Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD sau can thiệp giáo dục sức khoẻ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2021 (Trang 50)

Tuổi: Độ tuổi trung bình của đối tượng nghiên cứu là 70,1 ± 7,78 (54-86). Người bệnh chủ yếu > 60 tuổi, chiếm 90% (bảng 3.1). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Vũ Thị Mai Lan số người bệnh mắc bệnh BPTNMT nằm rải rác ở tất cả các độ tuổi nhưng tập chung chủ yếu ở các người bệnh có độ tuổi cao trên 60 tuổi chiếm trên 89,3% số người bệnh mắc BPTNMT, trong số đó, có 26,2% là người bệnh mắc bệnh ở độ tuổi trên 80 tuổi [11]. Nghiên cứu của Lê Nhật Huy người bệnh BPTNMT có tuổi trung bình là 68,80 ± 10,06, tuổi thấp nhất là 40 và tuổi cao nhất 91. Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng tăng lên theo tuổi, tỷ lệ mắc thấp nhất ở lứa tuổi 40-49 chiếm 4,82%, ở lứa tuổi 50-59 là 11,45%, nhóm tuổi trên 60 tuổi là 35,54% và chiếm tỷ lệ cao nhất ở nhóm trên 70 tuổi với tỷ lệ 48,19% [8]. Nghiên cứu của Trần Thu Hiền có đến 92,2% người bệnh ở độ tuổi từ 60 trở lên [6]. Tuổi là một yếu tố nguy cơ quan trọng của bệnh lý mạn tính nói chung, BPTNMT nói riêng. Nhiều nghiên cứu cho thấy những người lớn tuổi có nguy cơ cao đối với tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do những bệnh có liên quan đến BPTNMT. Đây là độ tuổi, người bệnh tự phục vụ bản thân rất hạn chế, cần được sự giúp đỡ của người thân trong gia đình, không chỉ trong sinh hoạt cá nhân mà đặc biệt là trong sử dụng thuốc hàng ngày của người bệnh [11].

Nơi ở (Bảng 3.1): Người bệnh sống ở thành thị cao hơn so với nông thôn 66,7%; nông thôn 33,3%.

Nghề nghiệp: Người bệnh là cán bộ nghỉ hưu 43,3%; Làm ruộng 26,75; già yếu 26,7% (Bảng 3.1). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trần Thu Hiền người bệnh già yếu 26,7%; hơn 50% người bệnh tham gia nghiên cứu nghỉ hưu hoặc không làm việc và có 28,9% nghề nghiệp làm ruộng tại gia đình. Điều này là phù hợp với độ tuổi đối tượng tham gia nghiên cứu, có độ tuổi khá cao 70,1 ± 7,78 tuổi cộng thêm tình trạng bệnh lý mạn tính nên xu hướng người bệnh không tham gia làm việc hoặc có làm việc chỉ những công việc nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng bệnh tật [6].

Giới tính: Người bệnh nam giới chiếm tỷ lệ 83,3% cao hơn nữ giới 16,7% (Biểu đồ 3.1). Kết quả này tương tự của các nghiên cứu khác. Theo nghiên cứu của Vũ Mai Lan tỷ lệ người bệnh nam chiếm tỷ lệ rất cao 72,3%, nữ chiếm 27,7% [11]. Nghiên cứu của Lê Nhật Huy có 141 nam (chiếm 84,9%), và 25 nữ (15,1%) mắc COPD [8]. Nghiên cứu Trần Thu Hiền tỷ lệ nam giới (77,8%) cao hơn tỷ lệ nữ giới (22,2%). Các nghiên cứu trên thế giới đều chỉ ra rằng, tỷ lệ BPTNMT ở nam giới cao hơn nữ giới, tỷ lệ mắc BPTNMT giữa hai giới có sự khác biệt có thể do bị tác động bởi tiền sử tiếp xúc các yếu tố nguy cơ (đặc biệt là tình trạng hút thuốc) [6]. Hiện nay, COPD được phát hiện nhiều hơn ở nữ giới, mặc dù có sự gia tăng tình trạng hút thuốc lá ở nữ (đặc biệt ở các nước phương Tây), tuy nhiên còn nhiều sự khác biệt về giải phẫu, nội tiết, tính nhạy cảm với tác hại của khói thuốc lá, tiếp xúc nhiều hơn với ô nhiễm khói bếp trong nhà, sự khác biệt về hành vi lối sống và cách tiếp cận với dịch vụ y tế khác nhau giữa nam và nữ dẫn đến có sự chênh lệch về tỷ lệ mắc BPTNMT [21].

Trình độ học vấn: Người bệnh trình độ học vấn THPT chiếm tỷ lệ cao nhất 40%, trong đó vẫn có 16,7% người bệnh có trình độ tiểu học (Biểu đồ 3.2). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu Vũ Thị Mai Lan có 56,91% là trình độ THPT; 26,2% trình độ tiểu học. Thực tế, đối tượng nghiên cứu có nhiều người bệnh được sinh trong thời kỳ chiến tranh 1945-1975, đời sống người dân còn khó khăn dẫn đến hạn chế trình độ học vấn [11].

Số năm mắc bệnh: Trung bình thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu là 8,12 ± 7,78. Trong đó, người bệnh mắc bệnh trong thời gian 5-10 năm 46,7%; trên 10 năm 30%; < 5 năm 23,3% (Bảng 3.2). Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Mai Lan có 15,4% người bệnh mắc bệnh dưới 5 năm; từ 5- 10 năm có 73,8%; trên 10 năm có 10,8% [11]. Nghiên cứu của Trần Thu Hiền có 48,9% người bệnh điều trị từ 1 đến 3 năm, và 28,9% NB điều trị trên 3 năm. BPTNMT là một bệnh mạn tính, không điều trị khỏi nhưng có thể duy trì bệnh ổn định được nhiều năm [6]. Kết quả này chứng tỏ rằng, hiện nay vẫn phát hiện ra nhiều trường hợp người bệnh mắc bệnh BPTNMT đồng thời bệnh BPTNMT đang được điều trị rất tốt và có thể kéo dài đời sống người bệnh trên 10 năm.

Hướng dẫn cách dùng thuốc của NVYT: 100% người bệnh nhận được hướng dẫn đầy đủ của nhân viên y tế (NVYT), trong đó 41,7% người bệnh được NVYT hướng dẫn sơ sài và chỉ 58,3% hướng dẫn đầy đủ (Bảng 3.2). Kết quả cao hơn so với nghiên cứu Vũ Thị Mai Lan phần lớn người bệnh cho rằng đã được hướng dẫn kỹ càng (90,7%), 9,3% người bệnh chỉ được hướng dẫn sơ sài. Việc người bệnh không được hướng dẫn kỹ sử dụng bình xịt rất dễ dẫn đến giảm hiệu quả dự phòng và có thể còn gây hại cho người bệnh. Như vậy, đây cũng là một vấn đề cần thay đổi trong công tác hướng dẫn người bệnh [11].

Mắc bệnh kèm theo (Bảng 3.2): 23,3% người bệnh không mắc bệnh kèm theo và 76,7% mắc các bệnh kèm theo, trong đó đáng chú ý người bệnh mắc kèm bệnh tăng huyết áp hoặc/và bệnh suy tim chiếm tỷ lệ cao nhất. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Vũ Thị Mai Lan tỷ lệ bệnh mắc kèm tuy không cao nhưng tập trung chủ yếu ở một số bệnh tim mạch, đái tháo đường [11]. Nghiên cứu của Trần Thu Hiền chỉ ra rằng đặc điểm các bệnh khác đồng mắc BPTNMT gồm nhóm bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao đến 42,2%, ngoài ra các nhóm bệnh lý khác đồng 48 mắc cũng chiếm tới 22,2% [6]. Vì đối tượng nghiên cứu có độ tuổi >60 tuổi chiếm đến hơn 90% đối tượng nghiên cứu nên các đối tượng này cũng xuất hiện nhiều bệnh lý kèm theo [6].

