộ tính toán trong bộ xử lý để có thể nâng cao độ chính xác về thời gian truyền tin giữa các vệ tinh từ đó sẽ tăng được độ chính xác của thông tin. Trên thực tế hiện nay đã có rất nghiên cứu về hệ thống GNSS/GPS độ chính xác cao và cũng có một số nhà cung cấp cung cấp các dịch vụ này như của Navistar. Để có thể triển khai ở quy mô lớn thì việc nâng cấp hoặc có riêng một hệ thống GNSS độ chính xác cao là cần thiết, nếu như chưa thể tự chủ động được thì có thể sử dụng phương án thuê của một số đơn vị cung cấp đang có trên thế giới[1].

Tính ổn định của đƣờng truyền để hạn chế sự thất lạc gói tin truyền lên. Độ ổn định và tin cậy của đường truyền của phương tiện lên hệ thống dữ liệu trung tâm cũng là một vấn đề quan trọng đối với việc triển khai hệ thống thu

phí không dừng sử dụng công nghệ GNSS. Để đảm bảo khả năng xử lý chính xác cũng như hạn chế việc bỏ lỡ các bản tin quan trọng của phương tiện cần yêu cầu các bản tin mà thiết bị truyền cần đến được trung tâm với độ chính xác cao. Do các phương tiện có yêu cầu di chuyển liên tục nên đường truyền dữ liệu chủ yếu phụ thuộc vào đường truyền viễn thông. Với các công nghệ như 3G/4G và xu hướng 5G trong tương lai có khả năng đáp ứng tốt về lượng bản tin dự kiến mà mỗi phương tiện truyền lên trung tâm dữ liệu. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo độ phủ sóng và chất lượng dịch vụ tốt để đảm bảo khả năng thất thoát gói tin nằm trong các mức chấp nhận.

Khả năng phân tích với số lƣợng dữ liệu lớn cùng một thời điểm. Khác với thu phí sử dụng các công nghệ giao tiếp khoảng cách ngắn như RFID, DSRC,… tại một thời điểm hệ thống thu phí tại một điểm chỉ xử lý một hoặc một số thông tin đến từ các bộ thu dữ liệu thẻ. Trong khi đó với hệ thống thu phí không dừng thông qua sử dụng công nghệ GNSS thì số lượng dữ liệu mà hệ thống thu nhận là rất lớn. Hệ thống cần có những thuật toán và bộ lọc khác nhau để thu được những phương tiện nằm trong vùng thu phí và các phương tiện đang tiếp cận khu vực thu phí để tiến hành xử lý các bài toán thu phí[1].

Tính đồng bộ cao về thiết bị trên phƣơng tiện. Đối với hệ thống thu phí thông qua công nghệ GNSS cần phải có tính đồng bộ cao về các thiết bị trên phương tiện để đảm bảo tình trạng thu đúng không bị bỏ xót sẽ gây các lỗ hổng về vấn đề thu phí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ GNSS ứng dụng cho hệ thống thu phí giao thông điện tử (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)