5. Kết cấu đề tài
1.2.2.1. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Dương (2013) vớimẫu là 36 ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn 2006- 2011 và sử dụng các phương phápđịnh lượng để đánh giá sự ảnh hưởng của các chỉ số điển hình đối với rủi ro ngân hàng. Kết quả
cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng so với thu nhập lãi thuần, tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản tác động cùng chiều với rủi ro ngân hàng; ngược lại tỷ lệ vốn chủ sở
hữu trên vốn huy động; tỉ lệ cho vayđối với tiền gửi ngắn hạn có ảnh hưởngtiêu cực đến rủi ro ngân hàng. Nghiên cứu cũng chorằng việctăng vốn chủ sở hữu làđiều kiện
thiết yếu để bảo vệ ngân hàng khỏirủi rophá sản,tác giả đề xuất các hướng dẫn và cải 1.84 0.63 2.66 3.53 3.54 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 2014 2015 2016 2017 2018 %
thiện hệ thống quản lý rủi ro của hệ thống ngân hàng. Hoàn trả và cải thiện tiền và quản lý vốn.
Võ Xuân Vinh & Trần Thị Phương Mai (2015) xem xét vấn đề lợi nhuận và rủi
ro của các NHTM Việt Nam và tác động của đa dạng hóa thu nhập. Nghiên cứu sử
dụng phương pháp ước lượng hồi quy cho dữ liệu bảng với mẫu gồm 37 NHTM Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2013. Chỉ số Z-score, RAROA và RAROE được sử dụng làm biến đo lường rủi ro ngân hàng. Kết quả cho thấy các ngân hàng càngđa dạng hóa hoạt động thì lợi nhuận càng cao, tuy nhiên lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm. Nghiên cứu
của Nguyễn Đăng Tùng và Bùi Thị Len (2015) ứng dụng các phương pháp thống kê mô tả đểnhận xét tình hình tài chính của các ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam dựa trên các biếntăng trưởng tài sản, tăng trưởng tín dụng, lợi nhuận
ròng và nợ xấu - là những nhân tố tác động mạnh đến hoạt động của các ngân hàng trong tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu sử dụng mô hình Altman Z '' để đánh giá rủi ro
phá sản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua dữ liệu báo cáo tài chính của 39 ngân hàng thương mại trong giai đoạn 2008 - 2013. Kết quả cho thấy điểm
trung bình Z '' của các ngân hàng thương mại nằm trong mức độ đảm bảo, biến động
giảm dần qua các năm và có sự khác biệt giữa các nhóm quy mô vốn khác nhau thông
qua thử nghiệm ANOVA Một chiều. Nhóm quy mô ngân hàng lớn nhất và nhỏ nhất có
Z '' nhỏ hơn hai nhóm còn lại.
Đặng Văn Dân (2015) sử dụng dữ liệu trong nghiên cứu là dữ liệu thời gian
theo nămđược thu thập từ báo cáo tài chính hàng năm của 15 NHTM lớn tại Việt Nam
trong giai đoạn 2007 - 2014, các số liệu kinh tế vĩ mô được thu thập từ Tổng cục
Thống kê Việt Nam. Do dữ liệu trong nghiên cứu vừa theo thời gian và vừa theo
không gian nên dữ liệu bảng và mô hình hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rủi ro thanh khoản chịu tác động nghịch đảo với yếu tố quy mô
tổng tài sản và chịu tác động cùng chiều với yếu tố tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản vì khi ngân hàng có quy mô càng lớn thì ngân hàng có nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị
trường và càng giảm rủi ro thanh khoản. Ngoài ra, ngân hàng có tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản cao thì khi đó ngân hàng sẽ giảm dự trữ thanh khoản dẫn đến rủi ro thanh
khoản tăng lên. Hơn nữa, khi ngân hàng mở rộng tín dụng sẽ gia tăng rủi ro tín dụng
kéo theo rủi ro thanh khoản tăng theo.Bên cạnh đó, kết quả từ mô hình nghiên cứu này Trường Đại học Kinh tế Huế
không chỉ ra sự tương quan nào giữa rủi ro thanh khoản của NHTM với mức độ lạm
phát và tăng trưởng kinh tế. Dựa vào kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến rủi
ro thanh khoản của NHTM, tác giả đưa ra gợi ý một sốchính sách nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản đối với các NHTM, góp phần đảm bảo an
toàn hệ thống ngân hàng.
