Đối với các khóa đào tạo trong kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năng suất lao động của đội ngũ nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư (Trang 44)

6. Kết cấu đề tài

2.2 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương

2.2.3.1 Đối với các khóa đào tạo trong kế hoạch

Bước 1.Xác định nhu cầu

1. Trên cơ sở đánh giá về tình hình triển khai cơng tác đào tạo hằng năm, thực trạng về chất lượng cán bộ của hệ thống, Trường Đào tạo cán bộ đầu mối phối hợp với Ban Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan nghiên cứu xây dựng mẫu thống kê xác định nhu cầu đào tạo gửi các đơn vị trong hệ thống.

2. Hằng năm, các đơn vị căn cứ kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của BIDV và tình hình thực tế về trình độ cán bộ tại đơn vị mình tiến hành đăng ký nhu cầu đào tạo (theo mẫu thống kê do Trường Đào tạo cán bộ đầu mối xây dựng) gửi về Trường Đào tạo cán bộ trước ngày 30/11 làm cơ sở xây dựng Kế hoạch đào tạo của năm tới.

Bước 2.Xây dựng Kế hoạch đào tạo hàng năm

1. Dự thảo Kế hoạch đào tạo: Căn cứ nhu cầu đào tạo của các đơn vị, Trường Đào tạo cán bộ tổng hợp nhu cầu đào tạo trong toàn hệ thống, xây dựng dự thảo Kế hoạch đào tạo.

2. Lấy ý kiến tham gia dự thảo Kế hoạch đào tạo: Trường Đào tạo cán bộ lấy ý kiến tham gia của Ban Tổ chức cán bộ (về toàn bộ Dự thảo Kế hoạch đào tạo) và các đơn vị, cá nhân có liên quan.

3. Trường Đào tạo cán bộ tổng hợp ý kiến tham gia, chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Kế hoạch đào tạo trình Tổng Giám đốc báo cáo Hội đồng quản trị phê duyệt.

Bước 3.Duyệt Kế hoạch đào tạo

Hội đồng quản trị xem xét, phê duyệt và ban hành Kế hoạch đào tạo.

Bước 4.Hướng dẫn triển khai kế hoạch đào tạo

Trên cơ sở Kế hoạch Đào tạo đã được Hội đồng quản trị phê duyệt, Trường Đào tạo cán bộ dự thảo, trình Tổng Giám đốc văn bản hướng dẫn triển khai Kế hoạch đào tạo và gửi đến các đơn vị trong toàn hệ thống.

Bước 5.Xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết các khóa đào tạo

1. Căn cứ hướng dẫn triển khai công tác đào tạo của Tổng Giám đốc, các Ban tại Trụ sở chính xây dựng cụ thể nội dung đào tạo, tập huấn do đơn vị mình được giao đầu mối theo Mẫu số 06/QCĐT gửi về Trường Đào tạo cán bộ có ý kiến theo thời hạn quy định tại hướng dẫn triển khai công tác đào tạo hàng năm.

2. Trường hợp khóa đào tạo do Trường Đào tạo cán bộ được giao đầu mối, Trường Đào tạo cán bộ xây dựng cụ thể nội dung đào tạo, tập huấn.

3. Trên cơ sở Kế hoạch đào tạo, văn bản Hướng dẫn triển khai công tác đào tạo và nội dung đào tạo do các Ban tại Trụ sở chính/Trường Đào tạo cán bộ đầu mối xây dựng, Trường Đào tạo cán bộ tổng hợp, xây dựng cụ thể Kế hoạch đào tạo chi tiết (nội dung đào tạo cụ thể, số lớp, số học viên/lớp, phương thức đào tạo (đào tạo trực tiếp, online), giảng viên, địa điểm tổ chức, thời gian tổ chức, dự tốn kinh phí đào tạo năm,…) theo Mẫu số 07/QCĐT. Lấy ý kiếm tham gia của Ban Tổ chức cán bộ trước khi trình Phó Tổng Giám đốc phụ trách cơng tác đào tạo và Phó Tổng giám đốc phụ trách cơng tác Tài chính Kế tốn phê duyệt. Thời hạn thực hiện theo quy định tại Hướng dẫn triển khai công tác đào tạo của Tổng Giám đốc.

