Hiện nay các thiết bị truyền dẫn dữ liệu Công nghệ truyền thông tin cự ly ngắn dành riêng DSRC, trong dải tần 5,8 GHz dùng cho hệ thống điều khiển và thông tin trong giao thông công nghệ DSRC, trong đó RFID là một nhóm con đã được áp dụng ở hầu hết các quốc gia. Có 3 tổ chức tiêu chuẩn chính phân chia theo các khu vực trên thế giới:
ARIB (Châu Á, Bắc Thái Bình Dương);
CEN (Châu Âu);
ASTM (Bắc Mỹ).
Tại Mỹ là thiết bị nhận dạng vô tuyến điện RFID 915 MHz (do GSM dùng dải tần 1900 MHz), đang dần nâng cấp lên thiết bị truyền dẫn dữ liệu trong dải tần 5,9 GHz dùng công nghệ DSRC[6];
Tại Châu Âu là thiết bị truyền dẫn dữ liệu trong dải tần 5,8 GHz dùng công nghệ DSRC (do GSM sử dụng dải tần 900 MHz);
Tại Nhật cũng là thiết bị truyền dẫn dữ liệu trong dải tần 5,8 GHz dùng công nghệ DSRC nhưng theo một chuẩn riêng, không tương thích với tiêu chuẩn của Châu Âu.
Sau đây là tình hình sử dụng thiết bị truyền dẫn dữ liệu dùng trong hệ thống điều khiển và thông tin trong giao thông thực tế tại một số quốc gia tiêu biểu[6]:
Nhật: Có 6 nhà cung cấp, và anten bên đường có 8 nhà cung cấp thiết bị truyền dẫn dữ liệu dùng công nghệ DSRC chủđộng (Active-DSRC), OBU thì có nhiều nhà cung cấp khác nhau cùng chung trên toàn bộ mạng lưới đường. Ngoài ra, mạng lưới đường gồm nhiều đoạn do hơn 5 đơn vị vận hành đường khác nhau đảm nhiệm;
Pháp: Dùng thiết bị truyền dẫn dữ liệu dùng công nghệ DSRC bịđộng (Passive-DSRC), OBU và anten bên đường có 5 nhà cung cấp, OBU có 3 nhà cung cấp khác nhau cùng chia sẻ trên các đoạn đường cụ thể. Tuy nhiên, OBU của hai nhà cung cấp còn lại không được chia sẻ và cần được khai thác sử dụng riêng;
Mỹ: Dùng thiết bị nhận dạng vô tuyến RFID qua Thẻ vô tuyến RF chủ động 915 MHz. Hệ thống tại mỗi bang có nhà cung cấp độc quyền, không có chia sẻ cũng như cạnh tranh OBU giữa các nhà cung cấp. Mặt khác, công nghệ Thẻ vô tuyến RF bịđộng 865 MHz đã được phát triển và tiêu chuẩn hóa quốc tế tại hầu hết các nước châu Âu, nhưng có ít kinh nghiệm sử dụng áp dụng cho thu phí;
Hàn Quốc: 02 anten có tia hồng ngoại IR (Infrared) cho thiết bị truyền dẫn dữ liệu dùng công nghệ DSRC được lắp đặt cùng nhau trên một đảo thu phí, anten sử dụng được OBU trên xe chọn. OBU và DSRC có 3 nhà cung cấp khác nhau được chia xẻ trên cùng tuyến đường;
Malaysia: OBU và anten bên đường có tia hồng ngoại IR chỉ có 01 nhà cung cấp có bằng chứng nhận của hệ thống IR. Không có chia sẻ cũng như cạnh tranh OBU giữa các nhà cung cấp.
Ký hiệu Hãng sản xuất Loại thiết bị Dải tần
5700AP MOTOROLA Access point 5,8 GHz
5750SM MOTOROLA Backhaul Module 5,8 GHz
TRX-1320-E KAPSCH TRAFFICCOM DSRC Single Lane
Transceiver 5,8 GHz
Hầu hết các thiết bị hoạt động trong dải tần 5,8 GHz ở Việt Nam là của các hãng sản xuất như Motorola, Intel, Cisco, Hewlett – Packard, Kapsch TrafficCom, Broadcom.
Bảng 2.1: Ký hiệu một vài loại thiết bị của các hãng sản xuất đã có ở Việt Nam[7]
Giải pháp sử dụng sóng vô tuyến dải tần 5.8 GHz để thu phát tín hiệu với thiết bị gắn trên xe (OBU), dữ liệu lấy từ OBU dùng để tính toán thu phí. Hệ thống được áp dụng tại một số nước như Singapore, Nhật Bản, Pháp… và được VietinBank đưa vào ứng dụng tại một số trạm thu phí ở Việt Nam[6].
Năm 2010, Việt Nam đã sử dụng hệ thống điều khiển và thông tin trong giao thông sử dụng công nghệ truyền thông tin cự ly ngắn dành riêng DSRC dải tần 5,8 GHz. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, UBND Thành phố đã giao cho Công ty Cổ phần Công nghệ Tiên Phong nghiên cứu khả thi dự án hệ thống thu phí điện tử ETC (Electronic Toll Collection) sử dụng công nghệ DSRC chủ động. Bằng cách áp dụng công nghệ truyền thông vô tuyến, các hệ thống ETC trên các đường có thu phí cho phép lái xe trả phí tự động mà không cần dừng lại ở các cổng làm tăng lưu lượng đường, giảm ùn tắc giao thông và cải thiện mức ô nhiễm môi trường nhờ giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ
Đặc điểm của hệ thống
Loại trạm: đa làn không dừng, không barrier
Khấu trừ từ thẻ tiền mặt gắn vào OBU.