Phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2016-2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 106 - 111)

6. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2. Phân tích khả năng thanh toán của Công ty giai đoạn 2016-2018

Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018

(Nguồn: BCTC CTCP Dệt May Huế)

Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Phong Phú giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Hệ số khả năngthanh toán tổng quát lần 1,54 1,54 1,48 0,00 -0,06 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,41 1,30 1,16 -0,11 -0,14 Khả năng thanh toán nhanh lần 1,05 0,89 0,68 -0,16 -0,20 Khả năng thanh toán tức thời lần 0,05 0,03 0,02 -0,02 -0,02 Khả năng thanh toán lãi vay lần 4,28 4,16 3,91 -0,12 -0,25

(Nguồn: BCTC CTCP Phong Phú)

Qua bảng sốliệu 2.6, ta thấy hệ sốkhả năng thanh toán tổng quát của Công ty biến động không đều qua ba năm 2016-2018. Qua ba năm 2016-2018, hệsốkhả năng thanh toán tổng quát của Công ty đều lớn hơn 1 chứng tỏtổng tài sản mà Công ty hiện có đủ khả năng đểtrảkhoản nợcủa Công ty. Năm 2016, hệsốkhả năng thanh toán tổng quát

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát lần 1,43 1,51 1,37 0,07 -0,14 Hệ số thanh toán ngắn hạn lần 1,27 1,39 1,28 0,12 -0,10 Khả năng thanh toán nhanh lần 0,75 0,81 0,63 0,06 -0,17 Khả năng thanh toán tức thời lần 0,13 0,08 0,07 -0,05 -0,01 Khả năng thanh toán lãi vay lần 5,05 4,84 3,04 -0,21 -1,80

của Công ty là 1,43 lần, đến năm 2017 hệ sốnày là 1,51 lần, tăng 0,07 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do cả tổng tài sản và nợ phải trả đều giảm nhưng tốc độ giảm của nợ phải trảlà 9,10%, lớn hơn tốc độgiảm của tổng tài sản. Qua đó cho thấy Công ty đang có dấu hiệu nỗlực nâng cao khả năng thanh toán tổng quát bằng cách giảm bớt khoản nợ phải trả để đảm bảo tình hình tài chính của Công ty. Tuy nhiên, đến năm 2018, hệsố này là 1,37 lần, giảm 0,14 lần so với năm 2017 là do cả tổng tài sản và nợ phải trảcủa Công ty đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợphải trảlại lớn hơn.

Biểu đồ 2.7. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018

Từnhững phân tích cùng với bảng sốliệu 2.7 và biểu đồ2.7, ta thấy hệsốkhả năng thanh toán của CTCP Dệt May Huế tuy thấp hơn CTCP Phong Phú, nhưng luôn dữ mức lớn hơn 1 nênvẫn đảm bảo khả năng thanh toán. Năm 2017 hệsốkhả năng thanh toán tổng quát của CTCP Phong Phú không biến động trong khi hệsốnàyởCTCP Dệt May Huế lại tăng lên, chứng tỏ sự nổ lực phát triển trong việc thanh toán của CTCP Dệt May Huế. Tuy nhiên, đếnnăm 2018, nhìn chung hệsố khả năng thanh toán tổng quát đều có xu hướng giảm. Đối với CTCP Dệt May Huế, hệ số này biến động giảm như vậy bởi vìCông ty đang mởrộng quy mô sản xuất, cần gia tăng nguồn vốn chiếm dụng đểphục vụhoạt động sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh khả năng thanh toán tổng quát thì khả năng thanh toán ngắn hạn cũng là một trong những chỉ tiêu được nhà đầu tư rất quan tâm bởi nó phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn. Dựa vào bảng sốliệu 2.5, ta thấy hệsố

này qua ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ Công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn. Năm 2016, hệ sốkhả năng thanh toán ngắn hạn của Công ty là 1,27 lần, đến năm 2017 hệ sốnày là 1,39 lần, tăng 0,12 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn chỉ giảm 0.03%, trong khi nợ ngắn hạn giảm đến 8,48% so với năm 2016. Qua đó cho thấy Công ty đang dần giảm bớt các khoản nợ ngắn hạn, nỗ lực trong việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn. Đến năm 2018, hệ số này lại giảm 0,10 lần so với năm 2017, đạt mức 1,28 lần. Nguyên nhân là do cảtài sản ngắn hạn và nợngắn hạn đều tăng nhưng do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lên đến 48,55%, lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn. Dù hệ số thanh toán ngắn hạn có giảm nhẹ nhưng nhìn chung vẫn lớn hơn 1, chứng tỏkhả năng thanh toán của Công ty vẫn được đảm bảo. So với CTCP Phong Phú, ta thấy hệsốkhả năng thanh toán ngắn hạn của hai Công ty là tương đối như nhau, đều có xu hướng giảm năm 2018. Với tình hình nền kinh tế thị trường kèm theo việc đi vào hoạt động Nhà máy mới nên CTCP Dệt May Huế cần nhiều chi phí để phục vụ sản xuất nên các khoản nợ ngắn hạn tăng lên là điều hiển nhiên.

Để đánh giá khả năng thanh toán của Công ty, các nhà phân tích thường kết hợp với khả năng thanh toán nhanh. Điểm khác biệt của hệ số khả năng thanh toán nhanh so với hệ số thanh toán ngắn hạn là hệ số thanh toán ngắn hạn chúng ta đã tính cảgiá trị hàng tồn kho trong tài sản ngắn hạn đảm bảo cho nợ ngắn hạn. Nhưng trên thực tế hàng tồn kho là khoản mục có khả năng thanh khoản kém hơncác khoản mục còn lại, tức là phải tốn thời gian và chi phí thì mới có thểchuyển đổi thành tiền. Dựa vào bảng sốliệu 2.6, ta thấy hệ số khả năng thanh toán nhanh của CTCP Dệt May Huếbiến đổi không đều trong ba năm 2016-2018 và luôn nhỏ hơn 1 chứng tỏ khả năng trang trải một số khoản nợ nhanh là khá khó khăn, tuy nhiên hệ sốnày cũng không là quá thấp nên Công ty vẫn có thểthu hút và vay nợ đầu tư hoạt động. Năm 2016, khả năng thanh toán nhanh của Công ty là 0,75 lần.Năm 2017, hệ số này là 0,81 lần, tăng 0,06 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn chỉ giảm 0,03%, hàng tồn kho tăng 1,01%, bên cạnh đó nợngắn hạn giảm 8,48% so với năm 2016 làm cho hệsốkhả năng thanh toán nhanh tăng. Với những phân tích trên ta thấy, đến năm 2017 Công ty đã

hệ số này là 0,63 lần, giảm 0,17 lần so với năm 2017, chủ yếu là do lượng hàng tồn kho năm 2018 tăng mạnh, bên cạnh đó khoản mục nợ ngắn hạn cũng tăng lên tương ứng. Sỡ dĩ như vậy là do Công ty tăng chiếm dụng vốn đểphát triển quy mô, đồng thời hoạt động sản xuất năng cao dẫn đến lượng hàng tồn kho lớn đểphục vụ các đơn hàng. Nhìn chung, hệ số khả năng thanh toán nhanh của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú đều có xu hướng giảm, tuy nhiên hệ số này của CTCP Dệt May Huế là không cao nên Công ty cần chú ý tránh đểhệsốnày tiếp tục giảm làmảnh hưởng đến tình hình tài chính của Công ty.

Khả năng thanh toán tức thời cho biết, với số tiền và các khoản tương đương tiền, doanh nghiệp có đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ ngắn hạn hay không. Dựa vào bảng số liệu 2.6 ta thấy khả năng thanh toán tức thời của CTCP Dệt May Huếcó xu hướng giảm dần và sốliệu này là rất nhỏ.Năm 2016, khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,13 lần.Năm 2017, khả năng thanh toán tức thời là 0,08 lần, giảm 0,05 lần so với năm 2016. Nguyên nhân là do cảtiền và tương đương tiền, nợngắn hạn đều giảm nhưng khoản mục tiền và tương đương tiền giảm với tốc độ mạnh hơn làm cho hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty giảm đi. Đến năm 2018, hệ số khả năng thanh toán tức thời của Công ty là 0,07 lần, giảm 0,01 lần so với năm 2017. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tiền và tương đương tiền nhỏ hơn tốc độ tăng của nợngắn hạn.

