IAS 34: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠM THỜ

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích nội dung cơ bản của các chuẩn mực kế toán quốc tế đang được ban hành potx (Trang 79 - 82)

3. Hoạch toán kế toán:

IAS 34: BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠM THỜ

Thông tin tài chính tạm thời tăng cường tính chính xác cho việc dự đoán thu nhập và giá cổ phiếu. IAS này quy định cho các báo cáo tài chính tạm thời theo những nội dung sau:

- Nội dung cổ phiếu.

- Các nguyên tắc ghi nhận và tính toán.

2. Phạm vi áp dụng:

Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được yêu cầu (theo luật định hoặc các cơ quan quản lý) hoặc tự nguyện ban hành báo cáo tài chính tạm thời cho một kỳ ngắn hơn một năm tài chính đầy đủ (ví dụ nửa năm hoặc một quý).

3. Hạch toán kế toán:

3.1. Một báo cáo tài chính tạm thời gồm có những nội dung sau (các yêu cầu về số liệu so sánh được đưa trong ngoặc):

- Bảng tổng kết tài sản tóm tắt (vào cuối mỗi kỳ báo cáo tạm thời và so sánh vào cuối năm tài chính đầy đủ trước đó).

- Báo cáo thu nhập tóm tắt (kỳ báo cáo tạm thời hiện tại và tích lũy cho năm tài chính hiện tại cho đến ngày báo cáo, với số liệu so sánh cho các kỳ báo cáo tạm thời được so sánh của năm tài chính trước. Ví dụ một công ty đưa ra báo cáo tài chính tạm thời theo từng quý sẽ phải lập bốn báo cáo thu nhập trong quý thứ 3, tức là một báo cáo cho 9 tháng tích lũy từ đâuc năm, một báo cáo cho riêng quý 3 và các báo cáo thu nhập so sánh cho các kỳ so sánh tương ứng của năm tài chính trước).

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ tóm tắt (tích lũy cho năm tài chính hiện tại cho đến ngày báo cáo và so sánh với kỳ tạm thời so sánh của năm tài chính trước).

- Báo cáo tóm tắt về thay đổi vốn chủ sở hữu (tích lũy cho năm tài chính hiện tại cho đến ngày báo cáo và so sánh với kỳ so sánh tạm thời của năm tài chính trước).

- Thuyết minh báo cáo chọn lọc.

3.2. Hình thức và nội dung của một báo cáo tài chính tạm thời được quy định như sau: - Đưa vào ở mức tối thiểu:

+ Từng nhóm hạng mục lớn và tổng số của từng nhóm được đưa vào báo cáo tài chính năm gần nhất.

+ Thuyết minh báo cáo chọn lọc theo yêu cầu của chuẩn mực này.

- Thu nhập trên một cổ phần cơ bản và pha loãng cần được trình bày trên báo cáo thu nhập.

- Một công ty mẹ cần phải lập báo cáo tổng hợp.

3.3. Khi quyết định cách ghi nhận, tính toán, phân loại hoặc công bố một khoản mục cho mục đích báo cáo tài chính tạm thời, tính trọng yếu cần được đánh giá trong mối tương quan với thông tin tài chính kỳ tạm thời chứ không phải là số liệu hàng năm theo ước tính.

3.4. Trong báo cáo tài chính tạm thời doanh nghiệp cần áp dụng cùng chế độ kế toán như đã áp dụng trong báo cáo tài chính năm gần nhất, trừ những thay đổi chế độ kế toán sau đó.

3.5. Mức độ thường xuyên của việc báo cáo tạm thời (ví dụ nửa năm hoặc hàng quý) không ảnh hưởng đến việc tính toán kết quả hàng năm của một doanh nghiệp. Các phương pháp tính toán cho mục đích báo cáo tạm thời, vì vậy, được thực hiện từ một năm trước cho tới ngày báo cáo, được gọi là phương pháp riêng lẻ.

3.6. Doanh thu nhận được theo mùa vụ, chu kỳ hoặc không thường xuyên (ví dụ cổ tức, tiền bản quyền và trợ cấp chính phủ) không được dự tính trước hoặc tính lùi về sau kể từ ngày báo cáo tạm thời nếu như việc tính trước hoặc tính lùi về sau không phù hợp vào cuối năm tài chính.

3.7. Chi phí phát sinh riêng lẻ trong năm tài chính cần được dự tính hoặc tính về sau nhằm mục đích báo cáo tạm thời, chỉ khi nào được cho là thích hợp. Để minh họa, chi phí bảo trì lớn định kỳ được dự trù phát sinh vào cuối năm không được dự tính cho báo cáo tạm thời, trừ khi công ty có nghĩa vụ mang tính pháp lý hoặc mang tính xây dựng.

3.8. Trong khi việc tính toán trong cả báo cáo tài chính năm và báo cáo tài chính tạm thời thường được dựa trên những ước tính hợp lý thì việc trình bày báo cáo tài chính tạm thời thường yêu cầu sử dụng các phương pháp ước tính nhiều hơn so với báo cáo tài chính năm. Ví dụ, thủ tục kiểm kê đầy đủ và đánh giá có thể không bắt buộc phải thực hiện đối với hàng tồn kho vào ngày báo cáo tạm thời, mặc dù việc này phải thực hiện vào cuối năm tài chính.

3.9. Thay đổi trong chế độ kế toán cần được phản ánh bằng cách khẳng định lại các báo cáo tài chính của các kỳ tạm thời trước năm tài chính hiện tại và các kỳ tạm thời so sánh của những năm trước đây theo IAS 8 (nếu có thể áp dụng được).

4. Công bố:

Thuyết minh báo cáo tài chính được lựa chọn cho mục đích cung cấp thông tin cập nhật kể từ báo cáo tài chính năm gần nhất. Tối thiểu phải có nội dung sau:

- Khẳng định rằng chế độ kế toán được áp dụng thống nhất hoặc diễn giải bất kỳ thay đổi nào sau đó.

- Nhận xét diễn giải về tính thời vụ và tính chu kỳ của các hoạt động.

- Bản chất và số lượng các khoản ảnh hưởng tới tài sản, nghĩa vụ nợ, vốn cổ phần, thu nhập thuần, hoặc lưu chuyển tiền tệ bất thường do bản chất, quy mô hoặc căn nguyên của nó.

- Thay đổi trong ước tính các khoản báo cáo trong các kỳ tạm thời trước của năm hiện tại hoặc các khoản được báo cáo trong những năm trước đó.

- Thay đổi nợ tồn đọng hoặc vốn cổ phần, bao gồm các lỗi và vi phạm khế ước nợ chưa chỉnh sửa.

- Cổ tức đã trả.

- Doanh thu và kết quả của các ngành kinh doanh hoặc khu vực địa lý, lấy theo hình thức ban đầu của báo cáo ngành.

- Các sự kiện xảy ra sau ngày lập bảng tổng kết tài sản.

- Mua hoặc bán các công ty con và các khoản đầu tư dài hạn, cơ cấu lại và các hoạt động bị ngừng lại.

- Thay đổi trong các khoản nợ và tài sản bất thường. - Việc báo cáo tài chính tạm thời tuân thủ IAS. 4.2. Các báo cáo tài chính năm:

Nếu số ước tính cho một khoản được báo cáo trong kỳ tạm thời thay đổi đáng kể trong kỳ tạm thời cuối cùng của năm tài chính, nhưng báo cáo tài chính riêng cho kỳ tạm thời cuối cùng đó không được công bố, thì bản chất và số lượng cần phải được công bố trong thuyết

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích nội dung cơ bản của các chuẩn mực kế toán quốc tế đang được ban hành potx (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w