Hệ thống GALILEO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ GNSS ứng dụng cho hệ thống thu phí giao thông điện tử (Trang 26 - 27)

Hệ thống Galileo được đặt theo tên nhà thiên văn học GALILEO (1564- 1642) được Liên minh Châu Âu (EU) thiết kế và thành lập với mục đích sử dụng trong lĩnh vực dân sự. Việc nghiên cứu dự án hệ thống GALILEO được bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 1999 do 4 quốc gia Châu Âu là Pháp, Đức, Italia và Anh Quốc. Giai đoạn đầu triển khai chương trình vào đầu năm 2003 và theo dự kiến sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2010.

Hệ thống bao gồm 30 vệ tinh phân bố trên 3 mặt phẳng quỹ đạo, trong đó có 27 vệ tinh hoạt động còn 3 vệ tinh sẽ được dự trữ cho vệ tinh nào bị hỏng. Như vậy trên mỗi quỹ đạo có 1 vệ tinh dự trữ và 9 vệ tinh hoạt động phân bố cách đều nhau trên quỹ đạo (cách 40 ). Các mặt phẳng quỹ đạo cũng được phân bố cách đều nhau 120 .

Các vệ tinh GALILEO có trọng lượng khoảng 650 kg và có hệ thống pin mặt trời tạo năng lượng 1,5kW. Mỗi vệ tinh có đồng hồ nguyên tử Rubin và hai đồng hồ nguyên tử hydro để tạo ra thời gian và tần số chuẩn tín hiệu cùng với gương phản chiếu laser phục vụ đo khoảng cách bằng SLR.

Hình 1.8: Hình ảnh vệ tinh GALILEO và quỹ đạo hoạt động của nó

Tất cả quỹ đạo vệ tinh có dạng hình tròn.Vệ tinh chuyển động ở độ cao 23.616 km so với bề mặt trái đất (tức là bán kính lớn hơn 29.994 km) và chu kỳ chuyển động một vòng quỹ đạo hết 14 giờ 21 phút. Tính đến tháng 01 năm 2011, hệ thống GALILEO đã có 14 vệ tinh và theo kế hoạch đến tháng 2 năm 2012 sẽ có 8 vệ tinh lên quỹ đạo để tổng vệ tinh lên con số 22[3].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu công nghệ GNSS ứng dụng cho hệ thống thu phí giao thông điện tử (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)