Tạo động lực bằng công cụ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại trung tâm kinh doanh VNPT quảng trị (Trang 27 - 30)

1.3.2.1 Tạo động lực làm việc thông qua hệ thống tiền lương:

Việc xây dựng một cơ chế trả lương đúng đắn có tác dụng rấ quan trọng trong việc tạo động lực làm việc là để nang cao năng suất lao động, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Tiền lương là động lực chủ yếu kích thích người lao động hang hái làm việc, tăng năng suất lao động. Tiền lương một mặt nó tạo ra sự thỏa mãn trong công việc, một mặt nó tạo ra sự bất mãn nhừng trệ sản xuất nếu tiền lương không phản ảnh đúng giá trị đóng góp của mỗi cá nhân người lao động. Trong cơ chế thị trường, tiền lương chính là giá trị sức lao động. Người lao động bán sức lao động của mình và nhận được từ người sử dụng lao động đó là tiền lương, tiền công. Tiền lương là một phần thu nhập mà người sử dụng lao động trả cho người lao động khi hoàn thành một công việc nhất định.

Tiền lương cao sẽ thu hút và hấp dẫn người lao động về với doanh nghiệp, bởi tiền lương là khoản thu nhập chính của người lao động để có thể chi trả và nâng cao mức sống của anh ta và gia đình anh ta. Ngoài ra tiền lương còn biểu hiện giá trị, uy tín, địa vị của người lao động, do đó tiền lương có tác dụng khuyến khích người lao động hăng hái làm việc và ngược lại nếu tiền lương không thỏa đáng nó

sẽ kìm hãm sự say mê của NLĐ đối với công việc. Tiền lương luôn là mục tiêu lao động hàng đầu của đa số NLĐ.

Do vậy mỗi công ty phải xây dựng cho mình một hệ thống trả lương sao cho hợp lý và khoa học, tiền lương phải có chức năng kích thích tức là tạo động lực trong lao động. Trong hoạt động kinh tế thì lợi ích kinh tế là động lực cơ bản nó biểu hiện dưới nhiều dạng, tuy Nhiên lợi ích cá nhân người lao động là động lực trực tiếp và tiền lương tạo ra động lực trực tiếp đó. Do đó khi người lao động làm việc đạt hiệu quả cao thì họ xứng đáng được nhận tiền lương cao.

Hiện nay các doanh nghiệp sử dụng tiền lương như một đòn bẩy kinh tế để thúc đẩy người lao động làm việc tốt.

Để tiền lương thực sự phát huy được vai trò của nó, khi xây dựng chế độ trả lương phải chú ý đến các nguyên tắc sau:

Tạo sự công bằng bên trong doanh nghiệp: Đảm bảo trả lương phải được dựa trên kết quả lao động của người lao động và công bằng giữa người lao động với nhau. Sự công bằng sẽ khuyến khích người lao động hăng hái làm việc và đảm bảo trả lương tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh.

Tạo sự công bằng bên ngoài: Đảm bảo sụ công bằng so với thị trường lao động.

Tiền lương phải đảm bảo được cuộc sống tối thiêu của người lao động.

Năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân: Đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đảm bảo mối quan hệ hợp lý giữa các ngành nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Người lao động phải có sự hiểu biết, quan tâm về quy chế lương, biết cách tính lương của mình..

1.3.2.2. Tạo động lực cho người lao động qua tiền thưởng:

Bên cạnh hình thức khuyến khích bằng tiền lương thì tiền thưởng cũng có tác kích thích lao động to lớn. Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương. Cùng với tiền lương, tiền thưởng góp phần thỏa mãn nhu cầu vật chất cho người lao động và trong chừng mực nhất định, được người sử dụng lao động sử dụng như biện pháp khuyến khích vật chất có hiệu quả đối với người lao động, nhằm tác động đến động cơ, thái độ, năng suất và hiệu quả làm việc của người lao

động.

Tiền thưởng ngoài tác dụng bổ sung thu nhập cho người lao động nó còn là phương tiện để đánh giá thành tích của người lao động, tinh thần trách nhiệm đối với công việc và doanh nghiệp. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích NLĐ quan tâm đến kết qua r sản xuất, đảm bảo yêu cầu về chất lượng, thời gian hoàn thành công việc.