4. Một số nội dung của Kế hoạch đào tạo chi tiết

a) Nội dung chương trình của khóa đào tạo: Các nội dung chương trình của khóa đào tạo, tập huấn phải đáp ứng mục đích đào tạo, yêu cầu và phù hợp với từng nhóm đối tượng học tập.

b) Đối tượng tham gia đào tạo: Xác định rõ đối tượng tham gia (Lãnh đạo/Cán bộ Chi nhánh/Ban/Phòng…)

c) Xác định số lớp, số học viên/lớp: Căn cứ trên số lượng học viên được giao theo kế hoạch đối với mỗi chương trình, Trường đào tạo cán bộ hoặc đơn vị đầu mối tổ chức chương trình xác định cụ thể số lớp, số học viên/lớp.

d) Xác định thời gian, địa điểm tổ chức khóa đào tạo:

- Xác định thời gian tổ chức khóa đào tạo: trong thời gian bao lâu?

- Dự kiến thời gian triển khai: Dự kiến trong khoảng thời gian từ ngày/tháng/năm đến ngày/tháng/năm.

- Địa điểm tổ chức khóa đào tạo: Dự kiến địa điểm tổ chức đối với khóa đào tạo tập trung, đào tạo bằng phương thức truyền tải tài liệu qua mạng nội bộ nhưng cần phải tập trung để giải đáp thắc mắc hoặc kiểm tra, khóa đào tạo theo hình thức khác cần phải tập trung học viên.

e) Phương thức triển khai khóa đào tạo: Xác định phương thức đào tạo: - Đào tạo tập trung.

- Truyền tải tài liệu qua mạng nội bộ. - Đào tạo online.

- Các hình thức đào tạo khác (ngân hàng ảo, đào tạo tại chỗ,…).

f) Giảng viên đào tạo: Căn cứ trên nội dung chương trình, đơn vị đầu mối tổ chức xác định giảng viên đào tạo:

- Giảng viên kiêm chức, hoặc - Giảng viên thuê ngoài, hoặc - Giang viên chuyên trách, hoặc

- Kết hợp giảng viên kiêm chức, giảng viên thuê ngoài, giảng viên chuyên trách. g) Kinh phí đào tạo: Lập kế hoạch chi tiết về chi đào tạo: chi cho giảng viên, chi cho học viên (ăm, nghỉ,…), chi phí tài liệu, chi phí tổ chức, chi phí cơ sở vật chất (thuê hội trường,…).

h) Các nội dung khác (nếu có).

Bước 6.Tổ chức triển khai các khóa đào tạo 1. Thơng báo về khóa đào tạo:

a) Trước ngày đầu tiên của tháng/quý tiếp theo, Trường Đào tạo cán bộ thông báo cho các đơn vị kế hoạch dự kiến triển khai các khóa đào tạo trong tháng/quý tới.

b) Tối thiểu 25 ngày trước khi tổ chức khóa đào tạo, Trường Đào tạo cán bộ sẽ gửi thơng báo đăng ký học viên cho các Ban tại Trụ sở chính và các đơn vị thành viên để đăng ký cán bộ tham gia.

c) Nội dung thông báo bao gồm: Tên khóa đào tạo, một số nội dung, yêu cầu cơ bản của khóa đào tạo; đối tượng được tham gia đào tạo; thời gian dự kiến triển khai, địa điểm tổ chức; số lượng cán bộ tham gia; mẫu đăng ký cán bộ tham gia, điện thoại liên hệ và các thông tin khác (nếu cần).