Đặc điểm triệu chứng hiện tại (Bảng 3.3): 83,3% NB ít triệu chứng và 16,7% NB nhiều triệu chứng. Mức độ ảnh hưởng của bệnh BPTNMT (Bảng 3.3): 11,7% người bệnh bị ảnh hưởng rất nặng; 88,3% ảnh hưởng nặng và 0% ít ảnh hưởng và ảnh hưởng mức trung bình. Nghiên cứu của Nguyễn Đức Thọ, kết quả nghiên cứu về phân chia giai đoạn BPTNMT theo GOLD -2017, tỷ lệ người bệnh ở giai đoạn GOLD A (ít triệu chứng, nguy cơ thấp) chiếm 12,9%; GOLD B (nhiều triệu chứng, nguy cơ thấp) chiếm tỷ lệ 37,1%; GOLD C (ít triệu chứng, nguy cơ cao) chiếm 21% và 29% người bệnh ở giai đoạn GOLD D (nhiều triệu chứng, nguy cơ cao)[14]. Triệu chứng lâm sàng của COPD là ho và khạc đờm mạn tính, những triệu chứng này có thể thay đổi hàng ngày và có thể xuất hiện trước sự tắc nghẽn của đường dẫn khí [31]. Ở giai đoạn muộn thường xuất hiện các triệu chứng khó thở, tức nặng ngực. Mức độ khó

thở của nhóm người bệnh BPTNMT được phân loại theo thang điểm mMRC tương ứng mức điểm từ 0 đến 4 điểm, đây là một tiêu chuẩn tương đối dễ dánh giá triệu chứng khó thở tại cộng đồng khi so sánh với sử dụng thang điểm CAT, mặt khác thang điểm mMRC có ý nghĩa hơn trong việc thăm khám tại phòng khám cấp cứu hoặc người bệnh nội trú [25]. Từ thang điểm mMRC và tiền sử đợt cấp, tiền sử nhập viện tác giả phân loại COPD theo nhóm, kết quả nhóm A chiếm tỷ lệ 54,22%, nhóm B 37,35% 114 nhóm C và D chiếm tỷ lệ thấp dưới 5%. Kết quả phản ánh mức độ bệnh tại cộng đồng chủ yếu ở nhóm ít triệu chứng [39]. Có sự khác biệt này có thể là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là người bệnh đã được chẩn đoán bệnh BPTNMT và đang theo dõi điều trị ngoại trú tại bệnh viện, còn trong nghiên cứu của Nguyễn Đức Thọ và Van Schayck làm nghiên cứu ở cộng đồng, trên những người bệnh được phát hiện nhờ khám tại thời điểm nghiên cứu và chưa được điều trị bệnh BPTNMT.

Qua kết quả này cho thấy, bệnh BPTNMT ảnh hưởng nhiều đến tinh thần, thể chất cũng như chất lượng cuộc sống người bệnh. Để giảm các cơn kịch phát, người bệnh cần có kiến thức và thực hành tuân thủ sử dụng thuốc đúng.

4.2. Kiến thức, thực hành sử dụng bình xịt định liều MDI của đối tượng nghiên cứu trước can thiệp

4.2.1. Kiến thức sử dụng bình xịt định liều MDI của đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu chỉ ra rằng: Kiến thức của người bệnh về tuân thủ điều bệnh còn hạn chế, có 55% người bệnh trả lời đúng mục đích phải tuân thủ sử dụng bình xịt định liều MDI; 61,7% trả lời đúng thời điểm sử dụng bình xịt định liều MDI; 75% biết cần làm gì sau khi sử dụng bình xịt định liều MDI; 38,3% biết xử trí lúc khó thở hoặc triệu chứng không giảm khi dùng bình xịt định liều MDI; 96,7% biết sử dụng bình xịt định liều MDI; 63,3% biết tác dụng phụ khi sử dụng bình xịt định liều MDI; 100% biết bảo quản bình xịt định liệu MDI; 75% biết vệ sinh bình xịt sau sử dụng (Bảng 3.4).