Để tạo động lực thông qua tiền thưởng thì thưởng phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

+ Thưởng phải dựa trên cơ sở thành tích đạt được của mỗi cá nhân. Thưởng phải công bằng, hợp lý, khi đó người lao động sẽ thấy được kết quả mà mình nỗ lực đạt được thật sự xứng đáng và họ có thể tự hào về điều đó, tạo cho người lao động phấn khởi, thỏa mãn với công việc.

+ Tiền thưởng phải tạo nên một cảm giác có ý nghĩa về mặt tài chính, với mức thưởng nhận được người lao động có thể thực hiện được một việc gì đó có ý nghĩa trong cuộc sống hàng ngày.

+ Tiền thưởng phải dựa trên những căn cứ nhất định, yêu cầu này đòi hỏi phải có những tiêu chuẩn thưởng nhất định.

Thời gian giữa điểm diễn ra hành vi được thưởng và thời điểm thưởng không nên quá dài.

Mỗi doanh nghiệp căn cứ vào điều kiện, đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình mà lựa chọn hình thức trả lương phù hợp, quan triệt được đầy đủ nhất nguyên tắc phân phối theo lao động và thực sự làm cho tiền thưởng thành đòn bẩy kinh tế thúc đẩy tạo động lực làm việc cho NLĐ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

1.3.2.3. Tạo động lực cho người lao động qua chính sách phúc lợi và dịch vụ:

Phúc lợi là một phần thù lao được trả một cách gián tiếp cho người lao động dưới dạng các hỗ trợ cuộc sống. Đây là khoản ngoài tiền công, tiền lương và các khuyến khích tài chính. Phúc lợi và dịch vụ cho người lao động được chia làm 2 loại đó là phúc lợi theo pháp luật quy định (bao gồm bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế), các phúc lợi và dịch vụ tự nguyện do công ty tự thành lập, tổ chức, tùy vào khả năng tài chính của công ty (như phúc lợi bảo hiểm, phúc lợi thời gian, dịch vụ ăn, ở đi lại…) một phần nhằm kích thích động viên người lao động gắn bó với doanh

nghiệp, một phần là để thu hút lao động giỏi.

* Phúc lợi bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm về nhu cầu vật chất cho người lao động khi ốm đau, mang thai, tai nạn lao động, về hưu hoặc khi chết để góp phần ổn định cuộc sống của NLĐ và gia đình họ.

Việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế sẽ kích thích NLĐ hăng say làm việc, bởi họ cảm thấy yên tâm, cuộc sống của họ được đảm bảo hơn khi có vấn đề gì đó xảy ra tạo cho NLĐ yên tâm làm việc. Do đó các doanh nghiệp không nên trốn tránh việc đóng bảo hiểm xã hội, y tế cho NLĐ.

Các chế độ bảo hiểm xã hội bao gồm: - Chế độ trợ cấp ốm đau.

- Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. - Chê độ về hưu.

- Chế độ thai sản. - Chế độ trợ cấp tử tuất.

* Các loại phúc lợi và dịch vụ tự nguyện

Bên cạnh phúc lợi bắt buộc do Nhà nước quy định, các doanh nghiệp thường áp dụng các loại phúc lợi và dịch vụ tự nguyện tùy theo khả năng tài chính của doanh nghiệp nhằm khuyến khích NLĐ làm việc, yên tâm công tác và gắn bó với doanh nghiệp. Các loại phúc lợi và dịch vụ này nhằm hỗ trợ phần nào những khó khăn trong cuộc sống của người lao động khi tham gia lao động, tạo ra sự thỏa mãn trong công việc, kích thích người lao động làm việc và tăng năng suất lao động.

Qua các chương trình phúc lợi có thể thấy đây cũng là một công cụ tạo động lcujw có hiệu quả, tác động đến NLĐ trong tổ chức. Các cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tốt các chương trình phúc lợi sẽ thể hiện sự quan tâm tới người lao động, góp phần tạo động lực cho NLĐ, khuyến khích họ yên tâm làm việc và làm việc có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc cho người lao động tại trung tâm kinh doanh VNPT quảng trị (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)