Các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam về sử dụng dụng cụ phân phố

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD sau can thiệp giáo dục sức khoẻ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2021 (Trang 27 - 30)

thuốc cho người bệnh COPD

1.6.1. Trên thế giới:

Chaicharn Pothirat và cộng sự (2015) đã tiến hành một nghiên cứu cắt ngang từ tháng 3/2013 đến tháng 2/2014 tại phòng khám ngoại trú lồng ngực thuộc Bệnh viện Đại học Chiang Mai ở Thái Lan. Người bệnh đến khám tại phòng khám và được đánh giá kỹ thuật hít bởi một điều dưỡng chuyên khoa hô hấp trước khi gặp bác sỹ. Người bệnh thao tác trên mô hình giả được kết hợp với lời nói tương ứng với từng bước thực hiện, y tá sẽ đánh giá kỹ thuật hít của người bệnh dựa trên một bảng kiểm (xây dựng dựa trên các nghiên cứu trước đó và khuyến nghị từ các nhà cung cấp). Sau đó, người bệnh được hướng dẫn thực hiện đúng kỹ thuật theo hình thức đào tạo mặt-đối-mặt (face-to-face) và được đánh giá lại kỹ thuật sau một tháng. Kết quả: có 200 quan sát kỹ thuật hít đã được thực hiện trên 103 người bệnh COPD, trong đó 74,8% người bệnh thực hiện ít nhất một bước không chính xác cho tất cả các thiết bị. MDI là dụng cụ có tỷ lệ bệnh nhân mắc sai sót cao nhất (77,3%) với các bước thường mắc lỗi là “thở ra hết sức” và “lắc hộp thuốc” [24].

Theo nghiên cứu của Francisca Leiva- Fernandez (2012) nghiên cứu can thiệp trên 945 người bệnh chẩn đoán COPD cho biết 75% người bệnh COPD thực hiện sai kỹ thuật sử dụng thuốc hít. Sau can thiệp còn 17% thực hiện sai kỹ thuật hít [26].

Piyush Arora và cộng sự (2014) đã thực hiện một nghiên cứu quan sát tại phòng khám hô hấp ở Ấn Độ nhằm đánh giá kỹ thuật sử dụng các thuốc dạng hít của người bệnh COPD/hen suyễn điều trị ngoại trú tại phòng khám. Kỹ thuật hít của người bệnh được ghi lại bởi một điều tra viên độc lập (đã được đào tạo về cách sử dụng các dụng cụ hít) theo phương pháp quan sát. Ngoài ra, người bệnh cũng được phỏng vấn để thu thập các thông tin về tên, tuổi, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng kinh tế, hôn nhân, thói quen nghề nghiệp, tình trạng hút thuốc, loại thiết bị đang sử dụng, tần suất sử dụng và tần suất được hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ hít. Kết quả: trong số 300 người bệnh, có tới 82,3% người bệnh mắc một hoặc nhiều lỗi đối với tất cả dụng cụ; người bệnh dùng MDI có tỷ lệ mắc lỗi cao nhất (94,3%), tiếp theo là DPI (82,3%), MDI kèm buồng đệm (78%) và ít nhất là máy phun khí dung (70%). Những lỗi thường

gặp ở người bệnh dùng MDI bao gồm “không nín thở” (45,7%), “không thở ra hết sức” (40%) và “không lắc hộp thuốc” (37,1%). Lỗi thường gặp ở người bệnh dùng DPI là “không hít đủ nhanh” (52,3%) và “không hít đủ sâu” (36,9%). Nghiên cứu đã tìm ra một số yếu tố liên quan đến kỹ thuật sử dụng dụng cụ hít của người bệnh: người bệnh với trình độ học vấn cao hơn có tỷ lệ mắc lỗi thấp hơn, người bệnh sống ở tầng lớp kinh tế-xã hội thấp hơn có tỷ lệ mắc lỗi cao hơn, tỷ lệ mắc lỗi cao hơn ở nhóm tuổi 51-60 so với nhóm tuổi 15-20 và người bệnh được hướng dẫn sử dụng thuốc bởi nhân viên y tế có tỷ lệ mắc lỗi thấp hơn so với tự học. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam - nữ và giữa người bệnh COPD với người bệnh hen [37].

