Rủi ro danh mục được đánh giá qua các mô hình Value at Rick (Var), mô hình Return at risk on capital (RAROC), mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ theo Basel II (IRB).
Mô hình Var
Var của một danh mục tài sản được định nghĩa là khoản lỗ tối đa trong một thời gian nhất định. Mô hình VAR đánh giá mức độ rủi ro của danh mục theo 2 tiêu chuẩn: giá trị danh mục đầu tư và khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư.
Mô hình RAROC
Quan niệm trung tâm về rủi ro theo RAROC là mức độ tổn thất, bao gồm hai bộ phận là tổn thất dự kiến (EL) và tổn thất ngoài dự kiến (UL). Do EL đã được đưa vào khi xác định giá (lãi suất) nên thực chất, EL có thể không coi là rủi ro (vì đã dự đoán được). Còn UL mới thực chất là rủi ro và ngân hàng cần phải chuẩn bị vốn để bù đắp rủi ro này nếu xảy ra.
Mô hình Raroc được tính toán như sau:
(Nguồn: Theo Basel II)
Mô hình xếp hạng tín dụng
Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong xếp hạng tín dụng là mô hình một biến số. Chỉ tiêu đánh giá phải được thống nhất trong mô hình. Tỷ suất tài chính được sử dụng trong mô hình bao gồm các chỉ tiêu thanh khoản, các chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu lợi tức, chỉ tiêu vay nợ và chi phí trả lãi. Các chỉ tiêu phi tài chính thường được sử dụng bao gồm thời gian hoạt động của doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm và trình độ của nhà quản trị cao cấp, triển vọng ngành. Nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân
thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo cách khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này các nhà nghiên cứu đã xây dựng các mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để đánh giá thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích nhiều biến số.
Xếp hạng tín dụng theo mô hình điểm số là phương pháp khoa học kết hợp sử dụng dữ liệu để nghiên cứu thống kê và áp dụng mô hình thuật toán để phân tích, tính điểm cho các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình một biến hoặc đa biến. Các chỉ tiêu sử dụng trong xếp hạng tín dụng được xác lập theo nhóm bao gồm phân tích ngành, phân tích hoạt động kinh doanh, phân tích hoạt động tài chính. Sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm nhận được sang biểu xếp hạng tương ứng.