Khắc phục các khuyết tật bằng mô hình ước lượng bình phương nhỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 64)

5. Kết cấu đề tài

2.3.2.4. Khắc phục các khuyết tật bằng mô hình ước lượng bình phương nhỏ

khái quát hóa

Phương pháp bình phương nhỏ nhất khái quát hóa (GLS)được vận dụng trong

tình huống mà ma trận phương sai - đồng phương sai của phần sai số trong phương trình hồi quy không bao gồm toàn số 0 ở các vị trí nằm ngoài đường chéo, và/hoặc

không có các phần tử trên đường chéo giống hệt nhau, tức là xuất hiện vấn đề tự hồi

quy và phương sai thay đổi. Kết quả của mô hình REM tồn tại hiện tượng tự tương quan và phương sai thayđổi do đó mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất khái quát

hóa GLS sẽ được sử dụng bởi mô hình này kiểm soát được hiện tượng tự tương quan và phương sai thay đổi. Khi những vấn đề này nảy sinh, phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường không phải là phương phápước lượng không trệch tuyến tính

tốt nhất, mà chỉ có phương pháp bình phương nhỏ nhất khái quát hoá mới có được tính

chất đó(Nguyễn Văn Ngọc, 2012).

Bảng 2.12: Kết quả mô hình hồi quy theo phương pháp GLS

Các biến độc lập Hệ số hồi quy Giá trị kiểm định P

ROE -60,04196 0,258 EA 281,869 0,001 SIZE 6,55583 0,019 DNTG 45,60245 0,016 DNTTS -1,323964 0,958 NIM -749,1858 0,002 ΔEAT 0,0281755 0,974 Hằng số -212,2782 0,024 Số quan sát 95

(Nguồn: Kết quả tính toán từ phần mềm Stata 13) Sau khi chạy mô hình hồi quy theo phương pháp GLS, mô hình đã khắc phục được hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan, kết quả hồi quy ở bảng

2.12 cho thấy có 4 biến độc lập được đề xuất có ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của các NHTM Việt Nam, bao gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, quy mô

ngân hàng, tỷ lệ dư nợ trên tiền gửikhách hàng và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên. Các biến

còn lại không có nghĩa thống kê gồm: tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư

nợ trên tổng tài sản và tăng trưởng lợi nhuận sau thuế do đó tác giả chưa tìm thấy sự tương quan giữa các biến này đối với sự ổn định tài chính của các NHTM. Như vậy, phương trình hồi quy của biến phụ thuộc Z-score được viết lại như sau:

Z-score = -212,2782 + 281,869EA + 6,55583SIZE + 45,60245DNTG - 749,1858NIM +ε

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)