0
Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hoàn cảnh sáng tác

Một phần của tài liệu HUONG DAN ON THI TN (Trang 33 -38 )

Bài thơ đợc viết năm 1967, lúc này Xuân Quỳnh đang ở độ tuổi hai lăm. Ngời phụ nữ ở độ tuổi này thờng có suy nghĩ chín chắn về tình yêu. Bài thơ đợc đăng trong tập “Hoa dọc chiến hào”

2- Đọc- hiểu a- Nội dung

- Bài thơ có kết cấu song hành giữa sóng và em

+ Sóng nỡc xôn xao, triền miên vô tận, gợi sóng lòng em tràn đầy khao khát trớc tình yêu đôi lứa. Cả bài thơ đoạn nào cũng nói về sóng, miêu tả nhiều về sóng giầu biến thái (dữ dội, dịu êm, ồn ào, lặng lẽ, dới lòng sâu, trên mặt nớc, nhớ bờ, không ngủ đợc...)

+ Sóng có tính cách phức tạp nhng mang vẻ thống nhất của tự nhiên, sinh ra từ biển, là nỗi khát khao của biển, sự hoà hợp giữa biển và bờ “Con nào chẳng tới bờ/ Dù muôn vời cách trở”. + Âm điệu của thơ cũng là âm điệu của sóng (Thể thơ năm tiếng tạo ra giai điệu của sóng vỗ) + Hoà trộn với âm thanh của sóng vỗ là khát khao, nhớ thơng, hờn giận của nhân vật trữ tình.

- Mỗi khám phá về sóng em nhận thấy mình + Hai khổ thơ đầu:

“Dữ dội và dịu êm... trong ngực trẻ”

Biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em. Khi tình yêu đến, ngời con gái có lúc sôi nổi, lúc lặng lẽ. Tình yêu bao giờ cũng thờng trực trong trái tim tuổi trẻ. Nhân vật trữ tình bộc lộ sự chủ động khi yêu. Chủ động không phải ngỏ lời mà vơn tới cái cao cả, cái lớn lao. + Khổ ba và bốn:

“Trớc muôn trùng sóng bể... yêu nhau”

Nhân vật trữ tình nhận thấy nguồn gốc của tình yêu rất lạ lùng. Nó lạ lùng bí ẩn nhng cũng rất tự nhiên. Không ai có thể tìm thấy câu trả lời tình yêu bắt đầu từ đâu? Vì thế tình yêu trở nên hấp dẫn. Thơ Xuân Quỳnh rất sâu sắc và tế nhị. Khát vọng tình yêu thực sự là nhu cầu tự nhận thức và khám phá.

+ Khổ năm, sáu, bẩy

“Con sóng dới lòng sâu... cách trở”

Khổ năm đọng lại một chữ “nhớ”. Nhớ gắn với không gian "dới lòng sâu", "trên mặt nớc", gắn với bờ, đến với anh. Một tiếng "nhớ" mà nói đợc nhiều điều. Em đã hoá thân vào sóng. Sóng

đã hoà nhập vào tâm hồn em. Hai câu thơ gây ấn tợng nhiều: “Lòng em nhớ tới anh/ Cả trong mơ còn thức”. Nhớ lúc tỉnh, cả trong mơ. Tấm lòng chung thuỷ, son sắt là sự khẳng định của ngời phụ nữ trong tình yêu.

+ Hai khổ cuối bài thơ

“Cuộc đời tuy dài thế... còn vỗ”

Khổ tám là nỗi khắc khoải tự nhận thức về tình yêu và hạnh phúc ngắn ngủi của con ng- ời giữa cái vô cùng, vô tận của thời gian. Biển vẫn rộng, may vẫn bay. Đây là sự nhạy cảm với cái vô hạn của vũ trụ. Một tiếng thở dài nuối tiếc. Nhịp thơ nh lắng xuống, mang đến dự cảm, lo âu, trăn trở. Xuân Quỳnh không bế tắc, buồn chán mà vơn lên thành khát vọng. Nhân vật trữ tình khao khát tình yêu của mình hoà trong tình yêu của mọi ngời. “Tan ra”, không phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu nh thế không bao giờ cô đơn.