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của tác giả Đinh Thị Thu Huyền: Có 55% người bệnh trả lời đúng mục đích phải tuân thủ sử dụng bình xịt định liều

MDI;100% trả lời đúng thời điểm sử dụng bình xịt định liều MDI; 45% biết cần làm gì sau khi sử dụng bình xịt định liều MDI; 100% biết xử trí lúc khó thở hoặc triệu chứng không giảm khi dùng bình xịt định liều MDI; 100% biết sử dụng bình xịt định liều MDI; 15% biết tác dụng phụ khi sử dụng bình xịt định liều MDI; 100% biết bảo quản bình xịt định liệu MDI; 43,3% có kiến thức cần vệ sinh bình xịt sau sử dụng [9]. Có thể thấy, người bệnh với nhiều năm được điều trị đã nên cơ bản đã có kiến thức chung về sử dụng bình xịt định liều MDI. Tuy nhiên, nhiều người bệnh còn có kiến thức sai về mục đích sử dụng bình xịt, nội dung tuân thủ, xử trí lúc khó thở hoặc triệu chứng không giảm khi dùng bình xịt định liều MDI, thời điểm đúng để sử dụng bình xịt định liều MDI cũng như vệ sinh bình xịt sau sử dụng (Bảng 3.4). Đây là những điểm cần đặc biệt quan tâm trong GDSK bởi lẽ, việc kiến thức không đúng về tuân thủ sử dụng bình xịt định liều, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc hít của người bệnh, làm giảm hiệu quả điều trị, tăng đợt phổi cấp, giảm chất lượng cuộc sống của NB và tăng chi phí điều trị. Từ những phát hiện về lỗ hổng kiến thức sử dụng bình xịt mà người bệnh hay mắc phải, nhóm nghiên cứu sẽ cần có phương pháp tập trung tác động những kiến thức còn thiếu, sai để nâng cao kiến thức sử dụng bình xịt định liều cho người bệnh một cách hiệu quả nhất.

Phân loại kiến thức của NB: Chỉ có 18,3% người bệnh có kiến thức về sử dụng bình xịt MDI và 81,7% NB không có kiến thức đạt (Bảng 3.6). Kết quả này thấp hơn nghiên cứu của Đinh Thị Thu Huyền tỷ lệ người bệnh có kiến thức về bình xịt không đạt 55% cao hơn so với tỷ lệ người bệnh có kiến thức đạt 45% [9]. Có sự khác biệt này có thể do cỡ mẫu và cách chọn mẫu khác nhau. Tuy nhiên, các nghiên cứu đều thể hiện kiến thức sử dụng bình xịt định liều của người bệnh kém. Theo nghiên cứu Sanduzzi et al. (2014): Nghiên cứu đưa ra 3 lý do chính khiến người bệnh không tuân thủ điều trị có liên quan đến kiến thức tuân thủ điều trị bệnh của người bệnh là chưa tốt là: Thứ nhất: người bệnh thấy việc tuân thủ điều trị quá phức tạp. Thứ hai: người bệnh không nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục sức khỏe. Thứ ba: người bệnh không hiểu về tác dụng của thuốc. Thứ tư: người bệnh tin rằng bệnh sẽ tự khỏi [38]. Điều này, một lần nữa khẳng định vai trò của NVYT đặc biệt là vai trò của các

điều dưỡng trong việc GDSK để nâng cao kiến thức, thực hành sử dụng bình xịt cho người bệnh.

4.2.2. Thực hành sử dụng bình xịt định liều MDI của đối tượng nghiên cứu Trong nghiên cứu có 100% người bệnh làm đúng bước mở nắp bình xịt định liều; 90% giữ bình xịt định liều bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái và lắc trong vòng 5 giây; 51,7% thở ra hết sức trước khi ngậm bình xịt định liều; 100% đặt miệng ống ở giữa hai môi (và răng), đảm bảo môi trùm kín miệng ống xịt, giữ lưỡi phía dưới để không cản trở hay che miệng ống xịt; 96,7% xịt thuốc đồng thời hít chậm, sâu cho đến khi không hít vào được nữa; 46,7% nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được. Sau đó thở ra bằng miệng hoặc mũi; 48,3% vệ sinh bình xịt định liều bằng vải khô, mềm; 100% đóng nắp bình xịt định liều MDI; 70% súc miệng sau khi xịt thuốc (Bảng 3.5).

Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đinh Thị Thu Huyền: 100% người bệnh làm đúng bước mở nắp bình xịt định liều; 91,7% giữ bình xịt định liều bằng ngón tay trỏ và ngón tay cái và lắc trong vòng 5 giây; 58,3% thở ra hết sức trước khi ngậm bình xịt định liều; 70% đặt miệng ống ở giữa hai môi (và răng), đảm bảo môi trùm kín miệng ống xịt, giữ lưỡi phía dưới để không cản trở hay che miệng ống xịt, xịt thuốc đồng thời hít chậm, sâu cho đến khi không hít vào được nữa; 11,7% nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được. Sau đó thở ra bằng miệng hoặc mũi; 75% vệ sinh bình xịt định liều bằng vải khô, mềm;100% đóng nắp bình xịt định liều MDI; 51,7% súc miệng sau khi xịt thuốc [9].

Nghiên cứu của Vũ Thị Mai Lan, trong kỹ thuật sử dụng MDI, người bệnh mắc ít nhất một lỗi nghiêm trọng kỹ thuật sử dụng bình xịt định liều MDI là 27,59%; 86,2% mắc lỗi ở các bước nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được; 75,9% mắc lỗi bước thở ra hết sức; 70,7% không xịt ống đồng thời hít chậm và 55,2% không lắc hộp thuốc; 31% người bệnh không súc miệng [11].

Có thể thấy, nghiên cứu chỉ ra rằng hầu hết người bệnh đều thực hiện được các bước thực hành sử dụng bình xịt. Tuy nhiên, người bệnh hay mắc lỗi ở những bước rất quan trọng, quyết định hiệu quả giảm khó thở như: Thở ra hết sức trước khi ngậm

bình xịt định liều; Nín thở trong khoảng 10 giây hoặc đến khi không chịu được; Vệ sinh bình xịt định liều bằng vải khô, mềm; Súc miệng sau khi xịt thuốc. Mỗi bước trong qui trình dùng bình xịt, hít đều ảnh hưởng đến hiệu quả dùng thuốc. Nếu người bệnh không lắc lọ thuốc trước khi xịt thì thuốc không được trộn đều trước khi phun ra, liều mà người bệnh hít được không đảm bảo hàm lượng thuốc. Việc người bệnh không thở ra hết cỡ (trước xịt, hít) và nín thở (sau xịt, hít) khiến người bệnh không hít được hết thuốc và không giữ được thuốc trong đường hô hấp [11]. Với thuốc dạng xịt, người bệnh cần hít thuốc chậm để giảm tác dụng phụ ở vùng hầu họng và tăng lượng thuốc vào phổi. Sự lắng đọng thuốc sẽ tăng hơn nữa khi nín bệnh nín thở khoảng 10 giây sau khi đã hít vào tối đa [16]. Việc vệ sinh bình xịt sau khi xịt nhằm làm sạch vị trí người bệnh ngậm bình hít, hạn chế tối đa vi khuẩn bám vào và hạn chế tăng độ ẩm bình hít [9]. Ngoài ra, không súc miệng sau khi hít corticoid gây tác dụng không mong muốn tại họng như nhiễm nấm Candida. Việc thở ra hết sức là bước đơn giản không khó thực hiện, nhưng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả tác dụng của việc hít thuốc [11]. Như vậy, qua nghiên cứu này tôi thấy, NVYT cần lưu ý rất nhiều trong việc hướng dẫn người bệnh các bước lắc bình, thở hết cỡ và nín thở, vệ sinh bình hít

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD sau can thiệp giáo dục sức khoẻ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2021 (Trang 50)