5. Kết cấu đề tài
2.3.2.3. Kiểm định khuyết tật mô hình
Tác giả sử dụng kiểm định nhân tử Lagrange để kiểm tra liệu rằng có hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hìnhước lượng tác động ngẫu nhiên không với giả thuyết H0: không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi. Kết quả của kiểm định này là P-Value > Chi2(18) = 0,0000 (bảng 2.11) bé hơn mức ý nghĩa 5% nên không bác bỏ giả thuyết H0, tức là xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong
mô hìnhước lượng REM. Như vậy, phương trìnhước lượng được sẽ không chính xác
hoặc đã bỏ qua những biến độc lập quan trọng tác động tới biến phụ thuộc. Trường Đại học Kinh tế Huế
Tiếp theo, tác giả sử dụng kiểm định Wooldridge (Wooldridge test) để kiểm tra
liệu rằng có hiện tượng tự tương quan trong mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên không với giả thuyết H0: không có tự tương quan. Kiểm định này cho ra kết quả xác
suất là 0,0000 (bảng 2.11) bé hơn mức ý nghĩa nên 5% nên không bác bỏ giả thuyết
H0, tức là xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi trong mô hìnhước lượng REM. Khi đó,
các hệ số t ứng với các hệ số hồi quy có thể nhận giá trị lớn bất thường, tức làm gia
tăng ý nghĩa của các hệ số hồi quy một cách hình thức trong khi thực tết không phải như vậy. Đồng thời, các phương sai của các ước lượng sẽ có tính chệch và do đó các
phép kiểm định t và F không có ý nghĩa, các ước lượng sẽ không có tính chính xác.
Cuối cùng, kết quả của kiểm định đa cộng tuyến VIF trung bình là 2,29 (bảng 2.11) nhỏ hơn 10 nên không có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình.
Bảng 2.11: Kết quả các kiểm định khuyết tật mô hình Kiểm định Kiểm định nhân tử
Lagrange
Kiểm định Wooldridge
Kiểm định đa cộng tuyến
Kết quả P-Value > Chi2(18) = 0,0000
Prob > F = 0,0000 VIF trung bình = 2,29
(Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13)