3. Hoạch toán kế toán:
IAS 24: CÔNG BỐ VỀ CÁC BÊN LIÊN QUAN
1. Vấn đề đặt ra:
Quan hệ với các bên liên quan có thể có ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị báo cáo. Mục đích của IAS này là xác định các mối quan hệ và các giao dịch với các bên liên quan để củng cố việc công bố thông tin về các mối quan hệ đó.
2. Phạm vi áp dụng:
IAS này cần được áp dụng cho quan hệ giao dịch với các bên liên quan. Các yêu cầu của chuẩn mực áp dụng cho các báo cáo tài chính của từng bên liên quan thực hiện báo cáo.
3. Hạch toán kế toán:
3.1. Các bên được cho là có liên quan khi một bên có khả năng kiểm soát (hoặc cùng kiểm soát) bên còn lại hoặc có ảnh hưởng quan trọng đối với bên còn lại trong việc ra các quyết định tài chính và hoạt động. Các mối quan hệ với các bên liên quan bao gồm:
- Các đơn vị trực tiếp kiểm soát, hoặc chịu sự kiểm soạt hoặc cùng chịu sự kiểm soát chung với các đơn vị báo cáo (ví dụ một tập đoàn các công ty),
- Các đơn vị liên kết.
- Các đơn vị cùng chịu sự kiểm soát.
- Các cá nhân bao gồm các thành viên trong gia đình, sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp quyền biểu quyết trong đơn vị báo cáo và quyền này đem lại cho các cá nhân này ảnh hưởng quan trọng.
- Cán bộ quản lý chủ chốt (gồm có các giám đốc, những cán bộ cao cấp và các thành viên trong gia đình) chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo và quản lý các hoạt động.
- Các đơn vị có quyền biểu quyết quan trọng được giữ trực tiếp hoặc gián tiếp bởi các các nhân (cán bộ chủ chốt vá các thành viên trong gia đình họ) hoặc các đơn vị nhờ đó những người này có thể gây ảnh hưởng quan trọng.
3.2. Giao dịch với bên liên quan bao gồm việc chuyển giao các nguồn hoặc nghĩa vụ giữa các bên liên quan, không kể có giá cả hay không; nó bao gồm cả các giao dịch được thực hiện độc lập.
Dưới đây là ví dụ về các giao dịch này:
Mua hoặc bán hàng hoá.
Cung cấp hoặc nhận cung cấp dịch vụ.
Các hợp đồng đại lý.
Hợp đồng cho thuê.
Chuyển giao nghiên cứu và phát triển.
Hợp đồng chuyển giao cấp phép.
Giao dịch tài chính gồm các khoản cho vay và góp vốn cổ đông.
Đảm bảo và thế chấp.
Các hợp đồng quản lý.
3.3. Các mối quan hệ với bên liên quan là một đặc điểm thông thường trong thương mại.
Nhiều đơn vị thực hiện những phần hoạt động độc lập của mình thông qua các công ty con, đơn vị liên kết, liên doanh,v.v… Các bên này đôi khi tham gia các giao dịch thông quan các điều khoản và giá cả kinh doanh không mang tính tiêu biểu.
3.4. Các bên liên quan có mực độ linh hoạt trong quá trình lập giá không được thể hiện trong các giao dịch giữa các bên liên quan, ví dụ:
Phương pháp giá so sánh thả nổi.
Phương pháp giá bán lại.
Phương pháp giá bán cộng thêm phần trăm chi phí.
4. Công bố:
4.1. Dưới đây là những nội dung cần được công bố trong các thuyết minh báo cáo tài chính:
- Xác định mối quan hệ với bên liên quan khi có sự kiểm soát, bất kể có các giao dịch giữa các bên hay không.
+ Bản chất của mối quan hệ với bên liên quan.
+ Loại giao dịch.
- Các yếu tố trong giao dịch là:
+ Khối lượng (có thể là số lượng cụ thể hoặc một tỷ lệ thích hợp).
+ Giá trị hoặc tỷ lệ thích hợp của những khoản chưa được thanh toán.
+ Chính sách giá cả.
4.2. Yêu cầu không công bố giao dịch trong:
Báo cáo tài chính tổng hợp đối với các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
Báo cáo tài chính của công ty mẹ kèm với báo cáo tài tính tổng hợp.
Báo cáo tài chính của một chi nhánh được sở hữu toàn bộ nếu công ty mẹ ở trong cùng một nước và lập báo cáo tập đoàn.
Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát có giao dịch với các doanh nghiệp tương tự.