Joshua Batterink và cộng sự (2012) đã thực hiện nghiên cứu tại bệnh viện Vancouver General Hospital, một bệnh viện ở British Columbia, từ tháng 10 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011. Những người bệnh nhập viện với chẩn đoán COPD, đã sử dụng các thuốc dạng hít ít nhất một tháng trước khi nhập viện được tham gia nghiên cứu. Bảng kiểm được xây dựng dựa trên các dạng thuốc hít có sẵn ở Canada: MDI, MDI có kèm buồng đệm, Turbuhaler, Diskus và Handihaler. Với mỗi dụng cụ, bảng kiểm gồm từ 7-9 bước, được xây dựng dựa trên những công bố trước đó và các khuyến nghị từ nhà sản xuất. Dựa trên các bằng chứng nghiên cứu trước đó, một số bước được xác định là bước quan trọng, nếu thao tác sai ở bước này sẽ có rất ít hoặc không có thuốc vào được phổi. Người bệnh được yêu cầu thao tác trên mô hình và kỹ thuật hít được ghi nhận, đánh giá dựa trên bảng kiểm đã được xây dựng. Kết quả: 37 người bệnh (tuổi trung bình là 78) đủ điều kiện tham gia vào nghiên cứu. Trong đó, 59% người bệnh đã mắc ít nhất một lỗi nghiêm trọng và 26% người bệnh mắc sai sót trong tất cả các bước khi thực hiện kỹ thuật hít [34].

Kết quả nghiên cứu của Aluko và cộng sự (2016) sử dụng phương pháp cắt ngang mô tả với kỹ thuật lấy mẫu phân tầng trên 290 điều dưỡng, cho thấy 96,2% những người được hỏi tin rằng họ có nguy cơ gặp rủi ro nghề nghiệp trong khi khoảng hai phần ba nhận thấy rủi ro là cao. Trong đó nhận thức của họ về nhóm các yếu tố tác hại sinh học chiếm 72,4% [30].

Nhiều nghiên cứu đã công bố trong những năm gần đây nhìn chung đều cho thấy sự hạn chế về kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều của người bệnh với các mức độ khác nhau.

Trong nghiên cứu của Đinh Thị Thu Huyền (2020), kết quả cho thấy trước can thiệp giáo dục, tỷ lệ người bệnh đạt kiến thức về sử dụng bình hít thấp (45%) và tỷ lệ người bệnh đạt thực hành sử dụng bình xịt định liều thậm chí rất thấp (13,3%). Sau can thiệp, các tỷ lệ này đã tăng lên đạt lần lượt là 86,6% và 63,3% [9]. Một nghiên cứu khác của tác giả Vũ Thị Én (2020), cũng cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức về bình hít ở mức độ đạt là 45% và không đạt là 55%.

Nghiên cứu của Vũ Thị Mai Lan (2019), trong 65 người bệnh nghiên cứu thì có tới 58 người bệnh (89,2%) được kê thuốc dạng bình xịt định liều MDI. Kết quả đánh giá sử dụng thuốc dạng MDI cho thấy chỉ có 8,62% người bệnh không sai bước nào; có tới 27,59% người bệnh sai 1 bước; 17,24% người bệnh sai 2 bước và 10,34% người bệnh sai 3 bước. Số người bệnh sai sót các bước quan trọng trong sử dụng MDI cụ thể là sai 2 bước chiếm tỷ lệ cao nhất (25,86%); tiếp đến là sai một bước (24,14%), số người bệnh được đánh giá là có kỹ thuật tối ưu chỉ chiếm 10,35%, trong đó kỹ thuật kém chiếm tỷ lệ khá cao với 81,03%, có 38% người bệnh không biết kiểm tra liều còn lại, có 31% số người bệnh không súc miệng sau khi hít [11].

