Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD sau can thiệp giáo dục sức khoẻ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2021 (Trang 34 - 36)

2.5.1. Trước khi tiến hành thu thập số liệu

Đối tượng được tập huấn (điều tra viên): 02 Sinh viên Điều dưỡng năm cuối Trường Đại Học Y Khoa Vinh.

Nội dung tập huấn: Thống nhất mục đích của cuộc điều tra, nội dung các câu hỏi, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng tiếp xúc với NB, kỹ năng khai thác hồ sơ bệnh án.

Thời gian, địa điểm: 01 buổi tại Khu phòng chờ phòng 217 Khoa Khám Bệnh - Bệnh viện Hữu Nghị Đa Khoa Nghệ An.

Người tập huấn: Trưởng nhóm nghiên cứu (người nghiên cứu).

Ghi chú: Cộng tác viên chỉ cộng tác trong thu thập số liệu. Để đảm bảo tính nhất quán trong các lần can thiệp thì người nghiên cứu sẽ trực tiếp GDSK cho nhóm NB trong tất cả các lần GDSK.

2.5.2. Phương pháp và các bước thu thập số liệu * Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu viên kết hợp cùng với 2 cộng tác viên là các sinh viên năm cuối thuộc Trường ĐH Y khoa Vinh, được phân công thực tập tại Khoa khám bệnh – Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An để thực hiện phỏng vấn và thu thập số liệu kết hợp với các bác sỹ và điều dưỡng viên tại các Phòng khám của Bệnh viện để khám và hướng dẫn người bệnh qua phòng tư vấn.

nội dung đo lường về kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều (Phụ lục 4). * Các bước thu thập số liệu

Bước 1: Lập danh sách và lựa chọn NB đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu.

Bước 2: Tiếp cận NB, giải thích mục đích và ý nghĩa của nghiên cứu; trình tự và các bước tham gia (tránh tình trạng NB từ chối phỏng vấn sau 1 tháng) trước khi tiến hành phỏng vấn. Thông báo với NB về mục đích, yêu cầu của nghiên cứu, cam kết thông tin cá nhân được bảo mật và câu trả lời của NB sẽ không ảnh hưởng tới quá trình khám và điều trị. Người bệnh khi đồng ý tham gia nghiên cứu thì ký vào bản đồng thuận. Hoạt động này được thực hiện vào khoảng thời gian sau khi người bệnh được bác sĩ khám lâm sàng.

Bước 3: Đánh giá kiến thức và thực hành trước can thiệp GDSK (T1) bằng phiếu điều tra thiết kế sẵn. Thời gian đánh giá dao động trong khoảng 10 - 15 phút sau khi NB đã được bác sĩ khám lâm sàng.

Bước 4: Can thiệp GDSK với nội dung giáo dục là kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều, kèm các tài liệu phát tay, hình ảnh minh họa (Phụ lục 6). Hình thức GDSK được thực hiện là hướng dẫn trực tiếp cho nhóm nhỏ người bệnh. Thời gian một buổi GDSK kéo dài 30 đến 40 phút, ngay sau khi đánh giá kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều lần 1. Sau khi tiến hành GDSK, nghiên cứu viên sẽ hỏi lại NB xem có điều gì chưa rõ, cần hỏi để giải đáp.

Bước 5: Đánh giá lại kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều của NB ngay sau can thiệp GDSK (T2). Sử dụng cùng bộ câu hỏi đánh giá kiến thức và thực hành sử dụng bình hít như đã đánh giá trước can thiệp (T1). Sau khi người bệnh trả lời xong phiếu khảo sát kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều, nghiên cứu viên thực hiện tư vấn bổ sung những nội dung kiến thức mà người bệnh trả lời không đúng; chưa rõ hoặc có thắc mắc để đảm bảo người bệnh nhận thức đúng trước khi về nhà (không tính vào kết quả nghiên cứu). Cảm ơn và đặt lịch hẹn đánh giá lại sau 1 tháng (T3) khi người bệnh đến tái khám.

Bước 6: Đánh giá lại kiến thức và thực hành sử dụng bình hít định liều của NB sau 01 tháng kể từ khi kết thúc can thiệp giáo dục sức khoẻ sử dụng cùng bộ câu hỏi đã đã sử dụng trong lần đánh giá trước can thiệp, vào thời điểm sau khi người bệnh

đã khám xong và đang chờ nhận thuốc theo đơn. Thực hiện giáo dục bổ sung với những nội dung kiến thức và thực hành chưa đạt (nếu có) (không tính vào kết quả nghiên cứu). Cảm ơn người bệnh và kết thúc khảo sát.

Một phần của tài liệu Kiến thức và thực hành về sử dụng bình xịt định liều của người bệnh COPD sau can thiệp giáo dục sức khoẻ tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2021 (Trang 34 - 36)