Nghiên cứu “Phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các ngân hàng thương
mại Việt Nam” của Hoàng Công Gia Khánh & Trần Hùng Sơn (2015) sử dụng số liệu
của 25 NHTM Việt Nam với 214 quan sát trong giai đoạn từ 2005-2013, nhằm xem
xét mối quan hệ giữa phát triển thị trường tài chính và rủi ro của các NHTM Việt
Nam. Nghiên cứu sử dụng Z-score làm chỉ số đo lường rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản và rủi ro thị trường của các NHTM. Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp của Kohler (2015) chia chỉ số Z-score thành hai biến RAROA phản ánh khả năng sinh lời điều chỉnh theo rủi ro và RACAR phản ánh quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng
tài sản điều chỉnh theo rủi ro. Kết quả nghiên cứu cho thấy phát triển thị trường tài chính tại Việt Nam có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro của ngân hàng. Các yếu tố
nhưcấu trúc tài sản, an toàn vốn, quy mô tài sản làm giảm rủi ro ngân hàng. Khả năng sinh lời có khuynh hướng làm gia tăng rủi ro ngân hàng, cho thấy các ngân hàng có khuynh hướng tham gia vào các hoạt động rủi ro cao để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Nghiên cứu còn cho thấy tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với rủi ro. Kết quả nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động, đa dạng hóa thu nhập và làm phát tới rủi ro ngân hàng.
Nghiên cứu “Phân tích các yếu tố hưởng đến rủi ro phá sản ngân hàng Việt
Nam bằng phương pháp Z-score” của Nguyễn Minh Hà & Nguyễn Bá Hướng (2016) đã gợi ýcác chính sách phù hợp nhằm tăng cường sự ổn định và lành mạnh trong hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu gồm
23 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với 115 quan sát từ 2009-2013. Nghiên cứu tìm thấy các yếu tố có mối quan hệ nghịch chiều với rủi ro phá sản ngân hàng như: Tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dự phòng nợ xấu, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, vốn chủ sở hữu
trên tổng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, sở hữu nhà nước, số năm hoạt động của ngân
hàng và ngân hàng đã niêm yết. Các yếu tố có mối quan hệ đồng biến với rủi ro phá
sản ngân hàng gồm hiệu quả quản lý chi phí và quy mô.
Huỳnh Thị Phương Thảo (2018) thu thập số liệu trên báo cáo tài chính của 35
NHTM Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 nhằm đánh
giá hiệu quả hoạt động bằng mô hình DEAsau đó nghiên cứu tác động của rủi ro đến
hiệu quả hoạt động thông qua các chỉ tiêu: Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản, lợi
nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kỹ thuật thuần, hiệu
quả quy mô bằng mô hình hồi quy Pooled OLS, FEM, REM và khắc phục các khuyết
tật bằng mô hình GLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động, từ đó tác giả kiến nghị các giải pháp hạn chế rủi ro tín
dụng nhằmcải thiệnhiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Khi rủi ro tín dụng tăng lên, ngân hàng sẽ phải bỏ thêm chi phí để khắc phục những hậu
quả do các khoản nợ đó mang lại. Việc gia tăng hoạt động quản lý như theo dõi, thu hồi, đôn đốc thu hồi, quản trị nợ xấu chủ động, bán nợ… đã dẫn đến chi phí gia tăng nên làm hiệu quả hoạt động của ngân hàng giảm xuống.
1.2.2.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Trước đây, Diamond (1984), Ramakrishnan và Thakor (1984), Boyd và Prescott (1986), Williamson (1986), và một vài người khác cho thấy các hệ thống ngân
hàng tập trung bao gồm các ngân hàng lớn có thể tận dụng nền kinh tế theo quy mô và phạm vi và đa dạng hóa tốt hơn danh mục đầu tư của họ. Smith (1984) đã lập luận
rằng mối quan hệ giữa các ngân hàng có thể tồn tại lâu dài hơn trong môi trường ít
cạnh tranh nếu thông tin về nhu cầu thanh khoản của người gửi tiền là riêng tư. Do đó, sự tập trung cao hơn và ít cạnh tranh hơn có thể làm giảm rủi ro trách nhiệm và dẫn đến sự ổn định hơn trong hoạt động ngân hàng.
