IAS 22: HỢP NHẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích nội dung cơ bản của các chuẩn mực kế toán quốc tế đang được ban hành potx (Trang 54 - 58)

3. Hoạch toán kế toán:

IAS 22: HỢP NHẤT KINH DOANH

Chuẩn mực này quy định các phương pháp kế toán cho việc hợp nhất kinh doanh. Nó chủ yếu hướng vào tập đoàn của doanh nghiệp có bên mua là một bên công ty mẹ và bên được mua vào là một công ty con. Trọng tâm hướng vào việc kế toán vào ngày mua.

2. Phạm vi áp dụng:

IAS này cần được áp dụng trong việc kế toán hai loại hợp nhất kinh doanh, đó là việc một doanh nghiệp mua một doanh nghiệp khác và trường hợp it gặp là hợp nhất quyền lợi khi không thể xác đinh được bên mua (SIC-9).

3. Hoạch toán kế toán:

3.1. Hợp nhất kinh doanh là quá trình hợp nhất các doanh nghiệp riêng biệt vào làm một đơn vị kinh tế sau khi một doanh nghiệp kết hợp với hoặc giành được quyền kiểm soát tài sản ròng và hoạt động của một doanh nghiệp khác. Có 2 loại được xác định: - Mua: một doanh nghiệp (bên mua) giành được quyền kiểmt soát đối với tài sản ròng và hoạt động của một doanh nghiệp khác (bên bị mua) để đổi lấy việc chuyển giao tài sản, phát sinh một nghĩa vụ nợ hoặc phát hành vốn cổ phần.

- Hợp nhất quyền lợi: các cổ đông của các doanh nghiệp hợp nhất cung kiểm soát tìa sản ròng và các hoạt động của họ để đạt được việc tiếp tục phân chia giữa các bên đối với rủi ro và lợi ích đi kèm với đơn vị được hợp nhất và vì thế không thể xác định được đâu là bên mua.

Việc mua về bản chất khác với việc hợp nhất quyền lợi: nguyên tắc nội dung hơn là hình thức của giao dịch cần được phản ánh trong báo cáo tài chính, tương ứng của nó, phương pháp kế toán riêng cần được quy định cho từng loại giao dịch.

Mua

3.2. Việc mua cần được kế toán bằng cách sử dụng phương pháp mua trong kế toán. Kể từ ngày mua, bên mua cần phải:

- Tập hợp kết quả hoạt động của bên bị mua vào báo cáo thu nhập, và

- Ghi nhận bảng tổng kết tài sản những tài sản và nợ có thể xác định được của bên bị mua và bất kỳ giá trị lợi thế hoặc giá trị lợi thế âm nào phát sinh từ giao dịch mua. 3.3. Những tài sản và nợ có thể xác định được sau khi mua vào phải là những khoản thực của bên bị mua có vào ngày mua cùng với bất kỳ khoản nợ nào phát sinh từ các khoản dự phòng cho việc chấm dứt hoặc cắt giảm hoạt động của bên bị mua (chương trình cơ cấu lại).

3.4. Hai phương pháp thay thế được phép sử dụng cho việc phân bổ chi phí mua: - Các khoản mục tài sản và nợ có thể xác định cần phải được tính toán theo tổng giá trị thực tế vào ngày có giao dịch trao đổi (giới hạn ở mức quyền lợi của bên mua thu được từ giao dịch trao đổi) và theo tỷ lệ thiểu số của những khoản này trong giá trị sổ sách trước khi mua.

- Các khoản mục tài sản và nợ có thể xác định cần được tính toán theo giá trị thực tế vào ngày mua. Bất kỳ quyền lợi thiểu số nào cũng cần được báo cáo theo tỷ lệ của bên thiểu số theo giá trị thực tế của những khoản lợi này.

3.5. Phần chi phí mua vào vượt quá lợi ích của bên mua trong giá trị thực tế của những tài sản và nợ mua vào có thể xác đinh được sau khi mua vào gọi là giá trị lợi thế và được ghi nhận là tài sản. Trường hợp ngược lại được quy định và ghi nhận là giá trị lợi thế âm.

3.6. Giá trị lợi thế cần được khấu hao theo phương pháp hệ thống trong suốt vòng đời hữu dụng. Có một giả định gây tranh cãi là vòng đời hữu dụng của giá trị lợi thế không quá 20 năm. Phương pháp đường thẳng thường được áp dụng trừ khi có một phương pháp khác thích hợp hơn. Khi giả định 20 năm không được chấp nhận thì giá trị lợi thế cần được kiểm tra đối với việc mất mát hàng năm và lý do phản đối giả định này phải được công bố.

3.7. Giá trị lợi thế âm cần được ghi nhận là thu nhập sau:

- Ở mức độ liên quan tới những ước tính cho các khoản lỗ và chi phí trong tương lai có thể tính toán được, được xác đinh trong kế hoạch của bên mua, giá trị lợi thế sẽ được ghi nhận là thu nhập khi các khoản lỗ và chi phí trong tương lai đã được xác định xảy ra.