b- Nghệ thuật

- Kết cấu song hành - Tạo dựng hình ảnh

- Nhịp điệu câu thơ năm tiếng c- ý nghĩa

Bài thơ mang đặc trng của thơ Xuân Quỳnh. Kết cấu sóng đôi, âm điệu, tạo hình ảnh cùng cảm nhận tế nhị, Xuân Quỳnh đem đến hồn thơ vừa giầu xúc cảm, vừa thể hiện tính chất triết lí sâu sắc.

3-Hớng dẫn tự học

- Học thuộc lòng bài thơ

- Qua hình ảnh sóng, hãy phân tích nhu cầu nhận thức và khám phá của nhân vật trữ tình

đàn ghi ta của lor- ca

Thanh Thảo

I_ Mức độ cần đạt

- Hiểu và cảm nhận đợc vẻ đẹp bi tráng của hình tợng Lor- ca qua mạch cảm xúc và suy t đa chièu vừa sâu sắc, vừa mãnh liệt của Thanh Thảo.

- Thấy đợc vẻ đẹp độc đáo trong hình thức thơ mang phong cách tợng trng.

II_ trọng tâm kiến thức, kỹ năng

1- Kiến thức

- Ngời nghệ sĩ tự do Lor- ca - Cái chết oan khuất của Lor- ca

- Nỗi xót thơng và suy t về cuộc giã từ của Lor- ca - Vẻ đẹp của thơ mang phong cách tợng trng

2- Kỹ năng

III- Hớng dẫn thực hiện

1- Tìm hiểu chung

- Vài nét về tác giả (SGK)

Thanh Thảo tiêu biểu cho gơng mặt thơ trẻ thời chống Mĩ và có nhiều nỗ lực đổi mới thơ Việt. Thơ Thanh Thảo viết về đề tài nào cũng đậm chất triết lí. Mạch trữ tình trong thơ đều h - ớng tới vẻ đẹp nhân cách (nhân ái, bao dung, can đảm, trung thực, yêu tự do). Thơ ông dành mối quan tâm đặc biệt cho những con ngời giầu nghĩa khí (Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu, Ê- xê- nhin, Lor- ca).

- Nhà thơ, ngời nghệ sĩ Phê- đờ- ri- cô Gát- xi- a Lor- ca

Lor- ca sinh năm 1898 ở tỉnh Gra- na- đa thuộc miền Nam Tây Ban Nha. Ông đợc xem là nhà thơ lớn nhất của nớc Tây Ban Nha thế kỉ XX. Ngoài thơ ông còn là tác giả của nhiều vở kịch nổi tiếng. Thơ của Lor- ca gắn bó mắu thịt với nguồn mạch văn hoá dân gian, vừa hồn nhiên, vừa phóng khoáng. Lor- ca có khát vọng tự do, cách tân nghệ thuật. Ông bị bọn phát xít Phờ- ran- cô giết trong thời gian đầu nội chiến ở Tây Ban Nha. Xác ông bị chúng quăng xuống giếng. Thanh Thảo xúc động về Lor- ca, nhất là cái chết của ông để viết bài thơ “Đàn ghi ta của Lor- ca”

- Bố cục Bài thơ chia làm ba phần

+ Phần một (sáu dòng đầu)- Lor- ca, ngời nghệ sĩ tự do và cô đơn, một nghệ sĩ có t tởng cách tân trong khung cảnh chính trị ở Tây Ban Nha.

+ Phần hai tiếp đó đến “Không ai chôn cất tiếng đàn”- Một cái chết oan khuất bởi thế lực tàn ác.