Dựa trên các nghiên cứu của Boyd & Graham (1986), Hannan & Hanweck
(1988),đã có một số nghiên cứu sử dụng chỉ số Z-score nhằm đo lường sự ổn định tài chính của các NHTM. Theo đó,sự ổn định tài chính của các NHTM có thể đo lường
bằng khả năng phá sản của các ngân hàng đó. Nghiên cứu của Boyd, De Nicolo và Jalal (2006) sử dụng Z-score, được tình bằng tỷ lệ vốn trên tổng tài sản cộng lợi nhuận
trên tổng tài sản, chia cho độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài sản. Kết quả của chỉ số
này cho biết số độ lệch chuẩn trong lợi nhuận trên tổng tài sản mà một ngân hàng cách với khả năng phá sản, từ đó đo lường khả năng vỡ nợ của ngân hàng.
Hesse và Cihak (2007) phân tích thực nghiệm vai trò của các ngân hàng hợptác trong việc ổn định tài chính. Các tính toán được dựa trên dữ liệu của từng ngân hàng
được lấy từ cơsở dữ liệu BankScope, do Bureau van Dijk cung cấp, bao gồm dữ liệu
của các ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác và ngân hàng tiết kiệm trong cơ sở
dữliệu từ 29 nền kinh tế tiên tiến và thị trường mới nổi là các thành viên của Tổ chức
Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Tổng cộng là 16.577 ngân hàng từ năm 1994
đến năm 2004, bao gồm 11.090 ngân hàng thương mại, 3.072 ngân hàng hợp tác, và 2.415 ngân hàng tiết kiệm. Nghiên cứu sử dụng Z-score để đo lường xác suất rủi ro và khả năng phá sản của ngân hàng, là xác suất mà giá trị tài sản trở nên thấp hơn giá trị
các khoản nợ. Kết quả cho thấy rằng các ngân hàng hợp tác ổn định hơn các ngân hàng thương mại, do sự biến động lợi nhuận thấp của các ngân hàng hợp tác, bùđắp lại khả
năng sinh lời thấp hơn và vốn hóa thấp hơn, và do khả năng của các ngân hàng hợp tác
trong việc sử dụng thặng dư khách hàng như là một mức đệm trong thời kỳ suy yếu.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy rằng trong các hệ thống có sự hiện hữu của các
ngân hàng hợp tác, các ngân hàng thương mại yếu kém sẽ mất ổn định nhiều hơn. Beck và cộng sự (2006) đề xuất rằng quy mô ngân hàng có mối tương quan tích cực với sự phức tạp của tổ chức; ví dụ, giám sát một ngân hàng lớn khó hơn giám sát một ngân hàng nhỏ. Theo đó, khi quy mô doanh nghiệp tăng, tính minh bạch có thể
giảm do mở rộng trên nhiều thị trường địa lý và ngành nghề kinh doanh và sử dụng
các công cụ tài chính tinh vi tạo điều kiện choviệc thành lập các tổ chức doanh nghiệp
phức tạp. Những phát triển này có thể làm giảm hiệu quả quản lý và kiểm soát nội bộ
doanh nghiệp và có thể làm tăng rủi ro hoạt động. Sự phức tạp của tổ chức ngày càng tăng có thể khiến cả kỷ luật thị trường và hànhđộng pháp lý trở nên kém hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa rủi ro quá mức (Cetorelli et al., 2007).
