Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 26 - 29)

6. Cấu trúc của khóa luận

1.3.3. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình công nợ

 Tỷlệcác khoản phải thu so với các khoản phải trả

Tỷlệcác khoản phải thu so với các khoản phải trảcho biết tỉ lệgiữa vốn chiếm dụng và vốn bịchiếm dụng của doanh nghiệp.

Tỷ lệ các khoản phải thu so với các khoản phải trả=

Tổng các khoản phải thu

Tổng các khoản phải trả×100 (%)

(Theo Học viện Tài chính.)

Nếu tỉlệnày lớn hơn 100% có nghĩa là doanh nghiệp đang đi chiếm dụng nhiều hơn bị chiếm dụng tức là doanh nghiệp đang chủ động tài chính. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn bên ngoài cao tức là doanh nghiệp phụthuộc nhiều vào bên ngoài.

 Hệsốvòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Hệ số này là một thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của DN.

Số vòng quay các khoản phải thu= Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân (vòng)

(Theo Học viện Tài chính.)

Hệsốvòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏtốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợnguồn vốn sản xuất. Ngược lại, nếu hệsốnày càng thấp thì sốtiền của doanh nghiệp bịchiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽngày càng giảm, làm giảm sựchủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợnguồn vốn lưu động.

 Kỳthu tiền bình quân (DOS)

DOS phản ánh thời gian của một dòng luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được tiền từcác khoản phải thu thì cần một khoản thời gian là bao nhiêu ngày.

Kỳ thu tiền bình quân= Số ngày trong kỳ (360)

Số vòng quay các khoản phải thu (ngày)

(Theo Học viện Tài chính.)

Chỉ tiêu kỳthu tiền bình quân càng nhỏchứng tỏtốc độ chuyển các khoản phải thu thành tiền càng nhanh, tức là việc thu hồi công nợcủa doanh nghiệp tốt. Ngược lại, chỉ

tiêu này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng của doanh nghiệp càng chậm, số vốn bịchiếm dụng nhiều,ảnh hưởng đến quá trình SXKD. Tuy nhiên, kỳthu tiền bình quân sẽ có ý nghĩa hơn khi được so sánh với thời gian bán chịu quy định cho khách hàng.

 Sốvòng luân chuyển các khoản phải trả

Sốvòng luân chuyển các khoản phải trả cho biết trong kỳphân tích các khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, tức là phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệpđối với nhà cung cấp.

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả =

Giá vốn hàng bán +Tăng (giảm) HTK

Các khoản phải trả bình quân (vòng)

(Theo Học viện Tài chính)

Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước. Ngược lại, nếu Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Nếu chỉ sốVòng quay các khoản phải trảquá nhỏ(các khoản phải trảlớn) sẽtiềmẩn rủi ro vềkhả năng thanh khoản.

 Thời gian quay vòng các khoản phải trả

Thời gian quay vòng các khoản phải trả là khoản thời gian bình quân mà doanh nghiệp chiếm dụng các khoản phải trảnhà cung cấp.

Thời gian quay vòng các khoản phải trả =

Thời gian của kỳ phân tích (360)

Số vòng luân chuyển các khoản phải trả (ngày)

(Theo Học viện Tài chính.)

Chỉ tiêu thời gian quay vòng của các khoản phải trả càng ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền càng nhanh, thời gian chiếm dụng vốn của khách hàng ngắn, giúp doanh nghiệp tăng uy tín. Ngược lại, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp chậm,ảnh hưởng đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp.

 Hệsốnợ

Hệsốnợ cho biết mức độ an toàn tài chính cao hay thấp, có trang trải được nợ khi doanh nghiệp phá sản hay không.

Hệ số nợ= Nợ phải trả

Tổng tài sản (lần)

(Theo Học viện Tài chính.)

Hệ số nợ càng cao chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc vào bên ngoài càng lớn, và ngược lại, hệ số nợ càng thấp thì khả năng độc lập tài chính của doanh nghiệp càng cao.

Chủnợ thường thích công ty có tỷsốnợthấp vì như vậy công ty có khả năng trả nợ cao hơn. Ngược lại, cổ đông muốn có tỷ số nợ cao vì như vậy làm gia tăng khả năng sinh lợi cho cổ đông. Tuy nhiên muốn biết tỷsốnày cao hay thấp cần phải so sánh với tỷsốnợ của bình quân ngành.

 Hệsốtựtài trợ

Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập vềmặt tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này cho biết, trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn chủsở hữu chiếm mấy phần.

Hệ số tự tài trợ=Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng tài sản (lần)

(Theo Học viện Tài chính.)

Trị số của chỉ tiêu hệ số tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ mức độ độc lập về mặt tài chính của doanh nghiệp càng cao, khả năng bù đắp tổn thất bằng vốn chủsởhữu càng cao, do đó rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp. Ngược lại, khi trị số của chỉ tiêu càng nhỏthì mức độ độc lập vềtài chính của doanh nghiệp càng giảm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán công nợ đối với người mua, bán hàng hóa, dịch vụ trong nước và phân tích khả năng thanh toán tại công ty cổ phần dệt may huế (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)