+ Phần ba còn lại- Niềm xót thơng và những suy t về cuộc giã từ của Lor- ca 2- Đọc- hiểu

a- Nội dung

- Ngời nghệ sĩ tự do Lor- ca

Lor- ca đợc miêu tả trên cái nền rộng lớn của văn hoá Tây Ban Nha. Hình ảnh “áo choàng đỏ gắt” nhắc tới môn đấu bò tót, một hoạt động văn hoá khiến Tây Ban Nha nổi tiếng toàn thế giới. Lor- ca xuất hiện trong khung cảnh văn hoá dân gian. Đằng sau hình ảnh này, tác giả nhấn mạnh Lor- ca nổi tiếng trên nền văn hoá của dân tộc mình. Đó là một ca sĩ dân gian, đơn độc, lang thang “Hát nghêu ngao”, với “Tiếng đàn bọt nớc”, cùng “Vầng trăng chếnh choáng/ Trên yên ngựa mỏi mòn”. Nhà thơ mô phỏng tiếng đàn “Li- la- li- la- li- la” một đặc trng của Tây Ban Cầm. Những nét mang bản sắc của văn hóa Tây Ban Nha đã nuôi dỡng tâm hồn Lor- ca.Tính tợng trng trong thơ Thanh Thảo giúp ngời đọc liên tởng tới những điều sâu sắc.Tấm “áo choàng đỏ gắt” làm ta nghĩ tới cảnh đấu trờng. Đây đâu phải trận đấu giữa bò tót với võ sĩ mà là đấu trờng quyết liệt giữa công dân Lor-ca cùng khát vọng dân chủ với nền chính trị độc tài, giữa nghệ thuật già nua của Tây Ban Nha với t tởng cách tân trong nghệ thuật của Lor- ca. Ngời nghệ sĩ đã dùng tiếng đàn ghi ta để giãi bày nỗi đau buồn và khát vọng yêu thơng của nhân dân, đất nớc mình. Nhng ở góc độ nào, ta cũng thấy Lor- ca đơn độc. Chàng sống mộng du với bầu trời, đồng cỏ, dòng sông, lá bùa sinh mệnh trên đờng chỉ tay.

- Cái chết oan khuất của Lor- ca

Tác giả gợi lại giây phút kinh hoàng trong cuộc đời Lor- ca khi ông bị phát xít giết hại. Cái chết đến bất ngờ. ấn tợng về cái chết bi phẫn đợc diễn tả bằng tợng trng. Những hình ảnh “áo

choàng bê bết đỏ”, “ bị điệu về bãi bắn” đến so sánh “Tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta xanh, tiếng ghi ta tròn”, tất cả gợi ấn tợng về giây phút cuối cùng và cái chết đẫm máu của Lor- ca.

“Tiếng hát, tiếng đàn” gợi hình ảnh Lorca, “áo choàng bê bết máu” gợi cái chết đẫm máu. Hệ thống hình ảnh âm thanh vỡ ra thành màu sắc, thành hình khối, thành dòng máu. “Tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy” gợi ám ảnh đặc biệt. Âm nhạc đã thành thân phận, tiếng đàn đã thành linh hồn, thân thể con ngời. Những câu thơ tợng trng cho tình yêu, cho cái đẹp bị dập vùi, cho nỗi đau, cho cái chết bi thảm. Sự đối lập giữa tự do của ngời nghệ sĩ, tiếng hát yêu đời vô t, tình yêu cái đẹp với sự tàn ác, dã man của bọn phát xít.

