Để ứng phó rủi ro tín dụng, ngân hàng thường sử dụng các công cụ phân tán rủi ro, phòng ngừa rủi ro, bảo hiểm rủi ro và xử lý nợ xấu:
Phân tán rủi ro
Phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng là việc thực hiện cấp tín dụng cho nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, khu vực sản xuất kinh doanh nhằm tránh những tổn thất lớn xảy ra cho ngân hàng thương mại. Các hình thức phân tán rủi ro chủ yếu bao gồm:
Không tập trung cấp tín dụng cho một ngành, một lĩnh vực hay một khu vực
Để hạn chế rủi ro không nên tập trung vốn quá nhiều vào một loại hình kinh doanh, một vùng kinh tế. Khi ngân hàng tập trung cấp tín dụng vào một lĩnh vực kinh tế sẽ giống như "Bỏ trứng vào một rổ" điều đó có ý nghĩa: khi lĩnh vực kinh tế mà ngân hàng tập trung vốn đầu tư gặp phải những biến động bất lợi thì thiệt hại của ngân hàng sẽ là vô cùng lớn. Như vậy phân tán rủi ro hay chia nhỏ lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư là một biện pháp cho các ngân hàng thương mại trong phòng chống rủi ro.
Không nên dồn vốn cấp tín dụng cho một hoặc một số khách hàng
Cùng với mục đích như trên là phân tán rủi ro, một khách hàng kinh doanh hiệu quả hay có quan hệ lâu năm với ngân hàng thì yêu cầu trên vẫn cần được tuân thủ bởi vì nếu khách hàng gặp khó khăn rủi ro đột xuất xảy ra thì ngân hàng cũng chịu tổn thất lớn, hơn nữa những thay đổi trong chu kỳ kinh doanh của khách hàng là khó tránh khỏi.
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng
Đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng có tác dụng phân tán rủi ro theo danh mục tài sản, giảm thiệt hại xảy ra khi có rủi ro đối với một vài loại tài sản nhất định.
Cho vay đồng tài trợ.
Cho vay đồng tài trợ nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay, giúp ngân hàng thương mại phân tán được rủi ro mà vẫn không bị mất nguồn thu từ phương án kinh doanh khả thi. Các tổ chức tín dụng tham gia đồng tài trợ, phải ký kết với nhau một hợp đồng mà ở đó ghi rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên tham gia đồng tài trợ. Do đó, khi rủi ro xảy ra gánh nặng sẽ được phân tán cho mỗi đơn vị chịu một phần rủi ro tương ứng với mức vốn tham gia của mình.
Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh để phòng ngừa và hạn chế rủi ro
Sử dụng các công cụ tín dụng phái sinh thông qua Hợp đồng trao đổi tín
trị giá tài sản tín dụng, giúp bù đắp mức chi phí vay vốn cao hơn khi chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút. Hợp đồng quyền chọn tín dụng cũng có thể được sử dụng để bảo vệ ngân hàng trước rủi ro chi phí vay vốn tăng do chất lượng tín dụng của ngân hàng giảm sút.
Mua bảo hiểm rủi ro tín dụng:
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu bù đắp rủi ro cho các khoản tín dụng cho các ngân hàng hay cho các khách hàng vay vốn, các doanh nghiệp bảo hiểm trên thế giới cũng như Việt Nam đã phát triển các sản phẩm bảo hiểm rủi ro tín dụng cho các khách hàng là ngân hàng hay các tổ chức, cá nhân vay vốn. Nhiều ngân hàng đã yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho các khoản vay và coi như là một yêu cầu bắt buộc trước khi được cấp tín dụng (bảo hiểm tín dụng dự án, tín dụng cá nhân…). Bản thân ngân hàng, để đảm bảo bù đắp một phần hay tổn thất cho các khoản tín dụng cấp cho khách hàng, ngân hàng có thể chủ động mua bảo hiểm tín dụng cho một số trường hợp.
Xử lí nợ xấu
Khi một khoản vay bị xếp xuống nhóm nợ xấu thì ngân hàng sẽ chuyển sang bộ phận xử lí nợ xấu, thực hiện rà soát khoản vay, lập phương án gặp gỡ khách hàng để tìm hướng khắc phục thông qua các hình thức: gia hạn nợ, chứng khoán hóa các khoản nợ. Nếu khách hàng chấp thuận thực thi phương án khắc phục thì khoản nợ đó sẽ được chuyển sang hình thức theo dõi nợ bình thường, còn không sẽ chuyển sang bộ phận nợ xấu. Hiện nay, đang tồn tại 2 loại xử lí nợ:
− Một là, hình thức xử lí khai thác: bao gồm cho vay thêm, bổ sung tài sản
bảo đảm, chuyển nợ quá hạn, thực hiện khoanh nợ xóa nợ, chỉ định đại diện tham gia quản trị doanh nghiệp.
− Hai là, hình thức xử lí các biện pháp thanh lí: bao gồm xử lí nợ tồn đọng
(bao gồm nợ tồn đọng có tài sản bảo đảm, và không có tài sản đảm bảo); thanh lý doanh nghiệp, khởi kiện, bán nợ cho các tổ chức được phép mua bán nợ (như DATC, VAMC..), sử dụng dự phòng rủi ro và sự trợ giúp của Chính phủ. (đối với các khoản cho vay có chỉ định).