Đo lường rủi ro đối với mỗi khoản vay có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, hiện nay có một số phương pháp cơ bản như: Công thức đo lường tổn thất của mỗi khoản vay (EL); sử dụng mô hình điểm số Z; sử dụng mô hình xếp hạng của Moody’s.
Đo lường rủi ro khoản vay theo công thức đo lường tổn thất dự kiến
Đối với mỗi khoản vay, tổn thất dự kiến đối với khoản vay đó được đo lường theo công thức sau:
EL = PD x LGD x EA
Trong đó:
- EL (Expected Loss): Tổn thất dự kiến
- PD (Probability của default): Xác suất vỡ nợ của khách hàng/ ngành hàng
đó là bao nhiêu.
- LGD (Loss Given Default): Tỷ trọng % số dư rủi ro ngân hàng sẽ bị tổn
thất khi khách hàng không trả được nợ.
- EAD (Exposure at Default): Số dư nợ vay (và tương đương) của khách
hàng/ngành hàng khi xảy ra vỡ nợ.
(Nguồn: Theo Basel II)
Với PD, LGD và EAD, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu tưởng chừng rất định tính, mà các ngân hàng thường xuyên nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể.
Đo lường rủi ro khoản vay theo mô hình điểm số Z
Mô hình này do E.I. Altman xây dựng để cho điểm tín dụng đối với các công ty của Mỹ. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối với người vay và phụ thuộc vào:
- Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ.
Từ đó, Altman đi đến mô hình cho điểm như sau:
Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + X5
Trong đó:
X1 = Tỷ sốvốn lưuđộng ròng trên tổng tài sản X2 = Tỷ sốlợi nhuận giữlại trên tổng tài sản
X3 = Tỷ số lợi nhuận trước thuế, tiền lãi trên tổng tài sản X4 = Tỷ số giá trị
cổphiếu trên giá trịghi sổnợdài hạn X5 = Tỷsốdoanh thu trên tổng tài sản
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp và ngược lại (trị
số Z có thể âm). Theo mô hình cho điểm của Altman bất cứ đơn vị nào có điểm
số Z thấp hơn 1,81 được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro tín dụng cao. Căn cứ
vào kết luận này, ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng hay cho đến
khi cải thiện được điểm số Z lớn hơn 1,81.
Đo lường rủi ro theo mô hình xếp hạng của Moody's
Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàng năm, chất lượng này thay đổi hàng năm. Các doanh nghiệp được
xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%.
Bảng 1.1: Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's
Xếp hạng Tình trạng hoạt động của Doanh
nghiệp Tỷ lệ rủi ro hàng năm
Aaa Chất lượng cao nhất 0,02%
Aa Chất lượng cao 0,04%
A Chất lượng khá 0,08%
Baa Chất lượng vừa 0,2%
Ba Nhiều yếu tố đầu cơ 1,8%
B Đầu cơ 8,3%