- Nỗi xót thơng và suy t về cuộc giã từ của Lor- ca

Niềm xót thơng Lor-ca và những khát vọng cách tân của ông không ai tiếp tục. Tác giả sử dụng những hình ảnh tợng trng “Không ai chôn cất tiếng đàn”.Tiếng đàn của Lor- ca tợng trng cho nghệ thuật, cho tình yêu tự do, tình yêu con ngời, cho tiếng lòng của Lor- ca, những khát vọng suốt đời ông theo đuổi sẽ sống mãi. Di chúc của ông “Nếu tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”. Câu nói ấy vừa bộc lộ tình yêu của ông với nghệ thuật, với quê hơng. Đấy là lời nhắn nhủ hãy chôn nghệ thuật của ông, hãy vợt lên ông để đi xa hơn nữa trên con đờng sáng tạo nghệ thuật. Ngời nghệ sĩ chỉ chết khi khát vọng của anh ta không ai tiếp tục. Nhng cái chết còn đau đớn hơn khi tên tuổi và những sáng tạo của anh trở thành vật cản đờng thế hệ sau. Những hình ảnh rất đẹp và giàu sức gợi “Giọt nớc mắt vầng trăng”. Vầng trăng soi đáy giếng nh giọt nớc mắt khổng lồ, hay giọt nớc mắt sáng trong nh vầng trăng bất tử. Niềm tin mãnh liệt vào sự bất diệt của tiếng đàn. Dù không ai chôn cất, nó vẫn nh cỏ mọc hoang, nh vầng trăng bất tử long lanh. Cái đẹp, tình yêu tự do, yêu con ngời không thể bị hủy diệt. Nó sống mãi.

Những suy t về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor- ca đợc thể hiện qua hình ảnh: “Đ- ờng chỉ tay đã đứt”. Đó là định mệnh về cái chết báo trớc. Cuộc đời con ngời ngắn ngủi. “Dòng sông rộng, ghi ta bạc” là Cái chết và nơi siêu thoát. “Lor- ca bơi sang ngang, ném lá bùa, ném trái tim” là sự giã từ, sự lựa chọn đi vào cõi chết, thoát những ràng buộc, tục lụy ở trần gian.

b-Nghệ thuật

- Thơ tạo hình ảnh tợng trng giầu sức gợi - Âm thanh làm nên nhạc điệu

c-ý nghĩa

Bài thơ khắc họa đợc hình tợng cao đẹp của Lor- ca, ngời nghệ sĩ tự do và cô đơn, một cái chết oan khuất bi phẫn và một tâm hồn bất diệt. Đó là hình tợng bi tráng về ngời nghệ sĩ chân chính trớc bạo lực. Bài thơ làm sống lại một con ngời, một nghệ sĩ, một chiến sĩ đấu tranh cho tự do. Đồng thời là nỗi xót xa nuối tiếc và trân trọng ngỡng mộ một thiên tài. Bài thơ sử dụng hình ảnh theo lối tợng trng giàu sức gợi và nhạc điệu.

3- Hớng dẫn tự học

Phân tích những hình ảnh tợng trng trong bài thơ

Bác ơi !

I- mức độ cần đạt

- Cảm nhận đợc nỗi đau đớn tiếc thơng vô hạn của nhà thơ, của nhân dân khi Bác qua đời. - Hiểu đợc lòng biết ơn, ca ngợi công lao trời biển, tấm gơng sáng ngời của Bác và quyết tâm đi theo con đờng cách mạng Bác Hồ đã tìm ra.

- Nắm đợc giọng thơ ngọt ngào, tha thiết, hình ảnh thơ chân thật, gợi cảm,

II- Trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1- Kiến thức

- Nỗi đau đớn tiếc thơng vô hạn của nhà thơ và dân tộc ta khi Bác qua đời. - Lòng biết ơn và ngợi ca công lao của Bác

- Lời hứa quyết tâm đi theo đờng Bác đã vạch.

- Lựa chọn từ ngữ, hình ảnh chân thật, giọng thơ ngọt ngào, gợi cảm

b) Kĩ năng

- Biết đọc diễn cảm, xác định đợc cảm xúc và giọng điệu của bài thơ.

