5. Kết cấu đề tài
3.1. Đối với cơ quan quản lý nhà nước
Thứ nhất, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần có những biện
pháp buộc các NHTM phải tuân thủ các quy định cho vay và khuyến khích các NHTM
cạnh tranh lành mạnh để ổn định kinh tế vĩ mô và gia tăng sự ổn định cho toàn ngành ngân hàng. Ngoài ra, bên cạnh việc cơ cấu số lượng ngân hàng bằng cạnh tranh, sàng lọc và tự đào thải, NHNN cần tạo môi trường cạnh tranh thật sự minh bạch và bình
đẳng, thí điểm cho phép ngân hàng phá sản.
Thứ hai, bên cạnh việc xây dựng môi trường cạnh tranh bền vững, Chính phủ
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát chất lượng
tín dụng cùng với kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng của các NHTM nhằm hạn chế
rủi ro, phòng tránh hiệu ứng “domino” xảy ra. Việc giám sát cần được thực hiện một
cách thường xuyên bằng việc xây dựng các khung pháp lý cụ thể, hướng dẫn cho các
NHTM thực hiện nghiêm túc và chính xác. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cần áp dụng các biện pháp giám sát hiện đại theo chuẩn quốc tế, thực hiện lộ
trìnhđảm bảo hệ số an toàn vốntheo tiêu chuẩnBasel II cho toàn ngành.
Thứ ba, NHNN cần có cácchính sách nhằm hỗ trợ việc đẩy mạnh hợp tác trong
lĩnh vực công nghệ ngân hàng của hệ thống NHTM. Có thể thấy, việc phát triển công
nghệ ngân hàng là hết sức cần thiết trong lĩnh vực an ninh tiền tệ bên cạnh tiến trình cạnhtranh giữa các ngân hàng trong nước lẫn quốc tế. Áp dụng tối đa các thành tựu về
khoa học công nghệ để phát triển phương tiện thanh toán mới, tạo cơ sở xây dựng hệ
thốngthanh toán trên bề rộng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt.
Cuối cùng, căn cứ vào tình hình kinh tế, NHNN cần thiết ban hành những chính
sách tiền tệ hợp lý để kiểm soát mức lạm phát đúng kế hoạch đề ra, đạt được mục tiêu kích thích nền kinh tế phát triển ổn định đồng thời giữ lãi suất trần huy động và cho vay không quá caođể hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng.