4. Trình bày và công bố:
IAS 18: DOANH THU
1. Vấn đề đặt ra:
Việc hạch toán doanh thu từ những hoạt động thông thường được quy định. Những nội dung sau dây được đưa ra:
- Doanh thu được phân biệt với các loại thu nhập khác. ( Thu nhập bao gồm cả doanh thu và các khoản lợi nhuận thu được).
- Tiêu chí ghi nhận doanh thu được xác định.
- Hướng dẫn áp dụng cho:
+ Thời điểm ghi nhận.
+ Giá trị cần được ghi nhận.
+ Yêu cầu công bố.
2. Phạm vi áp dụng:
- Bán hàng.
- Cung cấp dịch vụ.
- Cho người khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền bản quyền có cổ tức.
Doanh thu là luồng thu gộp các lợi ích kinh tế:
- Trong kỳ.
- Phát sinh trong quá trình hoạt động thông thường.
Doanh thu loại trừ những khoản thu cho bên thứ 3 ví dụ như VAT.
3. Hạch toán kế toán:
3.1 Doanh thu cần được tính toán theo giá trị thực tế của khoản tiền nhận được.
- Chiết khấu thương mại và giảm giá bán hàng được giảm để xác định giá trị thực tế. Tuy nhiên chiết khấu thanh toán không thể giảm được.
- Khi dòng tiền chưa thu được ngay( ví dụ cấp tín dụng phi lãi suất), lúc đó sẽ hình thành một giao dịch cấp vốn. Lãi suất ngầm định phải được tính toán. Số chênh lệch giữa giá trị thực tế và giá trị danh nghĩa của khoản tiền được ghi nhận riêng và công bố tiền lại.
- Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi lấy hàng hoá và dịch vụ khác có tính chất và giá trị tương tự thì không có khoản ghi nhận doanh thu nào cả.
- Khi hàng hoá dịch vụ được cung cấp và giá trị thì doanh thu được tính theo giá trị thực tế hàng hoá dịch vụ nhận được.
3.2 Quy tắc nhận biết các giao dịch tạo doanh thu như sau:
- Khi giá bán của một sản phẩm bao gồm một khoản dịch vụ kèm theo sau đó thì khoản này sẽ được tính lùi về sau trong kỳ thực hiện dịch vụ.
- Khi một doanh nghiệp bán hàng hoá và ký tiếp ngay một hợp đồng mua lại hàng hoá đó vào một ngày khác sau đó, ảnh hưởng trực tiếp của giao dịch loại trừ và hai giao dịch được thực hiện như một.
3.3 Doanh thu bán hàng được ghi nhận khi:
- Những lợi ích quan trọng của việc sở hữu hàng hoá được chuyển sang cho người mua.
- Doanh nghiệp không thể tiếp tục tham gia quản lý quyền sở hữu cũng không giám sát hiệu quả hàng bán.
- Giá trị doanh thu có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.
- Doanh nghiệp có khả năng là sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dich.
- Chi phí giao dịch có thể được tính toán một cách đáng tin cậy.
3.4 Tính không chắc chắn về khả năng thu về khoản tiền đã được tính trong doanh thu sẽ được hạch toán như một khoản chi phí chứ không phải là một khoản điều chỉnh doanh thu.
3.5 Doanh thu không thể được ghi nhận khi chi phí không được tính toán một cách đáng tin cậy, thì doanh thu được ghi nhận theo giai đoạn hoàn thành giao dịch vào ngày lập bảng tổng kết tài sản. Kết quả có thể được ước tính khi:
- Giá trị doanh thu có thể tính toán được một cách đáng tin cậy.
- Có khả năng là doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch.
- Giai đoạn hoàn thành có thể tính được một cách đáng tin cậy.
- Chi phí phát sinh và chi phí để hoàn tất giao dịch có thể được tính toán một cách tin cậy.
3.7 Khi kết quả giao dịch liên quan đến việc cung cấp dịch vụ không thể ước tính được một cách đáng tin cậy, thì doanh thu cần được ghi nhận chỉ ở mức độ chi phí có thể thu hồi.
3.8 Giai đoạn hoàn thành của một giao dịch có thể được xác định theo nhiều phương pháp tương tự như phương pháp quy định trong IAS 11( ví dụ tỷ lệ phát sinh so với tổng chi phí ước tính; xem đoạn 8.3.6).
3.9 Doanh thu từ việc các đơn vị khác sử dụng tài sản của doanh nghiệp mang lại lãi, tiền bản quyền và cổ tức được ghi nhận như sau:
- Lãi: Phương pháp tỷ lệ thời gian ( khoản gốc chưa thanh toán, % , thời gian).
- Tiền bản quyền: Phương pháp tích lũy( nội dung của các thoả thuận liên quan).
- Cổ tức: Khi quyền nhận thanh toán được xác lập.
4. Công bố:
Chế độ kế toán
- Cơ sở tính doanh thu được sử dụng.
- Phương pháp ghi nhận doanh thu được sử dụng.
- Phương pháp giai đoạn hoàn thành dịch vụ.
Báo cáo thu nhập và thuyết minh
Giá trị của các khoản thu nhập và thuyết minh
Bán hàng.
Cung cấp dịch vụ.
Lãi.
Tiền bản quyền.
Cổ tức.
- Giá trị doanh thu được ghi nhận từ việc trao đổi hàng hoá và dịch vụ.