Tuy nhiên, theo Berger và cộng sự (2009) cho rằng rủi ro chung của các ngân
hàng có thể không tăng ngay cả khi thị trường khuyến khích danh mục tài sản nhiều rủi ro hơn vì các ngân hàng có thể bảo vệ giá trị điều lệ của họ bằng cách sử dụng các
phương pháp khác để bù đắp rủi ro lớn hơn. Những phương pháp này có thể bao gồm
tăng vốn cổ phần, giảm rủi ro lãi suất và bán các công cụ phái sinh tín dụng
Xiaoqing (Maggie) Fu, Yongjia (Rebecca) Lin và Philip Molyneux (2012) với
bài nghiên cứu về sự cạnh tranh và ổn định tài chính của ngân hàng ở Châu Á Thái
Bình Dương, sử dụng dữ liệu của 14 nền kinh tế châu Á Thái Bình Dương từ 2003 đến 2009, đã điều tra ảnh hưởng của cạnh tranh ngân hàng, sự tập trung, quy định và thể
chế quốc gia đối với sự mong manh của từng ngân hàng riêng lẻ được đo bằng xác
suất phá sản và Z-score của ngân hàng. Kết quả cho thấy rằng sự tập trung càng cao càng thúcđẩy sựbất ổntài chính và quyền lực thị trường thấp cũng gây ra rủi ro ngân hàng trong điều kiệncác yếu tố kinh tế vĩ mô, đặc điểm riêng biệtcủa từngngân hàng, các quyđịnh và thể chế đãđược kiểm soát. Ngoài ra, không có bằng chứng cho thấy
các ngân hàng lớn hơn trong khu vực này có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ
tốt hơn. Cuối cùng, nghiên cứu chỉ ra rằngsự phát triển thể chế tốt hơn và yêu cầu vốn
nghiêm ngặt sẽ cải thiện sự ổn định tài chính, trong khicác chương trình bảo hiểm tiền
gửi cao hơn lại gia tăng sự bất ổn cho ngân hàng.
Strobel và Lepetit (2015) sử dụng mô hình Z-scoređể đánh giá và xem xét mối
liên hệ giữa Z-score và xác suất phá sản của các ngân hàng, giúp cung cấp một biện
phápđo lường cải tiến hơn mà không áp đặt các giả định phân phối tiếp theo. Phương pháp đo lường truyền thống về xác suất phá sản có thể cung cấp một ràng buộc trên kém hiệu quả về khả năng phá sản, nhưng nó có thể được diễn giải một cách có ý
nghĩa nhưlà một phương pháp để xác định xác xuất mất khả năng thanh toán. Nghiên cứu của Strobel và Lepetit(2015)đãứng dụng thêm Z-score điều chỉnh bằng lnZ-score trong mối quan hệ với rủi ro phá sản ngân hàng, và cho thấy lnZ-score tỷ lệ nghịch với
xác suất phá sản.
Nghiên cứu của N.A. Karim và cộng sự (2018) cung cấp bằng chứng thực
nghiệm mới về các biện pháp ổn định ngân hàng cho 50 ngân hàng ở Malaysia, trong
khoảng thời gian từ 1999 đến 2015. Có hai phương pháp đo lường sự ổn định của ngân
hàng là sử dụng biến Z-score và CAMELS. Sau khi tính toán, các biến này được xếp
hạng, với mức trung bình cao nhất được xếp hạng là một và mức trung bình thấp nhất được xếp hạng cuối cùng, hoặc năm mươi. Đây là theo phương pháp của Roman và
Şargu (2013), Dincer và cộng sự (2011) và mở rộng nó bằng cách đưa ra mức trung
bình của tổng xếp hạng cho tất cả các biến. Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho
thấy rằng cả ngân hàng Hồi giáo và ngân hàng thông thường địa phương đều được xếp
hạng thuận lợi về điểm ổn định trung bình của ngân hàng, độ nhạy cảm với rủi ro thị
trường, chất lượng tài sản, lợi nhuận và lợi nhuận, nhưng các ngân hàng thông thường
địa phương được ghi nhận xếp hạng thuận lợi về thanh khoản. So sánh hai loại ngân
hàngđịa phương, các ngân hàng thông thường được xếp hạng tốt hơn về thanh khoản, độ nhạy cảm vớirủi ro thị trường và thu nhập và lợi nhuận.
Một bài nghiên cứu của Ozili (2018) khám phá các yếu tố quyết định sự ổn định
ngân hàng ở Châu Phi. Các tác giả trình bày bốn biện pháp ổn định ngân hàng bao gồm tỷ lệ bảo hiểm cho vay của ngân hàng, rủi ro mất khả năng thanh toán, tỷ lệ chất
lượng tài sản và mức độ phát triển tài chính, từ đó cho phép phân tích các yếu tố quyết định ổn định ngân hàng từ bốn quan điểm bổ sung: bảo vệ cho các khoản lỗ tín dụng
giảm, phát sinh từ sự suy giảm tín dụng rủi ro mất khảnăng thanh toán, nợ xấu và phát