- Ở mức độ không liên quan tới lỗ và chi phí trong tương lai, giá trị lợi thế âm không vượt quá giá trị thực tế của tài sản không phải bằng tiền đã được mua vào sẽ được ghi nhận là thu nhập trong suốt vòng đời hữu dụng trung bình còn lợi của những tài sản này.Giá trị lợi thế âm vượt quá giá trị thực tế của những tài sản không phải bằng tiền được mua vào cần được ghi nhận ngay là thu nhập.

3.8. Chuẩn mực bao gồm những quy định cụ thể về những thay đổi tiếp theo trong chi phí mua hoặc thay đổi giá trị của những tài sản và nợ có thể xác định, việc này có thể dẫn tới những thay đổi tiếp theo trong giá trị lợi thế hoặc giá trị lợi thế âm (SIC-22).

3.9. Việc hợp nhất quyền lợi được tính toán bằng cách dử dụng phương pháp tập trung quyền lợi. Các khảon mục trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hoẹp nhất trong kỳ diễn ra việc hợp nhất (và trong bất kỳ các kỳ so sánh nào được công bố) cần được đưa vào báo cáo tài chính của doanh nghiệpđược hợp nhất như thể các bên đã được hợp nhất ngay từ kỳ báo cáo đầu tiên.

3.10. Các khoản chi phí phát sinh liên quan tới việc hợp nhất quyền lợi cần được ghi nhận ngay là chi phí.

Các quy định chuyển đổi

3.11. IAS này đưa ra các quy định chuyển đổi theo cách ghi nhận giá trị lợi thế/giá trị lợi thế âm trước đây của doanh nghiệp báo cáo. Chuẩn mực này khuyến nghị áp dụng ngược các yêu cầu của chuẩn mực.

4. Công bố:

4.1. Tất cả các hình thức hợp nhất kinh doanh

Những nội dung sau đây được công bố trong kỳ có diễn ra việc hợp nhất: - Tên và tóm tắt về các doanh nghiệp hợp nhất.

- Phương pháp kế toán. - Ngày hợp nhất có hiệu lực

- Bất kỳ hoạt động nào là kết quả của việc hợp nhất kinh doanh mà doanh nghiệp quyết định.

- Các quy định chuyển đổi được áp dụng trong báo cáo tài chính năm đầu tiên. 4.2. Mua

Những nội dung dưới đây được công bố trong báo cáo tài chính trong kỳ diễn ra giao dịch mua:

- Số phần trăm cổ phiếu có quyền biểu quyết được.

- Nếu giá trị thực tế của tài sản và nợ hoặc khoản thanh toán mua chỉ có thể được xác định tạm thời thì điều này cần được công bố và nêu rõ lý do. Những điều chỉnh tiếp theo cần được công bố và giải thích.

- Tổng số dự phòng cho việc chấm dứt hoặc cắt giảm hoạt động của bên bị mua cần được công bố cho từng giao dịch hợp nhất kinh doanh.

Phương pháp hoạch toán giá trị lợi thế và giá trị lợi thế âm cần được công bố: - Kỳ khấu hao giá trị lợi thế hoặc giá trị lợi thế âm đã được ghi nhận.

- Nếu giá trị lợi thế bhao mòn trên 20 năm thì công bố bằng chứng về việc không chấp nhận giả định vòng đời hữu dụng dưới 20 năm.

- Nếu giá trị lợi thế không được khấu hao theo phương pháp đường thẳng thì công bố phương pháp được sử dụng và nêu rõ lý do tại sao phương pháp này lại thích hợp hơn phương pháp đường thẳng.

- Ở mức độ giá trị lợi thế âm được tính về sau theo IAS 22.61, thì công bố bản chất, giá trị và thời gian cho các khoản lỗ và chi phí dự tính tương lai theo ước tính.

- Dòng khoản mục trong báo cáo thu nhập tính khấu hao giá trị lợi thế hoặc ghi nhận giá trị lợi thế âm.

- Cân đối chi tiết theo khoản mục giá trị kết chuyển của giá trị lợi thế/giá trị lợi thế âm vào đầu và cuối kỳ kế toán, không yêu cầu số liệu so sánh.

- Giá trị lợi thế âm được trình bày trong bảng tổng kết tài sản như một khoản giảm trừ giá trị lợi thế.

4.3. Hợp nhất lợi ích

Những nội dung dưới đây được công bố bổ sung trong báo cáo tài chính trong kỳ diễn ra việc hợp nhất quyền lợi:

- Diễn giải và số lượng cổ phần đã phát hành.

- Số phần trăm cổ phiếu có quyền biểu quyết cho từng bên được trao đổi về thực hiện hợp nhất quyền lợi.

- Số tài sản và số nợ do từng bên đóng góp.

- Doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động khác, các khoản bất thường và lợi nhuân ròng hoặc lỗ của từng bên trước ngày hợp nhất được tính vào lợi nhuận hoặc lỗ ròng của doanh nghiệp được hợp nhất.

4.4. Hợp nhất kinh doanh sau ngày lập bảng tổng kết tài sản

Nhiều nội dung công bố ( nếu có thể áp dụng) được nêu ở phần cần được cung cấp đối với tất cả hoạt động hợp nhất kinh doanh thực hiện sau ngày lập bảng tổng kết tài sản. Việc không thể công bố bất kỳ thông tin nào phải được công bố.

Một phần của tài liệu Luận văn: Phân tích nội dung cơ bản của các chuẩn mực kế toán quốc tế đang được ban hành potx (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w