Công cụ thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD sau can thiệp giáo dục sức khoẻ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2021 (Trang 38)

2.8.1. Công cụ thu thập số liệu

Công cụ thu thập số liệu trước và sau khi tiến hành can thiệp là phiếu điều tra được soạn sẵn. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ kiến thức sử dụng bình hít định liều của tác giả Đinh Thị Thu Huyền (2020), bộ công cụ được tác giả xây dựng dựa trên tài liệu "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", ban hành kèm theo Quyết định 4562/QĐ-BYT ngày 19/07/2018 (bản cập nhật 2018) [2]. Bộ

công cụ đã được kiểm định độ đặc hiệu và độ tin cậy, kết quả độ tin cậy của bộ công cụ α = 0,78 [9].

Bộ công cụ bao gồm: 4 phần

*Phần A: Thông tin nhân khẩu học: Tuổi, giới tính, nơi ở, trình độ học vấn, nghề nghiệp

*Phần B: Thông tin về bệnh: Thời gian mắc bệnh, hướng dẫn sử dụng bình xịt định liều, các bệnh mắc kèm theo.

Đánh giá mức độ khó thở của người bệnh theo thang điểm mMRC: gồm 5 mức độ, tính điểm từ 0 đến 4 và chia ra 2 mức độ: mMRC<2 là ít triệu chứng, mMRC ≥ 2 là nhiều triệu chứng[27].

Đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh lên tình trạng sức khỏe người bệnh theo thang điểm CAT: gồm 8 câu hỏi, mỗi câu gồm 5 mức độ, mỗi mức độ được tính điểm từ 1 đến 5. Tổng 44 điểm CAT < 10 là ít ảnh hưởng và từ 10 trở lên là ảnh hưởng nhiều [27].

*Phần C: Kiến thức sử dụng bình xịt định liều MDI: Dựa trên bộ công cụ đánh giá kiến thức của tác giả Đinh Thị Thu Huyền đã được kiểm định và áp dụng. Bộ câu hỏi gồm có 8 câu. Từ C1 – C8 [9].

*Phần D: Thực hành sử dụng Bình xịt định liều: Sử dụng bảng kiểm 9 bước có hình ảnh minh hoạ về sử dụng bình xịt định liều (MDI) trong Tài liệu "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", ban hành kèm theo Quyết định 4562/QĐ-BYT ngày 19/07/2018 (bản cập nhật 2018). Các bước từ D1 – D9 [2]. 2.8.2. Tiêu chuẩn đánh giá

*Kiến thức sử dụng bình xịt định liều: Đánh giá kiến thức sử dụng bình xịt định liều của người bệnh sử dụng bình xịt định liều 08 câu hỏi từ C1 đến C8. Mỗi câu trả lời chỉ lựa chọn 1 đáp án phù hợp nhất. Dựa vào câu trả lời của NB để đánh giá kiến thức của họ. Mỗi lựa chọn trả lời đúng của NB được 1 điểm, trả lời sai được 0 điểm. Tổng điểm trong phần này giao động từ 0 - 8 điểm. Cách đánh giá: Tính điểm trung bình, điểm trung bình càng cao thì kiến thức của người bệnh càng cao. Dựa vào cách phân loại kiến thức thường dùng trong giáo dục với ngưỡng điểm từ 5 trở lên

trên thang điểm 10 được coi là đạt, tương đương với 50% trên 100% số điểm. Cụ thể, trong nghiên cứu này tổng điểm kiến thức là 8 điểm, do vậy kiến thức của người bệnh được phân mức độ:

Đạt: Khi ĐTB được ≥ 4 điểm; Không đạt: Khi ĐTB được < 4 điểm. *Thực hành sử dụng bình xịt định liều:

Sử dụng bảng kiểm 9 bước có hình ảnh minh hoạ về sử dụng bình xịt định liều (MDI) trong Tài liệu "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính", ban hành kèm theo Quyết định 4562/QĐ-BYT ngày 19/07/2018 (bản cập nhật 2018). Các bước từ D1 – D9. Mỗi bước người bệnh thực hiện đúng 1 điểm, thực hiện sai hoặc không thực hiện 0 điểm, tổng điểm tối đa 9 điểm. Cách đánh giá: Tính điểm trung bình. Điểm càng cao người bệnh thực hành càng tốt, phân loại thực hành 2 mức độ [9]:

Đạt: Khi người bệnh thực hành đúng và đủ các bước.

Không đạt: Khi người bệnh thực hành sai hoặc không thực hiện ít nhất 1 bước 2.9. Phương pháp quản lý, xử lý và phân tích số liệu

Sử dụng phần mềm SPSS 20.0

Đánh giá thay đổi kiến thức và thực hành sau can thiệp so với trước can thiệp dựa trên so sánh sự khác biệt về Điểm trung bình (X  SD) kiến thức và thực hành, tỷ lệ % người bệnh theo phân loại mức độ kiến thức và thực hành, tỷ lệ % người bệnh có kiến thức đạt và thực hành đạt theo từng nội dung.