2. Bố trí cử cán bộ tham gia đào tạo.

a) Các đơn vị tiếp nhận thông báo về tổ chức khóa đào tạo và căn cứ nội dung thông báo để cử cán bộ tham gia đào tạo của đơn vị mình trên chương trình quản lý đào tạo.

b) Cán bộ được cử đi đào tạo, tùy theo tính chất khóa đào tạo cần phải ký hợp đồng đào tạo theo quy định.

3. Tổ chức triển khai khóa đào tạo

a) Triệu tập cán bộ tham gia khóa đào tạo: Căn cứ kế hoạch tổ chức của từng khóa đào tạo cụ thể đã được phê duyệt, danh sách học viên đăng ký, Trường Đào tạo cán bộ thông báo triệu tập cán bộ tham gia khóa đào tạo đúng thành phần trước khi khai giảng lớp học tối thiểu 7 ngày.

b) Triệu tập Giảng viên kiêm chức: Trong trường hợp khóa đào tạo có giảng viên kiêm chức tham gia giảng dạy, Trường Đào tạo cán bộ phải gửi giấy triệu tập. mẫu yêu cầu biên soạn tài liệu cho giảng viên kiêm chức và đơn vị có giảng viên kiêm chức trước tối thiểu 20 ngày làm việc để đơn vị bố trí cơng tác đối với cán bộ và tài liệu tham gia giảng dạy.

c) Tài liệu (bao gồm slides đào tạo) do các Ban tại Trụ sở chính chuẩn bị phải gửi đến Trường Đào tạo cán bộ ít nhất là 5 ngày làm việc để Trường Đào tạo cán bộ có ý kiến bổ sung, chỉnh sửa (nếu có) và thực hiện in ấn, sao, gửi.

d) Gửi tài liệu học tập đến các học viên: Đối với các khóa đào tạo phải gửi tài liệu cho học viên trước khi khai giảng khóa học, Trường Đào tạo cán bộ đầu mối gửi tài liệu học tập đến các học viên trước khi tổ chức đào tạo ít nhất 02 ngày (có thể gửi theo đơn vị, bằng file mềm,…)

e) Tiếp nhận học viên:

- Trường Đào tạo cán bộ kiếm tra danh sách học viên: đúng, đủ thành phần theo thông báo và đăn ký của các đơn vị; trường hợp thiếu, thừa, vắng, đến chậm,… Trường Đào tạo cán bộ liên hệ với đơn vị có học viên xem xét và đề xuất các biện pháp xử lý.

- Phát tài liệu khác cho các học viên (nếu có). f) Khai giảng khóa đào tạo:

- Lễ khai giảng khóa đào tạo phải được tổ chức trang trọng, thiết thực và tạo khơng khí phấn khởi trong giáo viên và học viên tham dự khóa đào tạo.

- Thành phần tham dự lễ khai giảng: Tùy quy mơ, tính chất và điều kiện tham dự lễ khai giảng khóa đào tạo có thể bao gồm: Lãnh đạo BIDV (nếu có), lãnh đạo Trường Đào tạo cán bộ, các giảng viên tham gia giảng dạy của khóa đào tạo, đại diện các Ban, đơn vị có học viên và tồn thể học viên tham gia khóa đào tạo.

- Nội dung của buổi lễ khai giảng ngắn gọn, trong đó phải nêu bật được mục đích, ý nghĩa của khóa đào tạo, tầm quan trọng của kiến thức được truyền đạt tại khóa đào tạo phụ vụ cho hoạt động nghiệp vụ của ngành.

g) Đại diện Trường Đào tạo cán bộ phổ biến mục đích, yêu cầu, nội quy lớp học và những nội dung liên quan trong quá trình học tập của học viên.

