Dấu hiệu của rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ khách hàng hoặc từ chính ngân hàng trong quá trình tiếp nhận thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng. Đối với những dấu hiệu rủi ro tín dụng phát sinh từ chính ngân hàng, bộ phận rủi ro tín dụng thực hiện kiểm tra, rà soát định kỳ quá trình thực hiện thẩm định phê duyệt hồ sơ khách hàng và sự tuân thủ của khách hàng, đánh giá năng lực cán bộ trực tiếp quan hệ khách hàng. Về những dấu hiệu từ phía khách hàng, ngân hàng có thể phát hiện rủi ro tín dụng thông qua quá trình thẩm định và phê duyệt hồ sơ vay của khách hàng. Quy trình tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt hồ sơ tín dụng được thực hiện như sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình tiếp nhận và cấp tín dụng cho khách hàng tại ACB, nguồn: Quy trình cho vay tại ACB.
(Nguồn: Quy trình cho vay và QTRRTD tại ACB)
Quy trình cho vay tại ACB được chia các Công đoạn như sau:
Bước 1.1: Tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp tín dụng từ khách hàng Bước 1.2: Lập tờ trình cấp tín dụng, báo cáo đề xuất cấp tín dụng
Bước 1.3: Trình hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của khách hàng đến các cấp kiểm soát tại chi nhánh/PGD
Bước 1.4: Chuyển hồ sơ cấp tín dụng đến thẩm định tài sản bảo đảm (HO) và chuyên viên phê duyệt tín dụng tại hội sở
Bước 1.5: Trình hồ sơ đề nghị cấp tín dụng hoàn chỉnh đến trưởng đơn vị Bước 1.6: Trình hồ sơ cấp tín dụng đến cấp phê duyệt phù hợp (chuyên viên phê duyệt tín dụng thực hiện trình)
Công đoạn 2: Ký hợp đồng tín dụng và hoàn thiện hồ sơ khách hàng.
Công việc này chủ yếu do chuyên viên hỗ trợ khách hàng thực hiện gồm: kiểm soát hồ sơ cấp tín dụng và nội dung phê duyệt cấp tín dụng, soạn thảo hợp đồng và liên hệ khách khách để ký hợp đồng và hoàn thiện hồ sơ của khách hàng, lưu hồ sơ theo quy định.
Công đoạn 3: Giải ngân/phát hành thư bảo lãnh/Thanh toán quốc tế.
Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của khách hàng và soạn thảo hồ sơ chứng từ, ký hợp đồng với khách hàng.
Bước 2: Thực hiện giải ngân/phát hành BL/ TTQT
Tất cả cá khâu sau phê duyệt đều được thực hiện tại trung tâm phê duyệt tập trung tại hội sở, đơn vị có trách nhiệm tiếp nhận yêu cầu giải ngân/phát hành bảo lãnh thanh toán và hoàn hiện hồ sơ yêu cầu gửi đề nghị phê duyệt đến hội sở và phối hợp phê duyệt hồ sơ yêu cầu, khi nhận kết quả phê duyệt trả về đơn vị thực hiện giải ngân/phát hành BL theo nội dung phê duyệt của Hội sở.
Để hạn chế các khoản nợ xấu và nợ có vấn đề trong danh mục cấp tín dụng của ngân hàng, điều quan trọng đối với các nhà quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng là phải sớm nhận biết những khoản nợ có vấn đề, từ đó phân loại khoản vay và có những biện pháp phòng ngừa, biên pháp quản lý khoản vay và xử lý kịp thời. Để thực hiện nội dung này ACB đang thực hiện nhận dạng rủi ro tín dụng thông qua
quy trình thẩm thẩm định và phê duyệt hồ của khách hàng, từ đó ngân hàng ACB sẽ phát hiện những dấu hiệu rủi ro tín đến từ khách hàng, cụ thể:
- Việc thẩm định và phê duyệt cấp tín dụng được thực hiện tại đơn vị và Hội sở Ngân hàng và phải được thực hiện theo quy định tại “Định hướng chính sách tín dụng và quản trị rủi ro tại ngân hàng ACB’’, “Quy trình cho vay và kiểm soát sau cho vay tại ngân hàng ACB’’. Quy định rõ nhiệm vụ trách nhiệm của từng bộ phận.
+ Đối với cán bộ tín dụng tại đơn khi khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng cần thực hiện kiểm tra tính hợp lệ và hợp pháp của các chứng từ do khách hàng theo hướng dẫn kiểm tra pháp lý của ngân hàng được quy định trong quy trình cho vay và kiểm soát tín dụng. Sau khi kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đè nghị cấp tín dụng do khách hàng cung cấp, cán bộ tín dụng báo cáo cấp quản lý và trưởng đơn vị để thực hiện thẩm định trực tiếp (lần đầu) hoạt động kinh doanh và tính hình tài chính của khách hàng nhằm phát hiện các dấu hiệu rủi ro, gian lận (nếu có), đơn vị có quyền từ chối hồ sơ của khách hàng trong trường hợp phát hiệu các dấu hiệu dẫn đến rủi ro trong quá trình thực hiện thẩm định trực tiếp.
+ Cán bộ thẩm định tài sản có trách nhiệm thẩm định hồ sơ tài sản đảm bảo và kiểm tra tính hợp lý hợp pháp của hồ sơ theo quy định của pháp luật và ngân hàng, đồng thời định giá giá trị thị trường của TSBĐ do khách hàng cung cấp làm cơ sơ cấp tín dụng phù hợp. Trường hợp phát hiện các dấu hiệu rủi ro tín dụng có thể phát sinh từ tài sản thế chấp của khách hàng, cán bộ thẩm định TSBĐ có thể đưa ra khuyến cáo cho đơn vị làm cơ sở từ chối hồ sơ khách hàng. Thường xuyên thực hiện đánh giá lại TSBĐ để phát hiện sớm các rủi ro có thể phát sinh từ TSBĐ (đối với TSBĐ là BĐS thực hiện 01 lần/năm, TBSĐ là động sản máy móc thiết bị thực hiện định giá lại định kỳ hàng 6 tháng)
+ Đối với cán bộ phê duyệt tại hội sở, có trách nhiệm thẩm định lại (tái thẩm định) hồ sơ trình cấp tín dụng do đơn vị đề xuất, đây là khâu quan trọng nhất trong việc phát hiện dấu hiệu rủi rui tín dụng từ khách hàng, cán bộ thẩm định tại hội sở là những người có kinh nghiệm lâu năm và năng lực chuyên
hạn chế về mặt năng lực chuyên môn. Cán bộ thẩm định hội sở sẽ thực hiện thẩm định độc lập với đơn vị nhằm đảm bảo những yếu tố khách quan trong quá trình phát hiện dấu hiệu rủi ro tín dụng.
- Hoạt động kiểm tra, kiểm soát sau cho vay: Đối với bộ phận kiểm soát tín dụng và sau giải ngân: Thực hiện chặt chẽ các quy định về kiểm tra và kiểm soát tại thời điểm giải ngân, đánh giá tính tuân thủ của khách hàng với các điều kiện phê duyệt cho vay. Sau giải ngân thường xuyên thực hiện kiểm tra định kỳ/đột khoản vay theo quy định xuất nhằm phát hiện các khoản vay có vấn đề, phối hợp chặt chẽ với đơn vị theo dõi và báo cáo về các khoản vay phát sinh chậm thanh toán, cần chú ý. Đề xuất biện pháp xử lý kịp thời các khoản vay có khả năng phát sinh nợ có vấn đề, nợ xấu.