Sử dụng kiểm định thống kê t-test để so sánh 2 giá trị trung bình. 2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số

* Các sai số có thể gặp

Người bệnh có thể hiểu không đúng câu hỏi dẫn đến câu trả lời không phản ánh đúng thực chất kiến thức của họ. Sai số do quá trình nhập số liệu, xử lý số liệu vào phần mềm trên máy tính.

Tất cả người bệnh đều được giải thích rõ về mục đích, ý nghĩa của nghiên cứu để người bệnh hợp tác. Các câu hỏi được thiết kế đơn giản, rõ nghĩa, dễ hiểu và có thể trả lời. Thống nhất nội dung và cách thức thực hiện trong nhóm nghiên cứu. Đảm bảo thời gian để người bệnh có thể hiểu các nội dung GDSK và có thể trả lời các câu hỏi.

Giám sát quá trình thu thập và nhập số liệu đảm bảo đầy đủ và thống nhất. 2.11. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu được thông qua bởi Hội đồng khoa học và Hội đồng đạo đức nghiên cứu Y sinh học Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định theo Quyết định số 348/GCN – HĐĐĐ của Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định ban hành vào ngày 01/03/2021 và được sự đồng ý của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa tỉnh Nghệ An trước khi tiến hành nghiên cứu.

Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mục đích, nội dung của nghiên cứu tự nguyện đồng ý tham gia và hợp tác trong quá trình nghiên cứu. Các đối tượng có quyền từ chối tham gia nghiên cứu hoặc có thể chấm dứt nghiên cứu trong bất cứ giai đoạn nào của nghiên cứu.

Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu. Tất cả các thông tin chỉ có người nghiên cứu mới được phép tiếp cận.

Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích học tập và nghiên cứu khoa học, không dùng vào mục đích nào khác.

Những người bệnh không tham gia đầy đủ các hoạt động của nghiên cứu mặc dù không đưa vào phân tích kết quả những vẫn được nhóm nghiên cứu hướng dẫn đầy đủ cách sử dụng bình xịt định liều.

Tại các thời điểm đánh giá sau can thiệp, những kết quả kiến thức chưa đúng và thực hành chưa đạt được đưa vào phân tích kết quả, sau đó người bệnh sẽ được hướng dẫn bổ sung cho đúng và đạt nhưng không tính vào kết quả.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Quá trình thực hiện can thiệp giáo dục, đánh giá kiến thức và thực hành sử dụng bình xịt định liều cho 60 người bệnh COPD chúng tôi thu được các kết quả như sau: 3.1. Đặc điểm chung của người bệnh tham gia nghiên cứu

Bảng 3.1. Đặc điểm về nhân khẩu học của người bệnh (n=60)

Đặc điểm Số lượng Tỷ lệ % Tuổi 40 – 49 0 0,0 50- 59 6 10,0 60 – 69 24 40,0 70 – 79 25 41,7 ≥ 80 5 8,3

Tuổi trung bình: 70,1 ± 7,78 Trẻ nhất:54 Già nhất:86

Nơi ở Thành thị 40 66,7 Nông thôn 20 33,3 Nghề nghiệp Cán bộ nghỉ hưu 26 43,3 Kinh doanh 2 3,3 Làm ruộng 16 26,7 Già yếu 16 26,7

Nhận xét: Tuổi trung bình của 60 người bệnh tham gia nghiên cứu là 70,1±7,78 và phần lớn (66,6%) người bệnh sống ở khu vực thành thị. Cán bộ nghỉ hưu chiến tỷ lệ cao nhất 66,7%.

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=60) Nhận xét: Người bệnh nam giới chiếm tỷ lệ 83,3%.

Biểu đồ 3.2. Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=60) Nhận xét: Người bệnh trình độ học vấn THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 40%.

Nam, 83.3% Nữ, 16.7% 16.7% 25% 40% 16.7% 1.7% 0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0% 35.0% 40.0% 45.0% Tiểu học THCS THPT Trung cấp Cao đẳng/ĐH/SĐH

Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh của người bệnh COPD

Nội dung thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Số năm mắc bệnh

< 5 năm 14 23,3

Từ 5 – 10 năm 28 46,7

Trên 10 năm 18 30,0

Trung bình: 8,12 ± 7,78 năm; Thấp nhất: 1 năm; Cao nhất:16 năm Hướng dẫn

cách dùng thuốc của

NVYT

Không hướng dẫn 0 0,0

Hướng dẫn sơ sài 25 41,7

Hướng dẫn kỹ 35 58,3

Bệnh mắc kèm

Không có bệnh mắc kèm 14 23,3

Tăng huyết áp 25 41,7

Đái tháo đường 2 3,3

Suy tim 13 21,7

Tăng huyết áp + Đái tháo đường 6 10,0 Nhận xét: Trung bình thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu 8,12 ± 7,78. Có 41,7% người bệnh trả lời đã được hướng dẫn nhưng còn sơ sài. Có 76,7% người bệnh có kèm các bệnh mạn tính như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, đái tháo đường kết hợp tăng huyết áp.