Thơng báo chương trình, nội dung, thời hạn, học tập. h) Theo dõi, đánh giá quá trình học tập và giảng dạy:

Trong tồn bộ khóa đào tạo, Trường Đào tạo cán bộ trong phạm vi trách nhiệm của mình, cử cán bộ quản lý, theo dõi, kiểm tra, đơn đốc giảng viên, học viên thực hiện khóa đào tạo theo yêu cầu cụ thể:

- Theo dõi việc hướng dẫn, giảng dạy của giảng viên về: Nội dung giảng dạy, thời gian/phương pháp truyền đạt, những vấn đề cần bổ sung, thay đổi rút kinh nghiệm, theo dõi tinh thần, thái độ học tạp của học viên và có những can thiệp kịp thời nhằm đảm bảo thành cơng của khóa đào tạo.

- Theo dõi ý kiến thảo luận, tham gia, phản ánh của học viên về: Nội dung chương trình học tập, hình thức tổ chức dạy và học, phương pháp truyền đạt, tinh thần trách nhiệm, thái độ của học viên, những yêu cầu đề nghị giải đáp.

- Khảo sát, trao đổi kinh nghiệm thực tế hỗ trợ cho học tập (nếu cần): địa điểm học tập, mục tiêu của khóa đào tạo, nội dung học tập, nghiên cứu, thời gian học tập, hình thức giảng dạy, phương tiện đi lại, các điều kiện và vấn đề khác.

- Cán bộ quản lý lớp có trách nhiệm ghi chép lại, báo các lãnh đạo Trường Đào tạo cán bộ, rút kinh nghiệm để khóa đào tạo sau triển khai hiệu quả hơn.

- Kiểm tra kết quả học tập của học viên:

Trường Đào tạo cán bộ phối hợp với giảng viên của khóa đào tạo tiến hành thực hiện việc kiếm tra kết quả học tập của học viên, cụ thể:

+ Tiến hành ra đề bài kiểm tra (đề bài phải phù hợp với nội dung khóa đào tạo, chất lượng học viên,…)

+ Tổ chức kiểm tra (việc tổ chức kiểm tra phải nghiêm túc, cơng bằng phản ánh trung thực chất lượng khóa đào tạo).

+ Tổ chức chấm điểm bài kiểm tra.

Bước 7.Kết thúc khóa đào tạo

1. Tổ chức đánh giá chất lượng khóa đào tạo:

- Sau cuối mỗi khóa đào tạo, Trường Đào tạo cán bộ triển khai lấy ý kiến đánh giá học viên về khóa đào tạo theo Mẫu số 09/QCĐT.

- Trên cơ sở các nội dung góp ý của học viên và tình hình thực tế diễn ra trong quá trình tổ chức triển khai khóa đào tạo, Trường Đào tạo cán bộ kiểm điểm, rút kinh nghiệm về nội dung khóa đào tạo, hình thức tổ chức, giảng viên…

2. Cấp và quản lý Giấy chứng nhận đào tạo:

- Căn cứ vào kết quả học tập của học viên, Trường Đào tạo cán bộ cấp Giấy chứng nhận đào tạo cho học viên.

- Sau khi hồn thành khóa học, học viên nộp giấy Chứng nhận đào tạo cho Bộ phận Tổ chức cán bộ để theo dõi, quản lý.

- Việc cấp và quản lý Giấy chứng nhận đào tạo thực hiện theo Phụ lục IV/QCĐT Quy chế này.

3. Thông báo kết quả đào tạo:

Căn cứ kết quả kiểm tra của học viên và kết quả theo dõi, đánh giá của cán bộ quản lý lớp học, Trường Đào tạo cán bộ thông báo kết quả học tập của học viên cho Trường Đại học Kinh tế Huế

Bộ phận Tổ chức cán bộ của đơn vị có học viên tham dự để theo dõi, quản lý (theo Mẫu số 10/QCĐT) trước ngày 05 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo, riêng quý IV gửi trước 15/12.