- So sánh bài thơ với những bài: “Viếng lăng Bác” (Viễn Phơng), “Gửi lòng con đến cùng cha” (Thu Bồn)

III- Hớng dẫn thực hiện

1- Tìm hiểu chung

- Hoàn cảnh và mục đíchs sáng tác

Ngày 2-9-1969, Bác từ biệt chúng ta. Lúc này Tố Hữu đang điều trị ở bệnh viện Việt- Xô, ông vội chạy về khu nhà sàn Bác ở. Bài thơ ra đời, là điếu văn bi hùng, là sự đúc kết suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về con ngời và cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh

4- Đọc- hiểu a- Nội dung

-Nỗi đau đớn, tiếc thơng vô hạn của nhà thơ và dân tộc ta khi Bác qua đời

Thiên nhiên nh hòa với tâm trạng đau đớn của con ngời (Đời tuôn nớc mắt, trời tuôn ma). Nhà thơ cảm thấy nỗi đau tê dại (Con lại lần theo lối sỏi quen). Cảnh vật xung quanh vắng lạnh (Ướt lạnh vờn rau, phòng lặng/rèm buông/ tắt/ ánh đèn). Nhịp thơ chẻ nát ra, nh tấm lòng con ngời tan nát, đau đớn. Đau thơng đến bất ngờ phải bật lên thành câu hỏi: “Bác đã đi rồi sao Bác ơI”?. Thiếu vắng ngời bên thang gác, quanh mặt hồ tất cả t… ởng nh côi cút.

- Lòng biết ơn và ca ngợi công lao của Bác

Bác cha bao giờ đợc thành thơi, lúc nào ngời cũng sâu nặng “nỗi thơng đời”. Trái tim Bác “Ôm cả non sông mọi kiếp ngời”. Bác đã từng nói với một nhà báo Cu- Ba “Góp nỗi đau khổ của mỗi ngời, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của riêng tôi”

Tình thơng của Bác gắn liền với lí tởng và lẽ sống (Tự do cho mỗi đời nô lệ, sữa để em thơ lụa tặng già, nâng niu tất cả chỉ quên mình)

Bác vĩ đại mà giản dị, gần gũi mà khiêm nhờng “Bác để tình thơng những lối mòn”. …

- Khẳng định quyết tâm đi theo con đờng của Bác

Nén đau không để kẻ thù nghe ta khóc: “ Ôi! Bác Hồ ơi khóc nhiều”. …

Liên tởng tới bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phơng để làm rõ cảm xúc này. Câu thơ của Chế Lan Viên nhắc nhủ mọi ngời:

“Đừng để quân thù nghe ta khóc hỡi em

Vết thơng phải liền sẹo, liền da mà đi đánh giặc” b- Nghệ thuật

- Giọng thơ ngọt ngào tha thiết - Hình ảnh chân thật, giản dị - Sử dụng nhiều biện pháp tu từ c- ý nghĩa

Bài thơ là tiếng khóc đau đớn, tiếc thơng Bác vô hạn. Lòng biết ơn, ca ngợi công lao trời biển, tấm gơng sáng ngời của Bác, nhà thơ đã nói giùm cho tất cả mọi ngời nguyện đi theo con đờng cách mạng Bác đã vạch ra. Hình ảnh gây ấn tợng, giọng thơ tha thiết.

3- Hớng dẫn tự học

- Học thuộc lòng bài thơ - Bình giảng đoạn thơ đầu

Tự do

Pôn Ê-luy-a

I- mức độ cần đạt

- Cảm nhận sâu sắc tâm trạng khao khát, chân thành tha thiết của những ngời dân nô lệ h- ớng tới tự do khi cuộc sống của họ không có tự do, bị bọn phát xít dày xéo.

- Hiểu đợc cách sử dụng từ ngữ lặp lại, thời gian không gian mang tâm trạng con ngời

II.-trọng tâm kiến thức, kĩ năng

1- Kiến thức

- Nhà thơ sinh ra để viết về tự do, ca ngợi, chiến đấu, sống trong tự do. - Tự do đã trở thành khát vọng, mong mỏi da diết cháy bỏng của con ngời. - Từ ngữ lặp lại, không gian, thời gian mang tâm trạng con ngời.

2- Kĩ năng

- Biết đọc, hiểu một bài thơ dịch qua nhiều từ ngữ hình ảnh lặp lại.

Một phần của tài liệu HUONG DAN ON THI TN (Trang 33 -38 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×