Biểu đồ 2.8. Hệ số khả năng thanh toán tức thời của CTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú giai đoạn 2016-2018

Từviệc phân tích cùng với bảng sốliệu 2.7 và biểu đồ 2.8, ta có thểthấy khả năng thanh toán tức thời của CTCP Dệt May Huế giai đoạn 2016-2018 không những ở mức thấp mà còn giảm dần, chứng tỏ Công ty khá khó khăn trong việc thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, theo tình hình chung trên thị trường, cụ thể với CTCP Phong Phú, ta thấy hệ số này có ở mức thấp và giảm mạnh hơn so với CTCP Dệt May Huế. Qua đó cho thấy tình hình khó khăn chung trên thị trường Dệt May. Vì vậy, bên cạnh nỗlực hạn chếcác khoản nợ ngắn hạn, Công ty nên cân đối tăng cường quỹtiền mặt để đảm bảo thanh toán kịp thời các khoản nợ, tránh gây mất uy tín trên thị trường.

Hệsốkhả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thếnào. Dựa vào bảng sốliệu 2.6, ta thấy hệsốkhả năng thanh toán lãi vay của CTCP Dệt May Huếluôn lớn hơn 1 nhưng lại giảm dần trong ba năm 2016-2018.Năm 2016, khả năng thanh toán lãi vay của Công ty là 5,05 lần. Năm 2017, khả năng thanh toán lãi vay là 4,84 lần, giảm 0,21 lần so với năm 2016. Đến năm 2018, hệ số này là 3,04 lần, giảm 1,80 lần so với năm 2017. Sỡ dĩ hệsốkhả năng thanh toán của Công ty luôn giảm giai đoạn 2016-2018 là do LNTT của Công ty giảm dần trong khi chi phí lãi vay ngày càng tăng. Công ty ngày càng mởrộng quy mô, tăng cường sản xuất, bắt đầu vận hành nhà máy mới trong giai đoạn này nên gặp nhiều khó khăn, phải tăng cường

vay vốn để phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó với tình hình nền kinh tế ngày càng khó khăn, chi phí ngày càng tăng cao, đồng thời Nhà máy May 4 và Chi nhánh Quảng bình mới đi vào hoạt động chưa mang lại được lợi nhuận. Nhìn chung, hệsốkhả năng thanh toán lãi vay của cảCTCP Dệt May Huế và CTCP Phong Phú trên thị trường Dệt May đều giảm dần giai đoạn 2016-2018 nhưng hệsốkhả năng thanh toán lãi vay luôn nằm ở mức khá cao chứng tỏ CTCP Dệt May Huếvẫn đang đảm bảo được khả năng thanh toán lãi.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của Công ty Cổphần Dệt May Huế, nhìn chung ta thấy Công ty vẫn luôn đảm bảo khả năng thanh toán của mình. Tuy nhiên, nếu khách hàng yêu cầu thanh toán gấp thì Công ty sẽ khá khó khăn. Bên cạnh việc đi vào vận hành các Nhà máy mới nhằm mởrộng quy mô sản xuất thì tình hình nền kinh tế thị trường suy thoái làm cho khả năng thanh toán của Công ty bị ảnh hưởng. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp hiện nay. Vì thế, Công ty luôn không ngừng nổlực trong việc theo dõi chi tiết các khoản nợtheo từng khách hàng, nhà cung cấp và thời hạn thanh toán nhằm nâng cao khả năng thanh toán và đảm bảo tình hình tài chính cũng như uy tín của Công ty.

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN CÔNG NỢ ĐỐI VỚI NGƯỜI

MUA, BÁN HÀNG HÓA DỊCH VỤ VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CTCP DỆT MAY HUẾ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 106 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)