Bảng 3.3. Đặc điểm triệu chứng hiện tại và mức độ ảnh hưởng bệnh COPD

Nội dung thông tin Số lượng Tỷ lệ %

Triệu chứng bệnh hiện tại

Ít triệu chứng(mMRC < 2 điểm) 50 83,3 Nhiều triệu chứng (mMRC ≥ 2 điểm) 10 16,7 Mức độ ảnh

hưởng của bệnh COPD

Ảnh hưởng rất nặng (40-31 điểm) 7 11,7 Ảnh hưởng nặng (30-21 điểm) 53 88,3 Ảnh hưởng trung bình (20-11 điểm) 0 0,0

Ít ảnh hưởng (≤ 10 điểm) 0 0,0 Nhận xét: Người bệnh hiện tại ít triệu chứng của bệnh 83,3%; Mức độ ảnh hưởng nặng của bệnh COPD 88,3%.

3.2. Thực trạng kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều MDI của người bệnh COPD trước can thiệp người bệnh COPD trước can thiệp

Bảng 3.4. Thực trạng kiến thức về sử dụng bình xịt định liều MDI

Câu Nội dung kiến thức

Trả lời đúng Số

lượng

Tỷ lệ % 1 Mục đích tuân thủ sử dụng bình xịt định liều MDI 33 55,0 2 Thời điểm sử dụng bình xịt định liều MDI 37 61,7 3 Việc làm sau khi sử dụng bình xịt định liều MDI 45 75,0 4 Việc nên làm khi dùng bình xịt định liều MDI mà

khó thở hoặc triệu chứng không giảm 23 38,3 5 Nội dung tuân thủ sử dụng bình xịt định liều MDI 58 96,7 6 Tác dụng phụ hay gặp của bình xịt định liều MDI 38 63,3 7 Nơi bảo quản bình xịt định liều MDI 60 100 8 Vệ sinh sau khi sử dụng bình hít định liều MDI 45 75,0

Nhận xét: Các kiến thức nhận được tỷ lệ người bệnh trả lời đúng rất cao là cách bảo quản bình MDI (100%), nội dung tuân thủ sử dụng bình MDI (96,7%). Ngược lại, số người bệnh biết đúng cách ứng xử khi sử dụng bình xịt mà khó thở hoặc triệu chứng không giảm chiếm tỷ lệ khá thấp (38,3%).

Bảng 3.5. Thực trạng thực hànhsử dụng bình xịt định liều MDI

Bước Nội dung thực hành

Thực hiện đúng Số lượng Tỷ lệ % 1 Mở nắp bình xịt định liều MDI. 60 100 2 Giữ bình bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái, và lắc

trong vòng 5 giây. 54 90,0

3 Thở ra hết sức trước khi ngậm bình. 31 51,7

4

Đặt ống ngậm của bình ở giữa hai môi (và răng), đảm bảo môi trùm kín miệng ống xịt, giữ lưỡi phía dưới để không cản trở hay che miệng ống xịt.

60 100

5 Xịt thuốc đồng thời hít chậm, sâu cho đến khi không

hít vào được nữa. 58 96,7

6 Nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không

chịu được. Sau đó thở ra bằng miệng hoặc mũi. 28 46,7 7 Vệ sinh bình xịt định liều bằng vải khô, mềm. 29 48,3 8 Đóng nắp bình xịt định liều MDI. 60 100

9 Súc miệng sau khi xịt thuốc. 42 70,0

Nhận xét: Bảng 3.5 cho thấy, các bước đơn giản đều được hầu hết người bệnh thực hiện đúng. Trái lại, tỷ lệ người bệnh thực hành đúng các bước khó và quan trọng quyết định hiệu quả của thuốc và đảm bảo an toàn của bình không cao như: Thở ra hết sức trước khi ngậm ống; Nín thở 10 giây trước khi thở ra; và Vệ sinh bình bằng vải khô mềm có tỷ lệ trả lời đúng lần lượt là 51,7%; 46,7%; và 48,3%.

