4. Trình bày và công bố:
IAS 16: TÀI SẢN, NHÀ XƯỞNG VÀ THIẾT BỊ
1. Vấn đề đặt ra:
Những nội dung sau được quy định trong việc kế toán tài sản, xưởng và thiết bị:
- Thời gian ghi nhận tài sản.
- Quyết định giá trị kết chuyển của tài sản.
- Chi phí khấu hao phải được ghi nhận cho giá trị kết chuyển của tài sản.
- Các yêu cầu công bố.
2. Phạm vi áp dụng:
Chuẩn mực này quy định cho tất cả các loại tài sản, nhà xưởng và thiết bị. Tài sản, nhà xưởng và thiết bị là những tài sản hữu hình được doanh nghiệp giữ để sản xuất, cung cấp hàng hoá và dịch vụ, cho thuê hoặc cho mục đích quản lý hành chính, và thường được sử dụng trong nhiều giai đoạn. Ví dụ đất đai, nhà cửa, máy móc, tàu bè, máy bay, phương tiện động cơ, nội thất, thiết bị lắp đặt.
3. Hạch toán kế toán:
3.1 Tài sản, nhà xưởng và thiết bị có thể được ghi theo những phương pháp sau:
- Chi phí trừ đi khấu hao tích luỹ và lỗ do giảm giá tích luỹ; tức là số kết chuyển / giá trị sổ sách( hạch toán chuẩn).
- Giá trị định giá lại (phương pháp được phép thay thế), là giá trị thực tế của tài sản trừ đi khấu hao tích luỹ và lỗ tích luỹ do giảm giá.
3.2 Theo luật của một số nước thì phí khấu hao hàng năm cho một khoản mục tài sản, nhà xưởng và thiết bị sẽ khác với số giảm khấu hao được cơ quan thuế cho phép. Điều
này dẫn tới chênh lệch giữa giá trị sổ sách và cơ sở tính thuế cho khoản mục; việc đánh thuế trả chậm vì thế sẽ được quy định trong các điều khoản của IAS 12.
3.3 Một khoản mục tài sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận là một tài sản theo Quy định chung của IAS nếu:
- Doanh nghiệp có khả nanưg thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản này ( ví dụ doanh thu bán sản phẩm tạo ra được từ tài sản đó).
- Chi phí của tài sản cần được tính toán một cách tin cậy từ chính giao dịch ( ví dụ một hàng hoá đơn).
3.4 Những nguyên tắc sau được áp dụng cho việc kết hợp hoặc tách biệt tài sản:
- Những khoản nhỏ không đáng kể( ví dụ mẫu và khuôn) có thể hợp lại thành những khoản mục tài sản duy nhất.
- Những phụ tùng chuyện dụng và thiết bị đi kèm được tính là tài sản , xưởng và thiết bị.
- Thiết bị phụ tùng được hạch toán như những khoản mục riêng biệt nếu những tài sản liên quan có vòng đời sử dụng khác nhau mang lại lợi ích kinh tế theo những cách thức khác nhau( ví dụ một máy bay và một động cơ của máy bay).
- Tài sản an toàn và môi trường được xác định là một tài sản, nhà xưởng và thiết bị nếu những tài sản này giúp cho doanh nghiệp tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ những tài sản có liên quan cao hơn những gì thu được nếu không mua vào những tài sản này ( ví dụ thiết bị bảo vệ hoá chất).
3.5 Một tài sản, nhà xưởng và thiết bị được tính toán theo chi phí bổ sung trực tiếp, bao gồm giá mua và thuế đã trả. Tuy nhiên, các chi phí quản lý và chi phí chung cũng như chi phí chạy thuế không được tính vào.
3.6 Chi phí của những tài sản tự xây dựng bao gồm nguyên vật liệu, nhân công và các loại nguyên liệu đầu vào khác.
3.7 Khi tài sản được trao đổi, những khoản mục không tương tự nhau được ghi theo giá thực tế của tài sản nhận được. Các khoản mục tương tự được ghi theo giá trị kết chuyển của tài sản đem đi trao đổi.
3.8 Chi phí tiếp theo cho tài sản, nhà xưởng và thiết bị được ghi nhận là một khoản chi phí khi phát sinh nếu chi phí đó khôi phục được tiêu chuẩn hoạt động. Những khoản này được chuyển thành vốn khi doanh nghiệp có khả năng thu được lợi ích kinh tế lớn hơn tiêu chuẩn hoạt động ban đầu (SIC- 23).
3.9 Khấu hao phản ánh việc tiêu thụ các lợi ích kinh tế của một tài sản và được ghi nhận là một khoản chi phí trừ khi nó được tính vào giá trị kết chuyển của một tài sản tự xây dựng. Những nguyên tắc sau đây được áp dụng:
- Số khấu hao được phân bổ hệ thống trong toàn bộ vòng đời sử dụng.
- Phương pháp phản ảnh cách thức tiêu thụ dự tính. Phương pháp này gồm có phương pháp đường thẳng, theo số dư giảm dần và tổng đơn vị sản phẩm.
3.10 Đất đai và nhà cửa là những tài sản có thể tách biệt được. Nhà cửa là những tài sản có thể được khấu hao.
3.11 Giá trị dự tính sẽ được thu hồi từ việc sử dụng một tài sản trong tương lai, bao gồm giá trị còn lại khi thanh lý, là giá trị có thể thu hồi được. Giá trị kết chuyển phải được so sanh định kỳ ( thường là vào cuối năm) với giá trị có thể thu hồi được. Nếu giá trị có thể thu hồi được thấp hơn thì số chênh lệch được ghi nhận là số dư chênh lệch sau đánh giá lại tài sản chi phí, trừ khi ghi đảo lại thành một khoản đối ứng trong số.
4. Công bố:
4.1 Những yêu cầu công bố chính gồm có
Chế độ kế toán.
- Cơ sở tính toán cho từng loại tài sản.
- Phương pháp và tỉ lệ khấu hao cho từng loại tài sản.
- Chi phí khấu hao cho từng loại tài sản.
- Ảnh hưởng của những thay đổi quan trọng trong ước tính các loại chi phí có liên quan của các loại tài sản, nhà xưởng và thiết bị.
- Bản tổng kết tài sản và bản thuyết minh.
- Tổng giá trị kết chuyển ( giá trị ghi sổ) trừ đi khấu hao tích luỹ và lỗ tích luỹ do giảm giá cho từng loại tài sản vào đầu kỳ và cuối kỳ.
- Cân đối chi tiết những thay đổi trong giá trị kết chuyển trong kỳ.
- Giá trị tài sản, nhà xưởng và thiết bị trong quá trình xây dựng.
- Tài sản, nhà xưởng và thiết bị được đem thế chấp đảm bảo.
- Các khoản cam kết về vốn để mua tài sản, nhà xưởng và thiết bị.
4.2 Công bố bổ sung yêu cầu đối với giá trị đánh giá lại như sau:
- Phương pháp được sử dụng và ngày hiệu lực của việc đánh giá lại.
- Số dư sau đánh giá lại.
- Nếu có sự tham gia của cơ quan định giá độc lập.
- Bản chất của bất kỳ chỉ số nào được sử dụng để quyết định chi phí thay thế.
- Giá trị kết chuyển của từng loại tài sản, xưởng và thiết bị nếu được kết chuyển trong báo cáo tài chính theo chi phí ban đầu.