Bước 8.Đánh giá sau đào tạo

Định kỳ 06 tháng và cuối năm vào trước các ngày 25/06 và 15/12, Trường đào tạo cán bộ lấy ý kiến đánh giá của đơn vị có học viên tham gia đào tạo trong kỳ (theo Mẫu số 11/QCĐT), tổng hợp làm cơ sở xây dựng Kế hoạch đào tạo và thực hiện tổ chức đào tạo.

2.2.3.2 Đối với các khóa đào tạo phát sinh ngồi kế hoạch

Bước 1. Đơn vị đầu mối/được giao đầu mối xây dựng cụ thể nội dung, chương trình đào tạo, lấy ý kiến tham gia của Trường đào tạo về thời gian, địa điểm, yêu cầu về cơ sở vật chất,…trình Ban lãnh đạo phê duyệt.

Bước 2. Sau khi được phê duyệt nội dung, chương trình đào tạo, tối thiểu 30 ngày trước ngày khai giảng khóa học, đơn vị đầu mối/được giao đầu mối gửi các thông tin đầu vào (Mẫu số 03/QCĐT) về kế hoạch bài giảng (Mẫu số 04/QCĐT) cho Trường đào tạo cán bộ.

Trên cơ sở các thông tin đầu vào do các đơn vị cung cấp, Trường đào tạo cán bộ thực hiện tiếp các bước theo như quy định tại Bước 6, Bước 7, Bước 8 trên đây.

2.2.4 Định mức chi đào tạo2.2.4.1 Chi thù lao giảng dạy 2.2.4.1 Chi thù lao giảng dạy

a) Đối tượng và mức chi

Bảng 2.3 Chi phí cho từng đối tượng

TT Đối tượng Mức chi

(đ/tiết 45 phút)

I Giảng viên nội ngành

1 Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc 1.000.000 2 Ủy viên HĐQT, Phó Tổng giám đốc 700.000

3 Kế toán trưởng 500.000

4 Giáo sư, Tiến sỹ, chuyên viên cao cấp và tương đương 500.000 5 Giám đốc đơn vị thành viên, Ban/Trung tâm 300.000 6 Phó giám đốc: đơn vị thành viên Ban/Trung tâm 250.000 7 Các đối tượng giảng viên còn lại 200.000 8 Giảng viên hướng dẫn thực hành 100.000 9 Đối với trợ giảng nội ngành (nếu có) 30.000 II Giảng viên ngoại ngành:

1 Giáo sư, tiến sỹ, chuyên viên cao cấp, Vụ trưởng, Phó vụ trưởng và tương đương

1.200.000

2 Các đối tượng giảng viên còn lại 450.000

(Nguồn: Phòng Quản lý nội bộ - BIDV Phú Xn)

Theo đó, chi phí thù lao giảng dạy ở trên đã bao gồm thuế thu nhập cá nhân giảng viên phải nộp. Đối với các khoản chi cho giảng viên từ 2 triệu đồng/lần trở lên, đơn vị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả. Ngoài ra, đối với Trường đào tạo cán bộ, không áp dụng định mức giảng viên ngoại ngành nêu trên. Trường đào tạo cán bộ tổ chức lựa chọn theo quy định các đơn vị giảng dạy trên cơ sở kế hoạch đào tạo được duyệt hàng năm và báo cáo Trụ sở chính phê duyệt theo phân cấp ủy quyền.

b) Mức thù lao thực tế chi trả đối với giảng viên nội ngành được xác định căn cứ kết quả đánh giá như sau:

- Cách thức đánh giá căn cứ trên cơ sở 3 điểm số theo thang điểm từ 1 – 5: + Điểm bình quân do học viên đánh giá giảng viên.

+ Điểm quản lý lớp đánh giá giảng viên.

+ Mức độ phức tạp, chuyên biệt của chuyên đề giảng viên đào tạo, được đánh giá theo 3 mức cụ thể:

(1) Mức A từ > 4 – 5 điểm: Chuyên đề tập huấn đào tạo nghiệp vụ địi hỏi có sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực đến năng suất lao động của đội ngũ nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)