Bảng 3.6. Phân loại kiến thức và thực hành sử dụng bình xịt định liều MDI của người bệnh COPD trước can thiệp

Nội dung Đạt Không đạt

Số NB Tỷ lệ % Số NB Tỷ lệ %

 Kiến thức 11 18,3 49 81,7

 Thực hành 4 6,7 56 93,3

Nhận xét: Bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ người bệnh có kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt MDI ở mức đạt khá thấp, lần lượt là 18,3% và 6,7%.

3.3. Thay đổi kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều MDI của người bệnh COPD sau can thiệp người bệnh COPD sau can thiệp

Bảng 3.7. Kiến thức về sử dụng bình xịt định liều MDI sau can thiệp Câu Nội dung kiến thức

Trả lời đúng T1 T2 T3 SL % SL % SL % 1 Mục đích tuân thủ sử dụng bình xịt định liều MDI 33 55,0 60 100 55 91,7 2 Thời điểm sử dụng bình xịt định liều MDI 37 61,7 58 96,7 52 86,7

3 Việc làm sau khi sử dụng bình xịt

định liều MDI 45 75,0 60 100 59 98,3 4

Việc nên làm khi dùng bình xịt định liều MDI mà khó thở hoặc triệu chứng không giảm

23 38,3 58 96,7 50 83,3

5 Nội dung tuân thủ sử dụng bình xịt

định liều MDI 58 96,7 60 100 60 100 6 Tác dụng phụ hay gặp của bình xịt

định liều MDI 38 63,3 56 93,3 52 86,7 7 Nơi bảo quản bình xịt định liều MDI 60 100 60 100 60 100 8 Vệ sinh sau khi sử dụng bình xịt

định liều MDI 45 75 60 100 60 100

Nhận xét: Hầu hết các nội dung kiến thức về sử dụng bình xịt đều nhận được tỷ lệ người bệnh trả lời đúng cao sau can thiệp. Đặc biệt, các kiến thức có tỷ lệ người bệnh trả lời đúng rất thấp trước can thiệp cũng tăng rõ rệt sau can thiệp.

Bảng 3.8. Thay đổi thực hành sử dụng bình xịt định liều MDI của người bệnh COPD sau can thiệp (n=60)

Bước Nội dung thực hành

Thực hiện đúng

T1 T2 T3

SL % SL % SL %

1 Mở nắp bình xịt định liều 60 100 60 100 60 100 2 Giữ bình bằng ngón tay trỏ và ngón

tay cái, và lắc trong vòng 5 giây. 54 90,0 60 100 56 93,3 3 Thở ra hết sức trước khi ngậm

bình. 31 51,7 51 85,0 48 80,0

4

Đặt ống ngậm của bình ở giữa hai môi (và răng), đảm bảo môi trùm kín miệng ống xịt, giữ lưỡi phía dưới để không cản trở hay che miệng ống xịt.

60 100 60 100 60 100

5 Xịt thuốc đồng thời hít chậm, sâu cho

đến khi không hít vào được nữa. 58 96,7 60 100 60 100

6

Nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được. Sau đó thở ra bằng miệng hoặc mũi.

28 46,7 52 86,7 46 76,7

7 Vệ sinh bình xịt định liều bằng vải

khô, mềm. 29 48,3 60 100 60 100

8 Đóng nắp bình xịt định liều 60 100 60 100 60 100 9 Súc miệng sau khi xịt thuốc. 42 70,0 55 91,7 48 80,0

Nhận xét: Hầu hết thực hành sử dụng bình xịt của người bệnh đều tăng sau can thiệp. Trong đó, sau can thiệp có 100% người bệnh xịt thuốc đồng thời hít chậm, sâu cho đến khí không hít vào được nữa và vệ sinh bình xịt đúng. Tuy nhiên chỉ có 76,6% người bệnh nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được. Sau đó thở ra bằng miệng hoặc mũi sau can thiệp.

Bảng 3.9. Thay đổi phân loại kiến thức, thực hành sử dụng bình xịt của người bệnh COPD sau can thiệp (n=60)

Nội dung ĐẠT T1 T2 T3 Số người bệnh Tỷ lệ % Số người bệnh Tỷ lệ % Số người bệnh Tỷ lệ %  Kiến thức 11 18,3 60 100 60 100  Thực hành 4 6,7 49 81,7 33 55,0

Nhận xét: Sau can thiệp (T2) và 1 tháng sau can thiệp (T3), tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt đều tăng lên đạt 100% so với 18,3% trước can thiệp (T1).

Tỷ lệ người bệnh đạt thực hành sử dụng bình xịt định liều tăng lên rất rõ rệt sau can thiệp (T2) đạt 81,7% so với 6,7% trước can thiệp và còn duy trì ở mức khá cao với 55% sau can thiệp 1 tháng (T3).

Bảng 3.10. Thay đổi điểm trung bình kiến thức, thực hành sử dụng bình xịt

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD sau can thiệp giáo dục sức khoẻ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2021 (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)