Nghiên cứu của Nguyễn Tiến Hiệp (2019) người bệnh dùng thuốc xịt định liều (89,3%), dạng bình hít Spiriva (85,7%), một số người bệnh thường dùng dạng hít Accuhaler (17,8%) và dạng ống hít Tubuhaler (26,8%). Các đối tượng nghiên cứu chỉ nhắc được 4 bước là hít qua đường miệng (94,6%), mở nắp (91,1%), ngậm kín miệng ống (60,8%) và súc miệng (80,4%). Bước lắc bình (trước khi xịt) chỉ có 30,4% người bệnh nhắc đến, đặc biệt bước thở ra hết cỡ và nín thở (sau xịt) chỉ có 1,8% người bệnh nhắc đến [7].

Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thọ (2018), nghiên cứu thực trạng và hiệu quả can thiệp truyền thông giáo dục sức khỏe đối với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại xã Kiến Thiết và Kiền Bái, Thành phố Hải Phòng năm 2014 – 2016. Trước can thiệp không người bệnh nào thực hành tốt về COPD và hầu hết người bệnh không biết các

biện pháp thực hành. Sau can thiệp thì hiệu quả đã tăng lên rõ rệt, tỷ lệ người bệnh thực hành tốt tăng lên 61,9% dùng bình xịt định liều đúng từ 10,1% lên 74,8%; accuhaler từ 0,7% lên 46,0%; turbuhaler từ 0% lên 48,9%. Việc sử dụng đúng dụng cụ accuhaler và turbuhaler chưa tốt, hơn 50% người bệnh thực hành sai ít nhất 1 lỗi, điều này có thể do 2 dụng cụ khó sử dụng hơn, hoặc đó là những dụng cụ ít phổ biến ở cộng đồng [14].

Nghiên cứu của Trần Thu Hiền (2017) Thay đổi kiến thức tuân thủ điều trị của người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh nam định có 3,3% người bệnh có câu trả lời đúng khi hỏi về mục đích tuân thủ sử dụng thuốc hay có 11,1% người bệnh có câu trả lời đúng thời điểm sử dụng bình xịt định liều trước can thiệp giáo dục. Tại thời điểm ngay sau can thiệp, có 3,3% người bệnh có câu trả lời đúng khi hỏi về mục đích tuân thủ sử dụng thuốc hay có 11,1% người bệnh có câu trả lời đúng thời điểm sử dụng bình xịt định liều tại thời điểm T1 lên mức 63,3% và 57,8% tại thời điểm T2 và thời điểm T3 là 46,7% và 40% [6].

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hoài (2017) Thực trạng kiến thức và thực hành chăm sóc ở người bệnh bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Thái Nguyên: Mô tả cắt ngang trên 98 người bệnh COPD điều trị tại khoa Nội hô hấp – Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên. Mô tả về kiến thức về bệnh và thực hành sử dụng bình xịt định liều của người bệnh. Trong đó kỹ năng thực hành bình xịt định liều: Bước: “Ngậm kín miệng bình thuốc và xịt” và bước 5: “Nín thở” lần lượt với tỷ lệ thực hiện đúng thấp là 38,8% và 35,7% [10].

Như vậy, có thể thấy trong nước và thế giới có nhiều nghiên cứu về kiến thức thực hành sử dụng bình xịt định liều cho người bệnh. Tuy nhiên, rất ít nghiên cứu về can thiệp giáo dục sức khoẻ nâng có kiến thức, thành hành sử dụng bình xịt cho người bệnh COPD. Vì vậy, nhóm nghiên cứu tiến hành nghiên cứu này với mong muốn nhằm đánh giá hiệu quả tư vấn giáo dục sức khoẻ đồng thời cải thiện kiến thức, thực hành sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD.

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD sau can thiệp giáo dục sức khoẻ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2021 (Trang 27 - 30)